8 công cụ nghiên cứu từ khoá SEO miễn phí hiệu quả nhất 2021
Bạn có thực sự cần phải trả một khoản tiền khổng lồ chỉ để tìm kiếm một công cụ nghiên cứu từ khoá tốt nhất phục vụ SEO và Quảng cáo Google cho doanh nghiệp không?
Nếu bạn tìm kiếm một danh sách các công cụ nghiên cứu từ khoá SEO trên Google, bạn sẽ nhìn thấy có gần 200 sự lựa chọn trên thị trường hiện nay.
Tất cả chúng đều khác nhau về tính năng, số lượng, nguồn dữ liệu, và chắc chắn là giá cả. Nhưng bạn có thật sự cần chúng? Con số hàng chục triệu chi cho công cụ tìm kiếm từ khoá chắc chắn không phải là một con số dễ chịu. Vậy có cách nào khác để cắt giảm chi phí cho công cụ hay không?
Để phần nào giúp đỡ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong việc tìm kiếm từ khoá, hôm nay SEONGON sẽ chia sẻ tới quý độc giả 8 công cụ tìm kiếm từ khoá miễn phí tốt nhất. Mỗi công cụ đều có một nhiệm vụ nghiên cứu từ khoá cụ thể và thực hiện công việc hiệu quả không kém những công cụ phải trả phí. Cùng bắt đầu nhé.
1. Rank Tracker
Tìm danh sách các biến thể từ khoá và nghiên cứu lợi nhuận từ SEO của doanh nghiệp.
Nên sử dụng khi nào?
Từ khoá SEO hiệu quả nhất của doanh nghiệp bạn thường không phải từ khoá tốt nhất. Để tìm kiếm được từ khoá thực sự chất lượng, bạn cần khai thác các biến thể từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
Và Rank tracker chính là một công cụ đặc biệt hữu dụng với 23 công cụ nghiên cứu từ khoá khác nhau:
- Google Ads Keyword Planner và Google Search Console tích hợp;
- Cơ sở dữ liệu của tất cả từ khoá SEO được xếp hạng của đối thủ;
- Từ khoá và những câu hỏi dài;
- Lỗi chính tả và hoán vị phổ biến;
- Và hơn thế nữa.
Sử dụng từng công cụ một, bạn có thể lên một danh sách các ý tưởng về từ khoá một cách phong phú nhất. Hơn thế nữa, bạn có thể phân tích tiềm năng của từ khoá và kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ đó trong SEO. Điều này cho phép bạn tập trung các nguồn lực SEO của mình vào nơi cần ít công sức nhất nhưng có khả năng mang lại lượt truy cập lớn nhất cho doanh nghiệp.
Mặc dù, phiên bản trả phí của công cụ này sẽ có nhiều tính năng hơn, nhưng phiên bản miễn phí 100% hoàn toàn có đủ khả năng nghiên cứu từ khoá. Nó cho phép bạn sử dụng tất cả các tính năng nghiên cứu và phân tích lưu lượng truy cập của từ khoá tiềm năng.
2. Google Search Console
Khám phá những cơ hội tốt nhằm gia tăng lượt truy cập cho những từ khoá hiện tại của bạn.
Nên sử dụng khi nào?
Google Search Console là nơi phân tích từ khoá SEO hiện tại của doanh nghiệp với những yếu tố: vị trí, số lần hiển thị và tỷ lệ nhấn vào chúng.
Xem xét những dữ liệu này, đây là cách tốt nhất để có được những phương án SEO shortcuts – tức là những chiến lược mang lại hiệu quả tốt hơn với thời gian ngắn hơn mà bạn không ngờ tới. Ví dụ, nếu URL của bài viết xuất hiện trên trang hai hoặc trang ba, thì nó đã tương đối phù hợp với từ khoá. Từ đó chúng ta sẽ biết được rằng URL đó chỉ cần thêm một chút tối ưu từ đội SEO để có thể tiến được vào 10 thứ hạng đầu, từ đó mang lại lượng truy cập tốt hơn cho bạn.
Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng một số từ khoá có xếp hạng nằm tromg những trang đầu nhận được ít lượt nhấn chuột hơn. Một chút chỉnh sửa nhằm tối ưu cho Featured Snippet cho SERP hoặc đánh dấu thêm Schema có thể tạo nên một kết quả bất ngờ đấy.
3. Google Ads Keyword Planner
Quyết định từ khoá nào phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC.
Nên sử dụng khi nào?
Đối với một vài từ khoá, giá thầu thấp giúp bạn có thể đơn giản mua một vài từ khoá phù hợp với PPC. Tuy nhiên với một số những từ khoá khác, khi giá thầu quá cao thì có nghĩa là bạn cần tận dụng tối đa lợi thế từ các lượt truy cập với SEO.
Vì vậy, trước khi bắt đầu chiến dịch marketing với bất cứ công cụ tìm kiếm nào, bạn cần chia danh sách từ khoá phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC. Và nơi tốt nhất để tìm kiếm những thông tin cần thiết, chắc chắn là Google Ads Keyword Planner.
Nó giúp doanh nghiệp thấy được khối lượng tìm kiếm, chi phí cho mỗi lần nhấn chuột, cạnh tranh từ các bên quảng cáo và sự thay đổi lưu lượng theo đợt, tất cả chỉ có tại Google Ads Keyword Planner. Thậm chí, Google Ads Keyword Planner còn cho phép bạn ước tính chi tiêu PPC hàng năm trong các thị trường ngách của doanh nghiệp.
Đây là một công cụ miễn phí. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng trừ khi bạn đã sử dụng số chi phí đủ nhiều cho một chiến dịch Google Ads, nếu không số liệu của bạn sẽ bị giới hạn thay vì con số chính xác. Chính vì thế bạn nên có một công cụ khác (như Rank Tracker) để phân tích khối lượng tìm kiếm chính xác hơn.
4. AnswerThePublic
Tìm kiếm những câu trả lời nổi bật dành cho những câu hỏi phổ biến và tối ưu hoá tìm kiếm bằng giọng nói.
Nên sử dụng khi nào?
Người sử dụng đã quen với việc sử dụng những câu hỏi để tìm kiếm thay vì một cụm từ chuyên biệt. Với sự phát triển của phương thức tìm kiếm bằng giọng nói thì xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển thêm.
Nội dung câu trả lời đúng trọng tâm với câu hỏi được tìm kiếm là một trong những khía cạnh quan trọng trong sự thành công của phương pháp tìm kiếm bằng giọng nói. Thêm vào đó, những nội dung dựa trên câu hỏi sẽ có tỷ lệ cao hơn được lọt vào Featured Snippet của Google, hay còn gọi là vị trí số 0 trên trang tìm kiếm.
Cách nhanh nhất và đơn giản nhất để tìm câu hỏi cho lĩnh vực kinh doanh của bạn là AnswerThePublic – một công cụ đơn giản được kết hợp bởi những từ khoá chính đi kèm với các từ để hỏi khác nhau (như ai, cái gì, tại sao,…)
Cùng với những câu hỏi, bạn sẽ nhận được một số “giới từ” (khi từ khoá gốc của bạn kết hợp từ khác thông qua giới từ) và “từ so sánh” ( giống như khi so sánh từ khoá của bạn với từ khoá khác)
5. Keyword Tool Dominator
Công cụ hỗ trợ trong việc tìm từ khoá từ Amazon, Etsy và Ebay.
To find keywords from Amazon, Etsy and Ebay.
Nên sử dụng khi nào?
Cách khách hàng tìm kiếm trên Google khác với cách họ tìm kiếm trên Amazon. Thực tế cho thấy, họ sử dụng Google để tìm kiếm địa điểm để mua sắm, còn với Amazon họ tìm kiếm các mặt hàng để mua sắm.
Vì vậy, đối một người bán các mặt hàng trên Amazon như bạn, việc nghiên cứu từ khoá SEO cho Google không phải là một chuyện đơn giản. Bạn cần phải tối ưu danh sách từ khoá của mình cho tìm kiếm Amazon và tương tự với các từ khoá trên Amazon.
