Điều gì tạo nên một ứng dụng Fintech tốt nhất? - Bài học từ 4 ứng dụng hàng đầu
Fintech (Finance + Tech) - một lĩnh vực cực kỳ thú vị và phát triển mạnh trong năm 2021. Việc tiếp tục áp dụng thanh toán kỹ thuật số và nhu cầu gia tăng từ các dịch vụ tài chính để triển khai công nghệ mới nhất đã phá vỡ hệ sinh thái tài chính truyền thống từng là “bá chủ” một thời.
Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2021, các công ty khởi nghiệp Fintech đã ghi nhận 10 thương vụ trị giá 100 triệu đô la trở lên, so với 3 thương vụ trong cùng kỳ năm 2020. Chỉ trong một tuần, hơn 1,7 tỷ đô la tài trợ cho các công ty khởi nghiệp Fintech đã được công bố.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp tối ưu hóa các ứng dụng Fintech thông qua các Case Study thực tế trong lĩnh vực thông qua từng nhiệm vụ khác nhau.
TỐI ƯU HÓA APP STORE (APP STORE OPTIMIZATION)
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng đối với một ứng dụng Fintech. Theo thống kê, có đến 73% người dùng Fintech quyết định rời bỏ App chỉ trong vòng một tuần nếu họ không cảm nhận được sự ấn tượng mà ứng dụng này mang lại. Không những vậy, việc chú trọng vào màu sắc, các tính năng được biểu hiện trên App cũng có thể góp phần gia tăng chuyển đổi lên đến 35%. Sau đây là Case Study đến từ ứng dụng Coinbase.
Ứng dụng Coinbase
-
Số lượng người dùng: hơn 43 triệu
-
Số lượng xếp hạng trên App Store: 1,1 triệu
-
Xếp hạng ứng dụng trung bình: 4,7
Tầm nhìn: Ấn tượng đầu tiên của một ứng dụng chính là những giây đầu tiên khi khách truy cập vào trang của bạn trên App Store. Coinbase đã chỉ ra những lợi ích cụ thể từ việc người dùng tiềm năng tải xuống ứng dụng của họ, bao gồm:
-
Tặng $5 Bitcoin khi tham gia vào Coinbase
-
Chương trình giới thiệu để kiếm Bitcoin cho bạn và một người khác
-
Newsfeed chuyên dụng giúp bạn cập nhật tin tức về Crypto
Ứng dụng này thường được coi là một trong những ứng dụng Crypto tốt nhất cho người mới bắt đầu với cách tiếp cận đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình đăng ký.
Ngoài ra, Coinbase không phát chuông thông báo sau khi tải xuống ứng dụng. Người dùng mới được yêu cầu tạo một tài khoản với những thông tin như: tên đầy đủ, địa chỉ Email và mật khẩu. Từ đó, người dùng mới nhận được lời nhắc qua Email để xác minh thông tin chi tiết và tài khoản đã được thiết lập.
Bài học rút ra: Nên thông báo cho người dùng tiềm năng biết họ sẽ được lợi như thế nào từ ứng dụng của bạn ở mọi giai đoạn. Coinbase đã thông báo về các ưu đãi ở giai đoạn giới thiệu. Người dùng sẽ đánh giá cao khi biết về những tính năng bổ sung trong ứng dụng này, bao gồm: phần thưởng đăng ký, chương trình giới thiệu bạn bè và Newsfeed tin tức trong ngành.
GIỮ CHÂN NGƯỜI DÙNG
Theo các số liệu thống kê, nếu có đến 75% người dùng mới rời đi trong khoảng 1 tuần đầu tiên, ROI của ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Hãy khám phá Case Study sau đây đến từ PayPal để học hỏi các kỹ thuật giữ chân người dùng hiệu quả.
Ứng dụng PayPal
-
Số người dùng: 377 triệu
-
Số lượng xếp hạng trên App Store: 4,9 triệu
-
Xếp hạng ứng dụng trung bình: 4,8
Vào tháng 2 năm 2021, PayPal đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: 750 triệu tài khoản hoạt động vào năm 2025. Kế hoạch của họ để đạt được mục tiêu chính là trở thành một “siêu ứng dụng” thực thụ. Năm 2020 là một năm tăng trưởng đáng kể đối với PayPal. Cụ thể, ở cả phía khách hàng và người bán, dịch vụ thanh toán trực tuyến đã chứng kiến 67,4 triệu lượt khách hàng bổ sung và 5,3 triệu người bán tham gia nền tảng.
