Marketer Bạch Hạnh
Bạch Hạnh

Content Executive @ Brands Vietnam

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Hãy quên emoji đi, dọn sạch màn hình máy tính của bạn với đống hình GIFs. Meme – ảnh chế sẽ là phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp với nhau.

Ảnh chế đang lan toả khắp internet như một cách tương tác hài hước với cộng đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều tích cực và đáng yêu. Ở mỗi chiến dịch truyền thông, chúng có thể được dùng để lôi kéo tư duy của người xem. Chúng cũng được dùng để bình thường hoá những hành vi cực đoan, giống như cách những cơ quan bên ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử hay những sự kiện lớn khác. Năm 2021, marketer cần sẵn sàng bảo vệ thương hiệu trước những tấm hình chế này.

Phân tích xu hướng

Meme chiếm tỷ lệ lớn trong thế hệ trẻ, với 55% người ở độ tuổi 13-35 gửi meme mỗi tuần.

Meme chiếm tỷ lệ lớn trong thế hệ trẻ, với 55% người ở độ tuổi 13-35 gửi meme mỗi tuần. Trong năm qua, con số đó đã tăng lên. Số lượt đề cập meme tăng lên trong vòng 13 tháng qua, từ 19,8 triệu lượt đề cập vào tháng 8/2019, cho đến 24,9 triệu lượt vào tháng 7/2020 (tăng khoảng 26%), với đỉnh điểm là 28 triệu lượt trong vòng tháng 4/2020. Người dùng đã chuyển sang sử dụng chúng để tương tác với nhau trên mạng xã hội và thoát khỏi sự tù túng trong thời gian giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, khi meme trở nên phổ biến hơn, chúng cũng dễ bị lạm dụng với những mục đích xấu hơn. Với nạn tin giả ngày càng tăng, những tấm ảnh chế có thể làm ảnh hưởng đến tư duy của người tiêu dùng. Nhiều tấm ảnh mang chủ đề có tính nhạy cảm cao như COVID-19 (2,9%), kinh tế (2,8%) và chính trị (2%). Trong những tháng và năm tới, mong rằng meme sẽ được sử dụng nhiều hơn để thuyết phục người tiêu dùng, cả trên những vấn đề lớn lao, lẫn những vấn đề có thể tác động đến thương hiệu.

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Ảnh chế đang lan toả khắp internet như một cách tương tác hài hước với cộng đồng
Nguồn: Inbound Marketing

“Với môi trường kinh doanh cần nhiều nỗ lực để phục hồi như hiện tại, việc ngành Social và Influencer Commerce đang tận dụng tính năng cơ bản của các nền tảng sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu cho các thương hiệu và doanh nghiệp. Cú bùng nổ của không gian video ngắn đã mở ra cơ hội tương tác khổng lồ cho những nhà sáng tạo, kỳ vọng thương hiệu có thể học cách xây dựng câu chuyện ngắn và cá nhân hoá nội dung trên quy mô lớn. Cuối cùng, trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng và phát triển của các Khoảnh khắc và Ảnh chế. Chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn nữa các thương hiệu hoạt động và ứng xử như những ‘người chơi hệ meme’ trong thời gian sắp tới”, Hitesh Rajwani, CEO tại Social Samosa chia sẻ.

Meme là cách nhanh chóng và dễ dàng để người tiêu dùng phản hồi lại tin tức của công ty.

Nói về 10 năm hay 6 tháng qua, người dùng đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi về vô vàn loại nội dung xuất hiện trên khắp các kênh Social Media. Họ đang phát triển và sự lựa chọn của họ cũng ngày càng tăng lên, do đó, điều quan trọng là nội dung tiếp thị phải liên tục được đổi mới – các meme đã phát triển từ nhãn dán đơn giản thành GIF và hiện tại trở thành video meme. “Phong cách châm biếm cổ điển là chất xúc tác trong thời đại tiếp thị hiện đại ngày nay”, Komal Gupta, Head of Content Marketing & Storyteller tại Fernes N Petals.

Ví dụ của PlayStation

Meme là cách nhanh chóng và dễ dàng để người tiêu dùng phản hồi lại tin tức của các công ty, điều có thể mang lại lợi ích lớn cho nhiều thương hiệu. Nhờ việc theo dõi tin tức hoặc TCBC của công ty, người dùng có thể nhanh chóng cảm nhận nó đang diễn ra như thế nào bằng cách xem xét các phản hồi meme từ người tiêu dùng.

