Social Commerce là gì? Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?
Social Commerce – bán hàng qua mạng xã hội đã trở thành từ khoá được nhắc đến trong 2 năm gần đây và xu hướng này được dự báo sẽ còn lớn mạnh hơn gấp nhiều lần trong những năm tiếp theo.
Vậy Social Commerce là gì và làm thế nào để có thể tận dụng tối đa xu hướng này để phát triển thương hiệu và doanh nghiệp của bạn.
Social Commerce là gì?
Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Zalo, Instagram... làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử).
Điều này khác với hình thức marketing trên MXH khi bạn trả tiền để quảng cáo và cố gắng kéo khách hàng đến website, cửa hàng hay các kênh bán hàng khác. Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên MXH mà họ vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng...), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.
Sự kết hợp mới mẻ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xoá nhoà ranh giới giữa hai hình thức thương mại này.
Đối với cửa hàng truyền thống, nhà bán lẻ dễ dàng thuyết phục khách mua hàng khi họ được trực tiếp cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm và nhận tư vấn của nhân viên ngay tại cửa hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể thương lượng giá cả. Nhược điểm là nhà bán hàng chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, khó chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Thời gian cao điểm khi cửa hàng đông khách, nhân viên tại cửa hàng không thể chăm sóc và tư vấn cho các khách hàng kỹ lưỡng.
Website và Social Commerce bổ trợ nhau để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu.
Thương mại điện tử lại có những ưu điểm lớn như khả năng tiếp cận tập khách hàng không giới hạn, sản phẩm đăng bán phong phú, bán hàng 24/7, đa dạng các hình thức khuyến mãi... Tuy nhiên, khách hàng vẫn thường e dè khi mua hàng vì không được trải nghiệm sản phẩm thực tế, dẫn đến những lo lắng về chất lượng sản phẩm. Lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ quá lớn khiến doanh nghiệp khó có thể cá nhân hoá thông điệp và hoạt động tiếp thị nhằm thuyết phục khách hàng hiệu quả. Vì vậy, lượng khách hàng tiềm năng tuy nhiều nhưng lại không khai thác được hết và để mất họ cho các đối thủ.
Khi ứng dụng Social Commerce, nhà bán lẻ kết hợp được lợi thế của 2 hình thức kinh doanh cũ, đồng thời loại bỏ những nhược điểm của chúng. Social Commerce giúp cá nhân hóa khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đo lường bằng mức độ tương tác và tăng doanh thu hiệu quả. Cụ thể:
Hiệu quả của hình thức Social Commerce được cho là sẽ vượt trên thương mại điện tử. Điều này có thể thấy qua một phép tính cơ bản như sau:
Bán hàng trên website:
Bạn có một website bán hàng với 10.000 khách truy cập.
- Trong đó, 25% để lại địa chỉ email (2.500 người).
- Khi bạn gửi email cho họ, 25% mở nó ra (625 người).
- Sau đó, 5% những người mở email nhấp vào liên kết trong email (32 người).
- Và 3% cuối cùng đã mua sản phẩm (1 người).
Tổng cộng bạn có 1 lượt mua sau khi bắt đầu với 10.000 khách hàng tiềm năng.
Bán hàng trên Social Commerce với sự hỗ trợ của công cụ chatbot:
Bắt đầu với 10.000 khách nhắn tin trên Messenger.
- Trong đó, chatbot có thể nhắn tin 99% trong số họ (9.900 người)
- Tin nhắn Messenger có tỷ lệ mở khá cao, khoảng 75% (7.425 người)
- Từ nhóm đã đọc tin nhắn, khả năng có 48% tương tác lại để hỏi về sản phẩm, trả giá... (3.564 người)
- Và sau đó 1% mua sản phẩm của bạn (35 người).
Bạn có tổng cộng 35 lần mua, nhiều hơn so với 1 lần mua trong ví dụ về website.
Tất nhiên đây là một ví dụ không hoàn toàn chính xác và không áp dụng cho nhiều mặt hàng. Khó có thể phủ nhận vai trò quan trọng của website đối với nhà kinh doanh và bạn hoàn toàn có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi khi khách truy cập website bằng các hình thức tư vấn qua livechat, gọi điện thoại thay vì chỉ sử dụng Email Marketing như ví dụ.