Tầm nhìn: Cam kết của PayPal đối với người dùng được thể hiện rõ bằng việc triển khai các tính năng mới, bao gồm dịch vụ Buy Now, Pay Later và giao dịch tiền điện tử. Thay vì chờ đợi, PayPal đã chủ động thích nghi với hành vi người tiêu dùng và giới thiệu các tính năng mới. Tăng mức độ tương tác = giảm thời gian gián đoạn.
Hơn nữa, PayPal đã nhận thấy chỉ số ROI từ tùy chọn giao dịch tiền điện tử mà họ đưa ra vào tháng 11 năm 2020. Trong một bản cập nhật nhà đầu tư gần đây, PayPal xác nhận rằng, khách hàng mua tiền điện tử đã đăng nhập vào PayPal thường xuyên gấp đôi so với trước đó.
Bài học rút ra: Bạn có thể bị cám dỗ khi ở trong vùng an toàn của mình, nhưng thành công có nghĩa là luôn dẫn đầu. Hãy chú ý theo dõi các xu hướng của ngành Fintech, những ứng dụng hàng đầu nào đang được tung ra và xu hướng sử dụng app Fintech của cả người dùng mục tiêu.
CÁC TÍNH NĂNG
Dưới đây là một dự đoán đáng chú ý: giá trị của thị trường Fintech toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 305 tỷ đô la vào năm 2025. Với các xu hướng thú vị như AI, quan hệ đối tác giữa ngân hàng kỹ thuật số và ngân hàng truyền thống, cũng như với các ngân hàng chỉ kỹ thuật số sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, mặc dù sự phát triển của các ứng dụng Fintech sẽ sớm được áp dụng nhiều công nghệ hơn nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất, nhưng vẫn còn tồn tại một vấn đề cơ bản. Hầu hết (85%) người Mỹ đang sử dụng ngân hàng trực tuyến khoảng một vài lần, trong khi 25% người còn lại chỉ sử dụng ngân hàng trực tuyến. Điểm nổi bật: 13% người dùng nói rằng họ không tin tưởng vào ứng dụng ngân hàng của mình. Có thể thấy rằng, thiếu tính minh bạch về sản phẩm và chi phí chính là nguyên nhân số một làm giảm sự tin tưởng đối với các dịch vụ tài chính. Hãy tham khảo một Case Study từ MoneyLion ngay sau đây.
Ứng dụng MoneyLion
-
Số lượng người dùng: 7,5 triệu
-
Số lượng xếp hạng trên App Store: 69 nghìn
-
Xếp hạng ứng dụng trung bình: 4,7
MoneyLion đã triển khai 2 loại dịch vụ nổi bật: RoarMoney - một loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mới. Kể từ khi ra mắt vào tháng 7 năm 2020, RoarMoney đã gây tiếng vang trong ngành Fintech.
Dưới đây là những gì người dùng sẽ nhận được với tư cách là chủ tài khoản RoarMoney: thẻ ghi nợ ảo và thẻ Contactless Mastercard Tap & Go. Thẻ Contactless đi kèm với tính năng hoàn giá 250 đô la nếu họ tìm thấy giá thấp hơn trong vòng 90 ngày.
Hai tính năng nổi bật nhất trong ứng dụng:
-
Shake ‘N’ Bank: Người dùng có thể kiếm tiền hoàn lại chỉ bằng cách lắc điện thoại của họ. Khoảng tiền từ 1 - 120 đô la sẽ xuất hiện ngẫu nhiên. Phần thưởng được chuyển vào tài khoản đầu tư MoneyLion của người tiêu dùng.
-
Early Payday: Người dùng có thể thanh toán sớm 2 ngày và hưởng lợi từ các khoản ứng trước tiền mặt 0% lên đến $250 sau khi thiết lập khoản tiền gửi trực tiếp với RoarMoney.
