E-Banking: Xu thế bùng nổ của ngân hàng thời đại mới
Công nghệ số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính. Do đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam là xu hướng tất yếu.
E Banking là viết tắt của Electronic – banking là tên viết tắt của dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng trực tuyến hỗ trợ trên nền tảng điện thoại, máy tính có kết nối Internet hoặc mạng viễn thông. Các dịch vụ này bao gồm gửi tiền, chuyển khoản, rút tiền, đăng ký các dịch vụ tài chính khác nhau, xử lý tài khoản, quản lý khoản vay và thanh toán hóa đơn. Khách hàng có toàn quyền tự do thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng 24/7 mà không cần đến ngân hàng theo đúng nghĩa đen. Có thể truy cập các cơ sở ngân hàng kỹ thuật số với kết nối internet ổn định và bất kỳ thiết bị điện tử nào như điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc tab.
Phát triển ngân hàng số là một trong những xu thế nổi bật hiện nay giúp các ngân hàng đi tắt đón đầu và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng sâu rộng, cũng như tạo nên sự phát triển đột phá trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng giao dịch phi tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức thấp nhất trong khu vực là 4,9%, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7%, Malaysia lên đến 89%... Con số đó cho thấy tiềm năng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam là khá lớn.
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thói quen sử dụng ngân hàng, tiền mặt, từ hình thức truyền thống sang hình thức Online khiến cho việc sử dụng dịch vụ E-banking và ví điện tử ngày càng trở nên phổ biến và là sản phẩm cốt lõi quan trọng với các ngân hàng hơn bao giờ hết.
Lợi ích đầu tiên mà E-banking mang lại cho người dùng chính là khả năng chuyển tiền đến tài khoản khác hoặc ngân hàng khác chỉ trong vài giây thay vì phải đến ngân hàng truyền thống. Tính năng này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và đem lại cho khách hàng sự thuận tiện và linh hoạt trong giao dịch tài chính.
Theo đó, với ngân hàng điện tử, khách hàng không cần phải đến ngân hàng để kiểm tra thông tin số dư tài khoản của mình nữa. Ngay trên ứng dụng (app) của ngân hàng đã có sẵn các chức năng cho phép người dùng truy vấn tài khoản. Khách hàng có thể nắm được các thông tin về lịch sử giao dịch và số dư tài khoản chỉ qua việc chạm ngón tay lên màn hình.
Tiện ích mà ngân hàng số mang lại thay đổi mọi sinh hoạt sống của con người theo hướng tích cực và tiện nghi nhất. Người tiêu dùng giờ đây có thể đi chợ tại nhà, ăn uống hay mua sắm bất cứ thứ gì chỉ cần quẹt trên chiếc điện thoại thông minh là hàng hóa được giao đến tận nhà. Tất cả các hóa đơn điện nước, gas, thậm chí xăng xe cũng giải quyết trên chiếc smartphone. Xu hướng thanh toán này tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí phát sinh cho khách hàng đồng thời hạn chế rủi ro lây nhiễm Covid-19 qua tiếp xúc trực tiếp hoặc vật trung gian như tiền giấy.
Sự thay đổi trong hành vi và thói quen của người tiêu dùng
Sự phổ biến của điện thoại thông minh và độ phủ sóng của mạng internet mở đường cho các ứng dụng thanh toán điện tử. Hành vi và thói quen của khách hàng ngành ngân hàng đang dần thay đổi. Thống kê cho thấy 30% khách hàng mở tài khoản ngân hàng online thay vì đến các chi nhánh hay phòng giao dịch và 20% khách hàng giao tiếp với ngân hàng thông qua tin nhắn như Facebook và WhatsApp.
Theo báo cáo thống kê của Chính phủ, hiện đang có 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020; tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày.
Sự thay đổi trong hành vi và thói quen của người tiêu dùng cùng sự ưu tiên lựa chọn các ngân hàng cung cấp dịch vụ E-banking thúc đẩy hầu hết các ngân hàng nhanh chóng chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể thấy rằng E-banking là một sản phẩm, dịch vụ trọng yếu của ngân hàng thời đại mới. Các ngân hàng không theo kịp chuyển đổi số sẽ khó có thể phát triển lâu dài trước những ngân hàng đối thủ khác.
Để quá trình chuyển đổi số thực sự đạt hiệu quả, các ngân hàng cần nghiên cứu tìm ra tâm lý – hành vi – thói quen, sự hài lòng / chưa hài lòng và nhu cầu của khách hàng về dịch vụ E-banking để tìm ra lợi thế cạnh tranh, con đường phát triển nền tảng E-banking và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Ngân hàng, doanh nghiệp muốn có thêm những báo cáo nghiên cứu cụ thể, đăng ký tại: https://mibrand.vn/contact
Công ty Cổ Phần Mibrand Việt Nam
-
Người liên hệ: Lại Tiến Mạnh
-
Điện thoại: 0902 598 228
-
Email: [email protected]