Sẽ tuyệt vời hơn nếu nhà bán hàng ứng dụng nền tảng công nghệ để triển khai bán hàng trên cả website và MXH. Khi đó, bạn có thể quản lý mọi thông tin từ đơn hàng, sản phẩm, khách hàng, vận chuyển, doanh thu... từ 2 kênh trên 1 hệ thống duy nhất. Website và Social Commerce bổ trợ nhau để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, tiết kiệm nhân lực và tối ưu doanh thu. Ví dụ, khách hàng sau khi chat và mua hàng trên MXH, nếu cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp có thể lên website để xem thêm sản phẩm (vì trên website sản phẩm đầy đủ và được sắp xếp khoa học hơn MXH) và tiếp tục đặt mua những đơn hàng mới.
Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?
Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất
Các sản phẩm có mức giá thấp có thể bán tốt nhất với Social Commerce. Giá thấp khiến người dùng háo hức mua hàng, ít cân nhắc những ưu và nhược điểm khi mua. Còn nếu bạn bắt đầu với những sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ tạo được uy tín để tiếp tục tăng trưởng sau này.
Theo báo cáo của eMarketer, các ngành hàng có thể áp dụng tốt Social Commerce là: thời trang, hàng cao cấp, mỹ phẩm và trang trí nhà cửa.
Ứng dụng các công cụ phù hợp
Có rất nhiều lựa chọn để hỗ trợ tốt nhất về Social Commerce. Bài viết này sẽ gợi ý 2 cái tên mà bạn đọc có thể tham khảo: HaraSocial và HaraFunnel.
Các ngành hàng có thể áp dụng tốt Social Commerce là: thời trang, hàng cao cấp, mỹ phẩm và trang trí nhà cửa.
Đầu tiên là nền tảng HaraSocial. HaraSocial là giải pháp hỗ trợ bán hàng trên Facebook, giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và marketing trên Facebook. Đây là công cụ hỗ trợ nhà bán hàng quản lý toàn bộ mọi tương tác của khách, tạo đơn ngay khi tư vấn và kết nối sẵn với hơn 8 nhà vận chuyển phổ biến. Nền tảng tích hợp hệ thống quản lý đơn hàng và kho hàng giúp dễ dàng xử lý đơn hàng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, với tính năng Messenger Shopping, người dùng có thể đồng bộ sản phẩm lên Messenger để khách hàng chọn sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi nhắn tin.
Bên cạnh đó, HaraSocial còn tích hợp với HaraFunnel – Facebook Messenger Chatbot, giúp tư vấn khách hàng và giải đáp các thắc mắc tự động theo kịch bản sẵn có. Từ đó, giúp cải thiện doanh số bán hàng và giảm chi phí thuê nhân viên tư vấn. HaraFunnel còn có khả năng tự động lưu trữ và phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng của họ để bạn Remarketing (Tiếp thị lại) và bán thêm sau này. HaraSocial và HaraFunnel đã được nhiều thương hiệu tin dùng như L’oreal, Aeon, Vinamilk, Juno, Bitis, The Coffee House, Dell...
Hợp tác với những người có ảnh hưởng và khuyến khích cộng đồng chia sẻ sản phẩm của bạn
Những người có ảnh hưởng (KOLs, Influencers) có thể đem đến hiệu quả marketing bất ngờ cho bạn. Một người mẹ sẽ rất quan tâm nếu có một người phụ nữ khác (người có uy tín trong cộng đồng các bà mẹ “bỉm sữa”) đăng bài về lý do họ chọn một nhãn sữa nào đó cho con của mình. Đó là ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của kênh marketing thông qua người ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn có thể tạo các nội dung “viral” có liên quan đến sản phẩm, từ đó kích thích người dùng MXH chia sẻ những nội dung đó.
Trên đây là một vài thông tin về hình thức Social Commerce cũng như các gợi ý dành cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ về Social Commerce và có thể bắt tay phác thảo những kế hoạch kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa cơ hội mà thị trường mang lại.
* Nguồn: Haravan