MoneyLion đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ với RoarMoney. Người dùng không chỉ có quyền truy cập vào các tính năng thú vị mà còn có quyền truy cập độc quyền vào mạng lưới lợi ích và sản phẩm Mastercard. Với giá $1 một tháng, RoarMoney không có tài khoản tối thiểu và không tính phí cho dịch vụ tiêu chuẩn.
Bài học rút ra: Bên cạnh việc nêu ra những lợi ích và USP của ứng dụng, hãy giải thích tổng chi phí sở hữu để người dùng không bị bất ngờ. Ngoài ra, hãy đưa ra lời giải thích mang tính định lượng về cách ứng dụng tăng thêm giá trị cho cuộc sống của họ.
MARKETING
Làm thế nào để có thể Marketing hiệu quả đối với một ứng dụng Fintech? Ở cấp độ toàn cầu, người tiêu dùng đã truy cập các ứng dụng tài chính hơn một nghìn tỷ lần vào năm 2019, chi phí chuyển đổi giảm hơn 76% và tỷ lệ đăng ký tăng hơn 71% so với năm trước. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu của người dùng rất cao, nhưng đâu là trụ cột chính để Marketing ứng dụng Fintech vào năm 2021?
Dưới đây Case Study về chiến dịch Marketing ấn tượng của ứng dụng Monzo.
Ứng dụng Monzo
-
Số lượng người dùng: khoảng 5 triệu
-
Số lượng xếp hạng trên App Store: 175
-
Xếp hạng ứng dụng trung bình: 4,7
Công ty Neobank Monzo có trụ sở tại Vương quốc Anh là một ví dụ tuyệt vời về chiến dịch Marketing nổi bật mà các thương hiệu khác có thể học hỏi. Cụ thể như sau:
-
Phát triển cộng đồng: Kể từ ngày đầu tiên, xây dựng cộng đồng đã là “xương sống” cho chiến lược Marketing của Monzo. Khởi đầu là việc phát hành thẻ trả trước vào năm 2015, Monzo đã lập kỷ lục trong năm đầu tiên bằng cách huy động được 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu đô la) chỉ trong 96 giây thông qua Crowdcube. Ngoài ra, Monzo còn tạo ra một diễn đàn cộng đồng, nơi mà cả nhân viên và khách hàng đều có thể đóng góp ý kiến và phản hồi vào đó.
-
Bên cạnh đó, Monzo cũng đã tận dụng sự không hài lòng của người tiêu dùng với các ngân hàng chính thống. Điều này đặc biệt đúng đối với Millennials. Vào năm 2015, khi Monzo ra mắt dưới dạng thẻ trả trước, dữ liệu cho thấy rằng 71% không có hứng thú với những thông điệp Marketing của các ngân hàng. Chính vì vậy, Monzo đã đặt mục tiêu sẽ tạo ra một trải nghiệm ngân hàng xã hội, minh bạch hơn, phù hợp với vị trí của thế hệ Millennials về tài chính và cuộc sống.
-
Công thức tạo nên thành công của họ có thể được mô tả như sau: Xây dựng khán giả + Khởi chạy các chiến dịch sáng tạo và thông minh.
-
Tạo ra sản phẩm thân thiện với ví điện tử: Thẻ ngân hàng được thiết kế với tone màu san hô, neon trông khác xa so với các thẻ ngân hàng truyền thống.
-
Ngoài ra, vào năm 2020, công ty cũng đã giới thiệu thẻ ảnh ba chiều - một loại thẻ dành riêng cho chủ tài khoản Monzo Plus.
Bài học rút ra: Ứng dụng của bạn sẽ luôn phải đối diện với sự cạnh tranh không ngừng, nhưng điều đó sẽ truyền cảm hứng cho việc đổi mới và đột phá hơn nữa. Đừng chỉ nói về USP của App, hãy cho người dùng thấy rằng, ứng dụng và sản phẩm của bạn giúp họ nổi bật giữa đám đông. Tư duy thông minh và sáng tạo không chỉ bắt đầu và dừng lại ở giai đoạn R&D.
Trên thực tế, có rất nhiều Case Study khác mà các Marketer và Developer có thể học hỏi từ các chiến dịch phát triển sản phẩm và Marketing ứng dụng trong thế giới Fintech “muôn hình vạn trạng”. Hãy tham khảo và cập nhật những xu hướng mới nhất để hỗ trợ cho chặng đường đạt đến thành công sắp đến.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.