Marketer Bùi Xuân Yên
Bùi Xuân Yên

Manager @ adbrix by IGAWORKS

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhờ nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhờ nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Với những bước tiến đột phá của công nghệ số, chuyển đổi số (Digital Transformation) ngày nay đã trở thành mục tiêu cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp đang gấp rút triển khai, hiện thực hoá chuyển đổi số một cách nghiêm túc, để mau chóng thích ứng với thị trường thay đổi ngày một nhanh hơn, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng với dịch vụ.

Hiện trạng chuyển đổi số

Khi xem xét quá trình thực hiện chuyển đổi số, cấp lãnh đạo mong muốn xây dựng một cách tiếp cận mới để quản lý doanh nghiệp, khách hàng, thử nghiệm mô hình kinh doanh và quy trình hoạt động khác, phù hợp với tình hình mới.

Dù vậy, theo khảo sát của McKinsey, trong khi nhiều doanh nghiệp đã và đang xúc tiến quá trình chuyển đổi số, chỉ một tỷ lệ nhỏ đạt được kết quả mục tiêu đề ra.

Ngay cả doanh nghiệp trong các ngành dựa trên kỹ thuật số như Công nghệ (Tech), Truyền thông (Media) và Viễn thông (Telecom), tỷ lệ thành công cũng không vượt quá 26%, còn trong các ngành truyền thống như sản xuất ô tô và dược phẩm, tỷ lệ thành công chỉ là 4-11%. Nói cách khác, 70% doanh nghiệp đang cố gắng chuyển đổi số nhưng thất bại.

70% doanh nghiệp đang cố gắng chuyển đổi số nhưng thất bại.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn Kinh doanh Toàn cầu Bain & Company thực hiện với 1.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, tỷ lệ đạt được kết quả doanh thu như kỳ vọng khi thực hiện chuyển đổi số chỉ là 5%.

Những lý do khiến phần lớn doanh nghiệp không đạt được mục tiêu như kỳ vọng khi chuyển đổi số, có thể kể đến như khó khăn trong việc tiếp cận với công nghệ mới để đối phó với thay đổi nhanh chóng của thị trường, bắt kịp với đối thủ cạnh tranh và gánh nặng về tài nguyên (tài chính, thời gian, nhân lực) cho việc duy trì nền tảng, bổ sung thêm tính năng mới về sau.

Doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp để giải bài toán chuyển đổi số như nào?

Trước đây, trong môi trường kỹ thuật truyền thống, để hiện thực hoá giải pháp phần mềm, doanh nghiệp thường chọn phương án trực tiếp phát triển. Thông qua các công ty tư vấn, doanh nghiệp xác định nhu cầu cụ thể, các bước cần làm, công nghệ nên sử dụng để từ đó tự xây dựng hệ thống số theo nhu cầu riêng.

Tuỳ vào quy mô của dự án, có thể mất ít nhất 12 tháng để hoàn thiện khâu phát triển phần mềm. Sau đó, Operation Team sẽ được thành lập để vận hành phần mềm trên máy chủ, đảm bảo tài nguyên phần cứng hoạt động ổn định, bổ sung thêm máy chủ khi có yêu cầu cao hơn về tải, cũng như khả năng tính toán, không gian lưu trữ dữ liệu.

Thách thức của việc tự xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng

Khi tự xây dựng phần mềm, sẽ có một khoảng trống từ khâu chuẩn bị, phát triển đến lúc hệ thống đi vào vận hành. Vì thế, doanh nghiệp có khả năng sẽ đánh mất cơ hội thâm nhập thị trường. Hơn nữa, sau khi phát triển phần mềm, đôi lúc sẽ phát sinh thêm những yêu cầu mới cho hệ thống, mà lúc trước chưa tính đến ở khâu lập kế hoạch, vì thế doanh nghiệp cần bổ sung thêm nguồn lực để đối phó với những cập nhật mới đó.

Bởi lẽ, nếu không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường đủ nhanh, doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ khác gạt ra khỏi cuộc chơi, dẫn đến việc không đạt được mục tiêu doanh thu đề ra ban đầu, khi thực hiện chuyển đổi số.

