Marketer cần làm gì để đi làm 1 năm, được 3 năm kinh nghiệm?
“Nếu bạn không chịu cố gắng, một năm sau, bạn vẫn sẽ là bạn như lúc này, chỉ là già thêm một tuổi”. Đừng để kinh nghiệm việc làm của bạn trở thành một con số nhạt nhoà, ngoài sự gia tăng của tuổi tác ra thì chẳng có chút giá trị nào lưu lại.
Marketing là một ngành thú vị, luôn biến động và thay đổi từng ngày. Liệu kiến thức, kinh nghiệm mà 3 năm trước bạn học được có còn áp dụng “đúng và trúng” vào các chiến dịch Marketing hiện nay nữa không? Người làm Marketing cũng phải linh hoạt và không ngừng nâng cấp. Vậy tại sao có những người có thể sải cánh bay rất nhanh, trong khi lại có những người vẫn mãi dậm chân tại chỗ?
1. Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Bạn còn nhớ “mục tiêu công việc” trong CV của bạn từng là gì không? Trở thành Marketing Manager trong vòng 3 năm hay tự startup một doanh nghiệp sau 5 năm làm việc? Thế bạn có đang làm theo lộ trình mà mình vạch sẵn hay chỉ biết “giết thời gian” trong công việc ngày qua ngày?
“Làm việc với các con số” là một kỹ năng quan trọng khi làm Marketing. Vì vậy, hãy đặt mục tiêu rõ ràng hơn bằng những con số: đạt 150% KPI từ tháng thứ 3 làm việc, lấy được chứng chỉ của Google, Facebook trong tháng 5, tăng trưởng doanh số cho công ty gấp 2 lần quý I. Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn không rơi vào “mớ bòng bong” trong ma trận Marketing rộng lớn hiện nay.
2. Tối đa hoá giá trị thời gian
“Trong lúc bạn đang trì hoãn thì người khác đang ra sức cố gắng”. Tuổi trẻ nhất định phải bận rộn lên một chút, có vậy mới hiểu được nhàn rỗi có giá trị như thế nào.
Nhưng phải “bận” như thế nào? Trong ngành Marketing, quan trọng là bạn có “ham học” hay không? Bạn cần có hai mảnh đất, một mảnh để ban ngày no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai. “Ham học” và đọc thêm những cuốn sách chuyên ngành, tận dụng thời gian để đăng ký học thêm những khoá học kỹ năng. Chỉ cần có hoài bão và sự kiên trì, bạn đã đi xa hơn nhiều người một bước. Hãy luôn vỗ về bản thân rằng: “Số trang sách bạn lật ngày hôm nay chính là số tiền mà ngày mai bạn đếm”.
3. Biết nắm bắt cơ hội
Đừng bao giờ chờ đợi cái gọi là “thời điểm”, hãy biết nắm bắt các cơ hội. Bạn muốn trở thành Management Trainee ư? Sao không đăng ký thi mà còn chờ đợi đến khi mình “đủ”? Dù được chọn hay không, bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều thứ xuyên suốt những cuộc thi ấy.
Trong công việc, muốn kinh nghiệm nhanh chóng được gia tăng, bạn cần phải chủ động xuất kích, chẳng hạn như chủ động đặt câu hỏi, trao đổi công việc với cấp trên, chủ động đứng ra khi có thử thách mới, chủ động cạnh tranh chức vụ cao hơn… Nắm bắt cơ hội trở thành “những chú chim dậy sớm”, tham gia vào các sự kiện, talkshow, workshop về ngành Marketing. Bạn sẽ có cơ hội networking, giao lưu với các chuyên gia và hiểu rõ hơn về con đường Marketing tuy “lắm chông gai, nhưng sẽ trải hoa hồng với người xứng đáng”.
4. Biết nhìn nhận lại bản thân
Mục tiêu rõ ràng, nỗ lực không ngừng, hai điều này quyết định thái độ tích cực và động lực cho bạn, nhưng có thể biến những nhiệm vụ mà bạn đang đảm nhận thành kinh nghiệm của bản thân hay không, lại phụ thuộc vào việc bạn có thói quen tổng kết và xem xét, điều chỉnh lại mình hay không.
Hãy áp dụng Branding đúng cách vào bản thân để “level up” từng ngày.
Trong Marketing có một khía cạnh gọi là “Branding”, hãy áp dụng Branding đúng cách vào bản thân để “level up” từng ngày. “Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng”, biết bản thân mình giỏi gì, thiếu sót những gì, tự cải thiện những khuyết điểm đó và trau chuốt cho những ưu điểm. Bạn có gây ấn tượng được trong ngành Marketing hay không phụ thuộc vào cách bạn “Branding” bản thân mình.
“Good, better, best. Never let it rest. Till your good is better and your better is best”. Lắng nghe và học hỏi bài học, kiến thức từ những người đi trước trong lĩnh vực Marketing cũng giúp bạn trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Chỉ cần bạn kiên trì, bạn sẽ tìm được “the right way” cho riêng mình.