Doanh số mùa covid - Chưa "đóng thuyền" đã vội ra biển lớn
Dịch Covid quay trở lại, doanh nghiệp đang quay cuồng, chật vật tìm lời giải cho bài toán giữa chi phí và doanh thu, bài toán về mặt bằng và nhân sự. Đổ thêm tiền vào Marketing, cắt giảm nhân sự, phát triển kênh bán hàng mới là cách mà nhiều doanh nghiệp tự tìm hướng đi riêng trong mùa dịch này. Và tại sao đã thay đổi, đã thích ứng nhưng doanh thu vẫn sụt giảm nghiêm trọng, mình sẽ đưa ra một số nguyên nhân dưới góc nhìn cá nhân :
1. Phụ thuộc vào 1 kênh bán hàng:
Thập kỉ Internet bùng nổ, khách hàng có thể đến từ nhiều nơi, họ cần nhiều thông tin hơn và lựa chọn hơn ngày xưa. Nếu bán hàng trên 1 kênh thì khách hàng chỉ nhìn thấy doanh nghiệp ở trên một nền tảng, đó là lý do tại sao sản phẩm phải thường xuyên xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau để tiếp cận nhiều khách hàng nhất.
Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì?
Mở rộng thị trường, khai thác đa kênh để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, khách hàng biết đến sản phẩm và dễ mua hàng vì có lòng tin với sản phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên cần phải bỏ một khoảng thời gian để xây dựng hạ tầng và nội dung phù hợp với từng nền tảng khác nhau. Vậy những kênh nào đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam?
Website: Website mang lại lượng thông tin cực kì lớn cho người dùng, đặc biệt đối với những người tìm kiếm trên GOOGLE để thoả mãn nhu cầu của mình. Việc lên top GOOGLE thì phải có nhiều bài viết chất lượng, traffic, SEO từ khoá và đặc biệt là Guest Post (backlink chất lượng)
Youtube: Người dùng thích xem video hơn là bài viết. Do đó, Youtube lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu cá nhận, kiếm tiền online,… Cũng giống như Website, Youtube cần có chiến lược SEO video, traffic,.. để luôn giữ chân người dùng.
Facebook: Facebook có sẵn một lượng lớn khách hàng và nhân khẩu học, hành vi, sở thích, cảm xúc hàng ngày của họ đều được lưu lại. Nếu 2 kênh website và youtube khách hàng phải đi tìm sản phẩm, thì đối với facebook bạn “gõ cửa nhà” từng khách hàng tiềm năng để chào mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng mới, remarketing lại tệp khách hàng cũ là hướng đi của mọi doanh nghiệp ở kênh facebook. Để làm tốt điều này đòi hỏi phải có hạ tầng hình ảnh, nội dung thật tốt, chiến lược rõ ràng trên từng giai đoạn, tệp khách hàng tương ứng mới có thể tối ưu và đem lại hiệu quả cao nhất
Sàn thương mai điện tử: Ít bị ảnh hưởng bởi dịch covid, một điều không thể phủ nhận là độ hot của sàn TMĐT trong thời gian gần đây, độ nhận diện, người dùng chất lượng và đặc biệt sàn TMĐT luôn có người dùng chất lượng và khi shop lên shop yêu thích, shop mall trên sàn TMĐT sẽ luôn có được những khách hàng tốt.
Instagram: Khách hàng trên Instagram có tính cách rất thích thời trang, làm đẹp, du lịch, ẩm thực và phong cách sống cá nhân. Đặc biệt nếu shop có thương hiệu tốt trên Instagram sẽ có rất nhiều khách hàng mua hàng, khách cũ quay lại và hơn hết Instagram sẽ luôn ưu tiên hình ảnh của Shop trên Newfeed.