Một công cụ tốt để tìm kiếm cơ sở dữ liệu cho Amazon là Keyword Tool Dominator. Nhưng hãy luôn nhớ rằng không có cách nào có thể kiểm tra lượng tìm kiếm trên Amazon. Những điều bạn nhận được sẽ là một danh sách ý tưởng từ khoá đơn giản.
Nếu không sử dụng phiên bản trả phí, bạn có thể chỉ cần thực hiện ba yêu cầu cho mỗi dữ liệu (eBay, Amazon, Etsy) một ngày.
6. Google Trends
Tìm từ khoá thích hợp nhất cho doanh nghiệp địa phương.
Nên sử dụng khi nào?
Rõ ràng, người dùng của mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng, ngạc nhiên hơn là các xu hướng thay đổi đáng kể tại mỗi vùng miền.
Google Trends giúp bạn thấy được những biến thể của xu hướng tại những vùng đất, thành phố xác định. Công cụ nay giúp việc so sánh các truy vấn tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn theo dõi những từ khoá ở cấp độ quốc gia có hay không phù hợp với những địa phương trong nước.
Chẳng hạn, theo Google Trends, mặc dù “mãng cầu gai” là một từ khoá được tìm kiếm phổ biến tại Hà Nội nhưng ở miền Trung từ khoá được tìm kiếm là “na gai”.
Một chức năng không kém phần quan trọng khác chính là theo dõi biến động theo từng đợt hoặc có thể dự đoán từ khoá hoặc cách từ khoá đó hoạt động trong đợt như thế nào.
7. Google Correlate
Tìm kiếm ra những ý tưởng cho từ khoá từ những thị trường ngách.
Nên sử dụng khi nào?
Khi suy nghĩ về những từ khoá chính cho doanh nghiệp, bạn chắc chắn đã liệt kê được những ý tưởng rõ ràng. Không có gì phải bàn cãi khi một cửa hàng chuyển phát hoa phải lấy mục tiêu là tất cả những người bán hoa tại địa phương cả.
Nhưng với Google Correlate, bạn sẽ được nhìn thấy danh sách từ khoá của mình trên một khía cạnh khác, xác định từ khoá chính của bạn đi kèm với những dịch vụ được yêu thích thường được sử dụng cùng với nó.
Quay trở về với ví dụ cửa hàng chuyển phát hoa, các từ khoá chính của họ có mối tương quan với các dịch vụ giao hàng cho phụ nữ ví dụ như: chuyển phát chocolate, dâu tây, cherry v.v. Ngay cả khi điều này không hề liên quan đến cửa hàng hoa, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng bằng cách thêm các nội dung liên quan vào trong bài viết của mình trong những ngày lễ như lễ Tình nhân, ….
8. Keywords Everywhere
Phân tích từ khoá khi bạn đang tìm kiếm.
Nên sử dụng khi nào?
Keywords Everywhere là một tiện ích bổ sung cho trình duyệt miễn phí, điều này cho phép bạn phân tích từ khoá khi đang sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, YouTube, và các ứng dụng khác.
Bất cứ khi nào bạn bắt đầu nhập vào thanh công cụ tìm kiếm, khối lượng tìm kiếm sẽ được thêm vào tất cả các từ khoá bạn nhìn thấy trên các từ khoá gợi ý. Trên SERP, một khung chứa các từ khoá mới sẽ xuất hiện ở phía bên phải trang tìm kiếm, vì vậy, bạn có thể nghiên cứu danh sách các từ khoá của mình mà không cần thoát Google.
Đây là những công cụ luôn cần thiết cho bạn.
Khó có thể tìm ra được một nhiệm vụ trong SEO nào quan trọng hơn việc nghiên cứu từ khoá. Và với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào mà bạn đang hoạt động, chọn đúng từ khoá cho SEO sẽ tạo ra nền tảng và điều chỉnh định hướng tiếp theo của một chiến dịch. Chính vì thế bạn cần phải nên cân nhắc thêm các công cụ miễn phí kể trên vào trong bộ công cụ SEO của mình.
Sau khi dùng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm từ khóa. Bạn cần kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa, lựa chọn những từ khóa thích hợp để SEO để tiết kiệm chi phí khi SEO. Xem chi tiết tại đây
Nguồn: SearchEngineLand.
SEONGON – Google Marketing Agency