Tăng 54% khách hàng tiềm năng bằng chiến lược inbound marketing
Trong khi các phương pháp marketing truyền thống cố gắng chi nhiều tiền hơn cho các quảng cáo để đưa thông điệp đến khách hàng thì inbound marketing chú trọng giúp họ giải quyết vấn đề bằng các nội dung hữu ích. Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng, khiến họ tin tưởng vào thương hiệu và cuối cùng thuyết phục mua hàng.
1. Tại sao SMEs nên theo đuổi chiến lược inbound marketing?
Hiện nay, các thương hiệu đang sa đà vào việc đẩy mạnh các kênh quảng cáo trả phí mà vô tình bỏ qua những những mối quan tâm thực sự của người dùng. Hơn nữa, các nền tảng digital marketing cũng đang dễ dãi hơn với các mẫu quảng cáo. Hậu quả là ngày càng nhiều người dùng phần mềm chặn quảng cáo. Theo thống kê từ Statista thì có đến 27% người dùng sử dụng tính năng chặn quảng cáo khi lướt web.
Với tình trạng lạm dụng quảng cáo trên “mọi mặt trận”, khách hàng dần bị choáng ngợp và cảm thấy khó chịu về những quảng cáo này. Do đó, các thương hiệu cần phải có chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ ràng cũng như củng cố niềm tin của khách hàng bằng những thông tin có giá trị và hữu ích thay vì “nhồi nhét” nhiều thông tin nhất có thể.
Để khách hàng cảm thấy không bị “bội thực” thông tin, trước tiên doanh nghiệp cần phải đặt khách hàng và nhu cầu khách hàng làm trung tâm và từ đó phát triển nội dung để mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng. Đây cũng chính là phương pháp tiếp cận của Inbound Marketing - hỗ trợ khách hàng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà họ đang gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng, khiến họ tin tưởng vào thương hiệu và cuối cùng thuyết phục mua hàng.
Inbound Marketing cũng được xem như là một chiến lược marketing bền vững và phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau bởi nó có thể giúp doanh nghiệp gỡ rối một số bài toán khó như:
-
Doanh thu đang phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo (facebook ads, google ads,...), dẫn đến chi phí tiếp cận khách hàng mới cao
→ Inbound Marketing giúp tiếp cận đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng nhu cầu.
-
Khách hàng cảm thấy bị làm phiền (thông qua google responsive display ads và facebook ads).
→ Với inbound marketing, thương hiệu chỉ xuất hiện khi khách hàng cần.
-
Quảng cáo tiếp cận sai nhóm khách hàng mục tiêu.
→ Inbound marketing đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu và chú trọng nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu.
-
Tỷ lệ traffic website thấp, nên khách hàng khó tin tưởng vào thương hiệu.
→ Inbound marketing xây dựng website trở thành một kênh thông tin hữu ích cho khách hàng.
-
Thiếu nội dung hữu ích cho khách hàng.
→ Inbound marketing lấy content marketing là trọng tâm.
-
Tỷ suất ROI của các hoạt động marketing thấp.
→ Inbound marketing được các chuyên gia đánh giá là tiết kiệm 62% chi phí so với outbound marketing (theo Hubspot).
Inbound marketing là chiến lược “kéo”, còn outbound marketing “đẩy” thông điệp đến khách hàng
2. Thực thi inbound marketing như thế nào?
Một chiến lược inbound marketing có thể được tóm gọn thông qua 3 hoạt động chính bao gồm: tạo ra nội dung hữu ích, đưa nội dung xuất hiện ở nơi khách hàng mục tiêu có thể nhìn thấy và cuối cùng là tương tác với họ. Cụ thể hơn, khi bắt tay vào một chiến lược inbound marketing thì SMEs sẽ trải qua 3 giai đoạn - chuẩn bị, triển khai và đánh giá báo cáo.
Để chuẩn bị, doanh nghiệp cần phân tích USP và các đối thủ cạnh tranh. Cùng lúc đó, SMEs cũng cần nghiên cứu từ khóa và đánh giá thực trạng website. Sau khi xác định mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp có thể xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu cũng như thiết lập các công cụ và kênh phù hợp. Cuối cùng là phát triển chiến lược marketing tổng thể.
Khi triển khai, doanh nghiệp cần chú ý sáng tạo và phân bổ nội dung phù hợp với từng giai đoạn, từng kênh và có tính liên kết giữa các kênh. Ngoài ra, SMEs cũng cần tối ưu hóa nội dung hiển thị, SEO cũng như các chiến dịch quảng cáo trả phí.
Bước quan trọng cuối cùng mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua chính là báo cáo kết quả hàng tháng. Việc này giúp SMEs quản lý và kiểm soát được các chiến lược hiệu quả hơn, qua đó tối ưu và tự động hóa quy trình marketing.
3 giai đoạn trong chiến lược inbound marketing
3. Nên tự thực thi hay thuê ngoài triển khai inbound marketing?
Inbound marketing là một chiến lược lâu dài, thậm chí có lúc còn được xem là chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp. Vì vậy, để thực thi inbound marketing cần phải cân nhắc rất nhiều về ngân sách cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.
Vậy thì các SMEs nên tự triển khai hay thuê ngoài chiến lược inbound marketing? Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm giữa thuê ngoài và tự triển khai chiến lược inbound marketing.
Ưu và nhược điểm giữa thuê ngoài và tự triển khai chiến dịch inbound marketing
Nội dung hữu ích chính là phần cốt lõi của chiến lược inbound marketing, vì vậy để triển khai chiến lược inbound marketing thành công phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nội dung.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực content marketing và tiên phong phát triển dịch vụ tư vấn - thực thi inbound marketing cho SMEs, ERA Content Marketing được đánh giá là top 5 đơn vị cung cấp dịch vụ inbound marketing hàng đầu tại TP.HCM (theo smtmarketing). Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong chiến dịch marketing, đừng ngần ngại liên hệ với ERA Content Marketing để nhận tư vấn giải pháp phù hợp.
ERA Content Marketing - Giải pháp content marketing đa kênh
Thấu hiểu và thực thi hiệu quả
-
Xem chi tiết dịch vụ và nhiều ưu đãi tại Tư vấn Inbound marketing
-
Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn cụ thể: 0919 100 075 (Ms. Yến)
-
Website: eracontent.marketing
-
Email: [email protected]