Tiktok: Làn sóng tiktok phát triển mạnh từ đợt dịch năm 2020 nhưng Tiktok đã khẳng định vị thế của mình khi thu hút đông đảo thành phần giới trẻ. Điểm mạnh Tiktok là làm truyền thông, phát triển thương hiệu thông qua tạo trend, review sản phẩm,... những sản phẩm có thể quảng cáo trên tiktok thường sẽ là game, thời trang, mỹ phẩm, đồ da dụng,...
2. Kênh bán hàng đã bão hoà hoặc thiếu bền vững.
Tình trạng kênh bán hàng tác động trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp. Khi xảy ra tình trạng “bão hoà” kênh bán hàng hoặc kênh bán hàng “thiếu bền vững” thì cho dù doanh nghiệp có đổ bao nhiêu tiền vào quảng cáo thì tình hình cũng không khả quan là bao.
Dấu hiệu nào cho thấy kênh bán hàng bị “bão hoà”?
2.1. Tốc độ tăng trưởng chậm lại, không chỉ riêng mình doanh nghiệp mà doanh nghiệp đối thủ cũng vậy.
2.2. Doanh nghiệp “đổ nhiều tiền” hơn vào quảng cáo nhưng doanh thu có xu hướng chững lại hoặc giảm.
2.3. Hoạt động phân phối, marketing tại điểm được tập trung nguồn lực nhưng lượng hàng bán ra vẫn không tăng thêm.
“Thị trường là vô tận” là suy nghĩ chủ quan của rất nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay. Họ cho rằng cứ quảng cáo là bán được hàng, chỉ “đốt tiền” cho quảng cáo thay vì sử dụng những chiến lược phù hợp cho giai đoạn bão hoà này.
Vậy thế nào là kênh bán hàng thiếu bền vững?
Đại dịch covid giáng một đòn chí mạng vào kênh bán offline truyền thống, bộc lộ rõ điểm yếu của kênh bán hàng này, được thể hiện qua các yếu tố:
- Chi tiêu cho các sản phẩm thiết yếu giảm
- Lượt khách hàng tới cửa hàng giảm sút
- Các cửa hàng không thiết yếu buộc phải đóng cửa trong thời gian phong toả
- Gián đoạn trong chuỗi cung ứng
Việc doanh nghiệp chuyển mình từ mô hình offline dần sang online là điều tất yếu. Tuy nhiên trong sự phát triển mạnh mẽ 4.0, doanh nghiệp liệu có đang “bơi” trong hàng trăm nền tảng, kênh bán hàng khác nhau?
Thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng sản phẩm của họ số 1 trên thị trường, khách hàng phản hồi rất tốt, không cần làm gì vẫn bán được hàng. Cho đến một ngày một đối thủ cạnh tranh xuất hiện với sản phẩm tương tự, mẫu mã bắt mắt hơn, giá thành rẻ hơn, chính sách mua hàng tốt hơn, họ vẫn giữ quan điểm khách hàng sẽ trung thành với sản phẩm của mình. Và thêm một, hai và nhiều đối thủ cạnh tranh nữa xuất hiện, họ chợt bừng tỉnh bởi sự tuột dốc của “những con số" nhưng họ đã đánh mất hoàn toàn chỗ đứng của mình trên thị trường.
Cạnh tranh là yếu tố giúp thúc đẩy sản xuất phát triển và dịch vụ tốt hơn. Muốn thành công doanh nghiệp phải vượt qua đối thủ và giành lợi thế trên thị trường.
Vậy tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
3.1. Giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn
-
Xác định hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu
-
Xác định đối thủ trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.
-
Đón đầu, nắm bắt và tạo ra xu hướng trên thị trường
3.2. Biết được mục tiêu, chiến lược và cách làm của đối thủ
-
Rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, học hỏi các phương pháp hay và tránh những rủi ro có thể xảy ra.
-
Xây dựng chiến lược phù hợp với từng đối thủ.
