3 bài học PR từ team truyền thông cho Donald Trump
Dù yêu hay ghét Trump thì các chuyên gia PR đều có những bài học thú vị học được từ ông và team làm truyền thông cho ông.
Dẫu chỉ đầu tư một ngân sách nhỏ so với các đối thủ, nhóm thực hiện chiến dịch PR cho Trump đã thu hút được một số lượng cực kỳ lớn từ giới truyền thông. ROI của chiến dịch này có thể là điều mà hầu hết các team PR đều phải mơ ước.
Vậy bí quyết thành công ở đây là gì và các chuyên gia PR có thể học được gì từ cách tiếp cận truyền thông không chính thống của Trump?
Cá nhân hoá
Trong khi các ứng cử viên khác tổ rất nhiều tiền vào truyền hình - riêng các chương trình của bà Clinton đã tiêu tốn tới hơn 47 triệu đô cho quảng cáo - thì Trump lại lựa chọn phương tiện truyền thông xã hội và biến nó thành một "chiến trường" yêu thích của mình. Ông vốn là một tweeter rất năng nổ và trong cuộc chạy đua vào nhà trắng này, ông đã thực sự chinh phục cộng đồng mạng bằng cách chơi đầy cá tính này.
Không chỉ Twitter, ông còn cập nhật liên tục trên Instagram, làm live stream hàng tuần trên Periscope, để chế độ công khai, sử dụng tag #asktrump để thực hiện Q&A và tweet có định hướng trong các khung thời gian nhắm tới đối tượng gia đình chính là những điều mà các chính trị gia khác còn chưa làm được. Các chuyên gia PR có thể học được rất nhiều từ đây.
Cho dù là bối cảnh B2C hay B2B, con người vẫn luôn muốn theo dõi người khác, không phải là thương hiệu. Trump đã đánh trúng tâm lý này. Còn với bạn và thương hiệu của bạn, hãy tạo cho CEO một tiếng nói, một tiếng nói thẳng thắn và trực tiếp trên các phương tiện truyền thông.
Chấp nhận rủi ro
Trump vốn nổi tiếng là liều và không ngại chấp nhận rủi ro. Điều này thấy rất rõ trong các chiến dịch của ông. Một số phát biểu gây tranh cãi của ông đã tạo ra những cuộc thảo luận vào "bão" tranh luận tưởng như kéo dài vô tận trên các nền tảng xã hội.
Trump đã nói rất nhiều điều thái quá trong suốt chiến dịch, từ những lời nhận xét có tính kích động về những người nhập cư Mê-hi-cô cho tới việc buộc tội John McCain là không phải là một “người hùng chiến tranh”, nhưng mọi sai lầm mới trên truyền thông dường như càng làm tăng lượng phiếu bầu cho ông. Lý do là: Những người ủng hộ trung thành nhất của Trump tôn trọng ông vì đã nói ra sự thật, ngay cả khi ông không nói theo cách lịch sự và nhã nhặn.
Hầu hết các ứng viên chính trị quá lịch sự và chú trọng đám đông đến nỗi không thể bộc lộ những cảm xúc và xúc cảm nhận thực sự của họ. Trump đứng trước mặt bạn hàng ngày với sự miêu tả không tô vẽ về cuộc sống như cách nhìn nhận của ông. Ông không ngại những người khác nghĩ gì về mình.
Trong thời đại này, cách làm này của Trump cho thấy việc chấp nhận rủi ro là xứng đáng.
Tất cả những thứ công khai đều có thể trở thành tích cực
Phong cách của Trump đã giúp ông "hạ" được nhiều đối thủ - những nhóm anti ông đã đổ tới hơn 67 triệu đô để quảng cáo nhắm vào việc hạ bệ ông - nhưng Trump đã biến chúng thành lợi thế. Đây thực sự là một "master class" về truyền thông trong khủng hoảng.
Khi càng nhiều đối thủ cố gắng hạ thấp Trump thì ông càng ra sức tạo khoảng cách giữa ông với các chính trị gia khác, biến sự khác biệt thành selling point quan trọng và tạo ra các lợi thế. Mặc kệ những điều người khác nói về Donald Trump, ông chưa bao giờ nhàm chán. Không những quan điểm chính trị lạ thường, phát ngôn của ông cũng “để đời” không kém. Tương phản rõ rệt nhất, chính là 2 đối thủ của ông – Clinton và Cruz, cả hai đều có điểm chung giống nhau đó là… nhàm chán. Hầu hết, bạn có thể đoán được 2 người này sẽ nói gì tiếp theo trong những cuộc thảo luận, với Donald Trump thì đó là điều không thể..
Một doanh nghiệp không thể tránh được những lời chỉ trích từ bên ngoài. Thay vì ngần ngại, nên nghĩ cách làm thế nào để biến nó thành lợi thế.
Trong một cuộc khủng hoảng truyền thông thực sự, danh tiếng đôi khi có thể bị ảnh hưởng nhiều không phải vì chính nó mà vì các chuyên gia PR đã quá lúng túng khi đối mặt với khủng hoảng.
Trump có thể không gây hứng thú, nhưng đội truyền thông của ông thì thực sự đáng để theo dõi và học hỏi!