Với trailer tiết lộ PS5 của Sony, người dùng nhanh chóng phản hồi bằng loạt ảnh chế liên quan đến diện mạo của sản phẩm mới. Định dạng đơn giản dễ dàng thu hút và tạo sự chia sẻ nhanh chóng, vì vậy, những hình ảnh này có thể đạt mức lan truyền nhanh chóng. Chỉ riêng điều này đã tạo ra 180 nghìn lượt tương tác.

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Hình ảnh PS5 của Sony
Nguồn: Wccftech

Trong trường hợp này, các ảnh chế thiên về hướng đùa giỡn, chứ không mang nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn. Các nhà quản lý trang mạng xã hội của PlayStation chắc chắn sẽ giám sát thương hiệu của họ trong trường hợp nhịp điệu của cuộc trò chuyện có dấu hiệu thay đổi.

Meme là một con đường hai chiều. PlayStation đã lặp lại ảnh chế “This is Sparta” để kết nối bản game phát hành mới nhất của họ với cộng đồng người hâm mộ. Dòng tweet này đã thu hút 14,3 nghìn lượt tương tác, chứng tỏ rằng với thông điệp phù hợp, bạn có thể xây dựng sự kết nối với khán giả vô cùng mạnh mẽ.

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Một ví dụ về ảnh chế PS5
Nguồn: Mọt Game

Xu hướng ảnh chế sẽ làm thay đổi cục diện ngành Digital như thế nào?

Mặc dù không thể dự đoán xu hướng meme tiếp theo sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn chúng sẽ còn xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện truyền thông xã hội trong những năm tiếp theo, thậm chí còn hoà vào phương tiện phát trực tiếp. Có lẽ, chúng ta sẽ có thể thấy các quy định mới xuất hiện khi các nền tảng cố gắng giảm thiểu rủi ro của meme mang nội dung thách thức.

Tạo nội dung thương hiệu như cách bạn đang chế ảnh

Giám sát thương hiệu của bạn

Thông thường, meme sẽ xuất hiện với rất ít hoặc không có văn bản đi kèm. Cách duy nhất để biết thương hiệu của bạn có nằm trong khu vực được giám sát hay không, sẽ thông qua việc nhận dạng hình ảnh.

Tham gia vào cộng đồng meme

Việc kết nối nội dung của bạn với các meme phổ biến có thể giúp thu hút cộng đồng, khuyến khích sự tương tác, với mục đích tạo thêm tính lan truyền cho thương hiệu.

Social Media Trends 2021: Thương hiệu “nhập cuộc meme”, tại sao không?

Dòng tweet của Wendy nhận về rất nhiều phản hồi tiêu cực
Nguồn: Upost

Chia sẻ meme do người dùng tạo ra

Hãy chia sẻ bất kỳ meme nào do người dùng tạo ra trên các kênh một cách tự nhiên nhất – chẳng hạn Reddit và Twitter là lý tưởng nhất cho việc này. Đảm bảo bạn phải ghi công của người tạo ra chúng, vì điều đó sẽ tạo ra kết nối thương hiệu mạnh mẽ hơn đồng thời khuyến khích người khác cũng tham gia vào.

Hãy cận thận với nội dung mà bạn đăng

Cuối năm 2016, thương hiệu Wendy đã sử dụng hình ảnh chú ếch Pepe cho meme của mình. Điều này gây ra phản hồi tiêu cực, vì biểu tượng này mang nghĩa kỳ thị người Do Thái. Nhãn hàng đã phải nhanh chóng phản hồi và xoá dòng tweet vi phạm. Do vậy, trước khi chia sẻ meme, đảm bảo rằng thương hiệu phải chắc chắn 100% về ý nghĩa và tác động của nó.

Kiểm tra bộ quy tắc

Khi phương tiện truyền thông meme tiếp tục phát triển, thương hiệu sẽ phải tuân theo nhiều quy tắc về bản quyền. Sử dụng cẩn thận là điều cần thiết khi sử dụng meme cho mục đích tiếp thị, vì vậy hãy thận trọng để tránh bất kỳ hậu quả nào về mặt pháp lý.

Theo Hạnh Bạch / Brands Vietnam
* Nguồn: HubSpot