3.3. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
-
Xác định được cơ hội, thách thức:
-
Giành lợi thế cạnh tranh:
-
Xây dựng chiến lược phù hợp: Biết đối thủ mạnh ở đâu và đánh giá để tìm cách vượt qua nó hay xây dựng hướng đi khác
3.4. Biết được các mối đe dọa của đối thủ đến doanh nghiệp mình
Củng cố chiến lược kinh doanh, tìm cách đề phòng trước những rủi ro có thể gặp phải
3.5. Tìm kiếm các “khoảng trống” trên thị trường
Biết được đối thủ đang yếu ở mảng nào hay bỏ qua phân khúc nào trên thị trường, tận dụng cơ hội đó để tạo ra những sản phẩm, thương hiệu mới đánh vào phân khúc đó để tránh cạnh tranh trực tiếp.
3.6. Hỗ trợ đưa ra các chiến lược để vượt qua đối thủ
-
Đưa ra chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn, tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Thiết kế, điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường, tiếp cận hiệu quả với nhóm khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, việc thu thập những thông tin chính xác về đối thủ để tiến hành đánh giá là một thách thức rất lớn do tính bảo mật của mỗi doanh nghiệp. Do đó để phân tích, đánh giá chính xác về về đối thủ và đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp sẽ là bài toán khó đối với một đội ngũ Marketing chưa có đủ kinh nghiệm thực chiến trên thị trường.
4. Yếu tố mùa vụ và thời điểm:
Nhắc tới “mùa vụ" người ta thường nghĩ tới nông nghiệp. Kinh doanh cũng vậy, yếu tố mùa vụ và thời điểm được khai thác một cách triệt để, tác động lên toàn bộ chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp.
Nắm bắt yếu tố mùa vụ trong ngành nghề có thể dự đoán hành vi người tiêu dùng để điều chỉnh sản xuất, kho hàng, nhân sự và các các quyết định khác liên quan tới thời vụ của các hoạt động liên quan, nhờ đó giảm chi phí và tăng doanh thu.
Một số ví dụ về tính thời vụ:
-
Một công ty bán các sản phẩm chống nắng sẽ có doanh số tăng vọt vào mùa hè, khi nhu cầu về sản phẩm của họ tăng lên. Ngược lại, doanh số công ty có thể sẽ sụt giảm đáng kể trong mùa đông.
-
Doanh số bán lẻ cũng tăng vọt vào những thời điểm nhất định trong năm. Các dịp lễ, Tết nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao đột biến.
-
Kinh doanh sách vở, đồ dùng học tập phát triển mạnh vào 2 thời điểm là bắt đầu năm học và đầu học kì II.
-
Ngành thời trang cũng vậy, không thể bán một chiếc áo lông vào mùa hè hay đồ đi biển vào mùa đông, mùa dịch giãn cách, hạn chế đi lại thì không thể chỉ bán sản phẩm đi tiệc hay đi du lịch được.
-
Tại sao ngành Spa, làm đẹp thường khai trương vào tháng 6, tháng 7? Lí do là để hoàn thiện dịch vụ và tập trung khai thác mạnh vào 4 tháng cuối năm, những tháng có nhu cầu làm đẹp và đón Tết.
Tính thời vụ cần phải được xem xét và đánh giá chính xác khi theo dõi báo cáo doanh thu theo từng ngày, tuần, tháng, quý, năm. Qua đó, nắm bắt xu hướng, hành vi của người tiêu dùng vào những thời điểm cụ thể, từ đó mới hiểu được sự chuyển động của thị trường.
5. Sản phẩm dịch vụ đã cũ:
Sự xuất hiện của các “sản phẩm thay thế” mới ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, dễ biến thành “cũ" thị trường.
5.1. Cạnh tranh về giá cả:
Một trong những cạnh tranh nhất ở “sản phẩm, dịch vụ thay thế” là “cạnh tranh về giá cả”. Nếu như không cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc cạnh tranh về giá cả thì khách hàng rất dễ quay lưng với doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thay thế, nơi mà khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn.
5.2. Làm thị trường bão hòa
Sản phẩm, dịch vụ thay thế xuất hiện, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp, số lượng tăng nhưng cùng đáp ứng một nhu cầu của khách hàng sẽ khiến thị trường nhanh chóng bão hòa. Sản phẩm, dịch không có sự khác biệt, không mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì snar phẩm dịch vụ đó của doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải ra khỏi thị trường
Cùng làm thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng nhưng hình ảnh, tính năng, tiện ích, màu sắc,… của sản phẩm, dịch vụ thay thế lại hoàn toàn khác biệt với sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp.Sự ra đời của sản phẩm, dịch vụ thay thế khiến khách hàng phải đặt ra câu hỏi: “Ai mới là sản phẩm, dịch vụ mang lại cho mình nhiều lợi ích hơn” chính điều này đã gây nhiễu toàn bộ thông tin mà trước đây doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng.
5.4. Cạnh tranh về thiết kế
Sản phẩm thay thế gần như sẽ có công dụng tương đương với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp. Lúc này, thiết kế sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng, thu hút khách hàng.
6. Tệp khách hàng cũ:
Có 2 trường hợp đang xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay đó là chỉ tập trung vào khách hàng mới, bỏ qua khách hàng cũ hoặc chỉ tập trung khai thác khách hàng cũ, không đầu tư tìm kiếm khách hàng mới. Vậy 2 trường hợp trên khác nhau như thế nào, tại sao lại ảnh hưởng tới doanh số của doanh nghiệp?
6.1. Tập trung vào khách hàng mới, bỏ qua khách hàng cũ:
Không phải ngẫu nhiên khi cho rằng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực chất là cuộc chiến của việc khai thác dữ liệu khách hàng. Trong thời buổi dữ liệu khách hàng là mỏ vàng quý như hiện nay, thì bất cứ doanh nghiệp nào có nguồn data dồi dào, chất lượng, người đó đã đi trước một bước.
Hiểu rõ vấn đề này, các doanh nghiệp không ngần ngại nhảy vào cuộc chiến tìm kiếm data. Trong đó, dễ thấy nhất là việc đốt tiền cho các kênh quảng cáo, PR nhằm thu được tệp khách hàng tiềm năng nhanh chóng, dễ dàng.
Nếu không tiếp cận lại nhóm khách hàng trong tệp data cũ, các doanh nghiệp có thể để lỡ mất một lượng đơn hàng đáng kể và khó xây dựng tệp khách hàng trung thành thực sự cho doanh nghiệp mình.
Trong khi đó, một doanh nghiệp muốn thu hút một khách hàng mới sẽ có thể phải trả mức chi phí tốn kém gấp 5 lần so với việc chăm sóc khách hàng cũ.
6.2. Tập trung khai thác khách hàng cũ, không đầu tư tìm kiếm khách hàng mới.
Độ tuổi khách hàng tăng lên, dẫn đến hành vi, sở thích của khách hàng dần thay đổi, khách hàng có thể không mặn mà với sản phẩm, dịch vụ đó của doanh nghiệp nữa. Việc quá phụ thuộc vào tệp khách hàng cũ khiến cho doanh nghiệp bị bó buộc ở một đối tượng nhất định, không thể phát triển lâu dài. Thông thường data khách hàng chính xác và hiệu quả nên chọn dưới 2 năm trở lại.
Thực tế, có rất nhiều những rào cản khi khai thác data cũ như: tốn thời gian sàng lọc, phân loại data, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng chuyên sâu, gây mất thời gian, re-marketing quá nhiều khiến khách hàng mệt mỏi, có cách nhìn không tốt về doanh nghiệp,...
Đã đến lúc doanh nghiệp cần nghiêm túc nghĩ về việc tối ưu doanh thu và chi phí trong khai thác data khách hàng. Chăm sóc, khai thác khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới chính là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp hiện nay.
7. Content kích cầu bán hàng nhàm chán:
Mục đích của content marketing là để thúc đẩy hành động của khách hàng đi tới quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ đó tạo ra lợi nhuận. Những lỗi Content Marketing đang gặp phảỉ:
-
Nội dung nhàm chán, không thu hút : việc thiếu ý tưởng và gồng mình lên viết cho kịp deadline, làm cho content mất đi sự kết nối và thu hút người đọc.
-
Thiếu sáng tạo: Xây dựng content chỉ tập trung vào chữ, không dụng thêm hình ảnh, video để truyền tải nội dung
-
Lan man, không đi vào trọng tâm: Không phải lúc nào viết dài dòng cũng hay và cũng không phải viết hay là sẽ viết dài dòng.
-
không có chiều sâu: Hời hợt với nội dung, thông điệp muốn truyền tải.
-
sắp xếp các đoạn văn lộn xộn : câu văn lủng củng, gián đoạn mạch đọc của khách hàng
-
Từ ngữ viết không phù hợp, câu từ quá dài: dùng quá nhiều từ vô nghĩa, diễn đạt dài dòng
Content marketing tạo ra và kết nối những nội dung có ý nghĩa nhất định đến đối tượng khách hàng cụ thể. Vậy content Marketing có vai trò gì:
-
Gia tăng lượng truy cập “traffic” cho website
-
Công cụ giúp xây dựng thương hiệu
-
Công cụ giúp tăng doanh số (tăng tỉ lệ chuyển đổi - Conversion Rate)
-
Tăng sự kết nối với khách hàng
-
Tăng authority cho doanh nghiệp (chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực)
-
Tiết kiệm chi phí hơn cách marketing truyền thống
Đỉnh cao của viết Content chính là chạm đến trái tim của người đọc, giúp khách hiểu vấn đề nhanh và đơn giản sẽ thu hút họ hơn. Cần phải chỉnh chu, sáng tạo trong từng content, bài viết bởi chất lượng của content là đem đến giá trị đích thực cho người dùng.
8. Dịch vụ chưa tốt, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng tệ :
Hiện nay, bán hàng không chỉ đơn thuần là một giao dịch, mà thực ra là một hành trình chạm đến cảm xúc của khách hàng.Trải nghiệm của khách hàng không chỉ từ cách ứng xử của nhân viên bán hàng, từ chốt đơn đến giao hàng,.., vậy làm thế nào tạo ra điểm chạm để chạm tới cảm xúc của khách hàng?
Chủ động thiết lập một quy trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng, tối ưu theo từng giai đoạn, đặt mình vào vị trí của khách hàng và cảm nhận. Đây cũng chính là khung chiến lược của doanh nghiệp để tạo ra sự khác biệt giữa mình và các đối thủ.
Ba tiêu chí trải nghiệm khách hàng để đánh giá một doanh nghiệp:
Thành công: có giúp khách hàng đạt mục đích của họ hay không
Thuận tiện: giúp khách đạt mục đích nhưng bằng cách thuận tiện nhất
Cảm xúc: doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến khách hàng như thế nào
Tiêu chí cảm xúc rất là quan trọng nhưng để đo lường thì rất là khó. Ít công ty nào đầu tư vào tiêu chi này nhưng trong nhiều trường hợp tiêu chí Cảm xúc có thể cứu 2 tiêu chí trên và để lại dấu ấn sâu nhất cho khách hàng.
Doanh nghiệp có thể đem đến trải nghiệm tồi tệ cho khách hàng nếu các bộ phận khác nhau không nhất quán trong cách chăm sóc khách hàng.Từ bảo vệ, lễ tân cho đến bộ phận nhân sự… đều phải hiểu được mình cần làm gì để chăm sóc tốt nhất, để thực hiện cam kết của công ty mình với khách hàng.
Trong thời đại số hiện nay, khách hàng dần không còn thói quen đến cửa hàng, trung tâm thương mại để mua sắm, thì dù dịch vụ đón tiếp, chăm sóc khách hàng trực tiếp có tốt đến đâu cũng trở nên vô ích.
Do đó, trong kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ qua trải nghiệm khách hàng thì cho dù đầu tư có đầu tư bao nhiêu đi nữa thì tiền rót vào cũng sẽ như “đổ muối vào biển" mà thôi không thể mang lại giá trị lâu dài.
HƯỚNG ĐI NÀO CHO DOANH NGHIỆP THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG:
Xây dựng chiến lược, kế hoạch rõ ràng, chỉnh chu trong từng khâu vận hành đến sản xuất là điều mà các doanh nghiệp nên tập trung từ bây giờ. Hỏng chỗ nào thì sửa ở chỗ ấy, sai ở đâu thì làm lại ở đó, hoàn thiện và tối ưu hàng ngày.
Xây dựng hạ tầng đa kênh, từ hình ảnh cho đến nội dung, từ thông điệp đến sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Xác định đối tượng khách hàng, làm thế nào để thu hút khách hàng, làm gì để mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất, chạm đến trái tim khách hàng là bài toán mà chính doanh nghiệp phải đi tìm lời giải. Điều này,đòi hỏi một chiến lược tỉ mỉ và một phòng marketing đủ năng lực, đủ trình độ để có thể đi “đường dài” cùng doanh nghiệp.
BMCA tự hào là đơn vị Marketing thuê ngoài với hơn 5 năm phát triển, có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để cùng hợp tác xây dựng chiến lược và thực hiện các chiến dịch truyền thông thích hợp.
BMCA đồng hành cùng doanh nghiệp “bơi ra biển lớn", là đối tác và nhà cung ứng giải pháp truyền thông tiếp thị, thành công rất nhiều dự án truyền thông lớn với mức ngân sách lên đến hàng tỷ đồng. Vậy lí do gì để doanh nghiệp lựa chọn và tin tưởng BMCA:
-
Triển khai thành công rất nhiều dự án truyền thông lớn cho các khách hàng lớn như VTV, VTC, Edumall, Vật Giá, Vinhomes, Xuân Hoà, FLC quy nhơn,...
-
Là một trong ít đơn vị marketing trên thị trường tự tin có thể cam kết doanh thu cho khách hàng.
-
Đội ngũ Marketing luôn nhìn nhận 1 cách thực tế, hoạt động với mục đích thúc đẩy tiêu thụ, tăng trưởng thương mại cho thương hiệu, nhãn hàng.
-
Kết hơp nghệ tuật sáng tạo và khoa học dữ liệu để cho ra những ý tưởng và nội dung có thể đối thoại với người tiêu dùng.Đặc biệt là đơn vị hợp tác về nội dung và kịch bản tổng thể cho Đài VTC, VTV Cab, Kênh 14,...
-
Nắm bắt xu hướng, đo lường thị trường trước khi bắt đầu dự án, lên chiến lược, kế hoạch rõ ràng theo từng giai đoạn, minh bạch về ngân sách.
-
Hoàn thiện quy trình từ khâu sản xuất, vận hành đến phân phối sản phẩm và bán hàng, tối ưu trải nghiệm người dùng, tối ưu chi phí marketing để mang lại hiểu quả nhất cho chiến dịch.
Là một đơn vị Marketing có chỗ đứng trong cộng đồng Digital Marketing, với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong từng ấy năm họat động, chúng tôi tự tin rằng mình đủ năng lực, trình độ đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển. Khắc phục khó khăn, cải thiện thiếu sót và nắm bắt thị trường với mục tiêu bùng nổ doanh số, BMCA hi vọng sẽ là đối tác lâu dài, hiệu quả trên con đường lớn mạnh cùng doanh nghiệp.