Tận dụng nền tảng dựa trên SaaS có thể là một phương án giải quyết vấn đề của chuyển đổi số

Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp đã chọn áp dụng các dịch vụ SaaS (Software as a Service) thay vì mua bản quyền hoặc tự phát triển phần mềm để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số. Thông qua dữ liệu về hiệu quả sử dụng SaaS, có thể xác nhận: Trong nhiều trường hợp, so với phương án trực tiếp tự phát triển phần mềm, sử dụng phần mềm dạng SaaS đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, đồng thời chi phí lại thấp hơn.

Sử dụng phần mềm dạng SaaS đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, đồng thời chi phí lại thấp hơn.

Phần mềm dạng SaaS giúp doanh nghiệp mau chóng đi vào hoạt động tăng trưởng với quy trình mới, từ đó đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng chuyển đổi số. Lợi thế của việc áp dụng SaaS là ​​chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, vì không cần đầu tư vào việc tự phát triển và vận hành, nhưng lại có thể tận dụng công nghệ mới và phần mềm cập nhật nhất.

Khi sử dụng SaaS, doanh nghiệp chưa có nền tảng máy chủ, vẫn có thể trải nghiệm được các chức năng của phần mềm. Do đó, rút ngắn thời gian triển khai chuyển đổi số, cắt giảm giảm được nguồn lực yêu cầu cho phát triển phần mềm, cũng như nhân sự vận hành máy chủ. Việc mau chóng thiết lập được môi trường kỹ thuật số, tăng trải nghiệm khách hàng có thể sẽ là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Vậy, nền tảng dữ liệu khách hàng CDP dựa trên SaaS là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform).

Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là một giải pháp bằng việc xử lý tập trung, thống nhất các loại dữ liệu cá nhân của khách hàng, cung cấp khả năng tương tác thời gian thực một cách kịp thời và chính xác, với nội dung thông điệp được cá nhân hoá, trên tất cả các kênh liên kết với khách hàng gồm Tiếp thị (Marketing), Vận hành (Operation), Dịch vụ (Service).

Thông qua việc sử dụng CDP, doanh nghiệp có thể quan sát tổng thể và thực hiện phân tích chi tiết dữ liệu khách hàng phân tán rải rác trên các kênh Web, Mobile App, DM (Direct Mail Marketing), TM (Telemarketing), offline cùng lúc tại cùng một nơi.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhờ nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Thông qua việc sử dụng CDP, doanh nghiệp có thể quan sát tổng thể và thực hiện phân tích chi tiết dữ liệu khách hàng đa kênh

Kết quả phân tích mang lại cho khách hàng trải nghiệm cá nhân hoá, giúp doanh nghiệp triển khai được các chiến dịch được tối ưu tại thời điểm hoặc hoàn cảnh mà khách hàng có khả năng tạo chuyển đổi cao.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể tạo 2 trang thanh toán A và B để so sánh kiểm thử. Sử dụng dữ liệu phân tích, doanh nghiệp sẽ biết được tỷ lệ khách hàng hoàn thành đơn hàng ở trang thanh toán nào cao hơn, từ đó tìm ra được các yếu tố cốt lõi nhằm nâng cao KPI doanh nghiệp mong muốn, thay đổi phương hướng triển khai để tỷ lệ chuyển đổi có xác suất cao nhất.

Nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS là nền tảng CDP tận dụng ưu điểm của phương thức cung cấp dịch vụ phần mềm dạng SaaS, giảm thiểu chi phí đầu tư, thời gian lên kế hoạch và phát triển, ngay lập tức thu thập dữ liệu khách hàng khi bắt đầu sử dụng dịch vụ phần mềm, đồng thời bằng việc kết nối kết quả phân tích với hoạt động Marketing đa kênh, doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường kỹ thuật số cần thiết gia tăng trải nghiệm khách hàng một cách nhanh chóng.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhờ nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Các giải pháp CDP dựa trên SaaS bên cạnh khả năng phân tích dữ liệu khách hàng tự thu thập được của doanh nghiệp (Fiirst Party Data) cũng có thể kết hợp với dữ liệu bên ngoài (Third Party Data) từ nền tảng DMP khác

Các giải pháp CDP dựa trên SaaS bên cạnh khả năng phân tích dữ liệu khách hàng tự thu thập được của doanh nghiệp (Fiirst Party Data) cũng có thể kết hợp với dữ liệu bên ngoài (Third Party Data) từ nền tảng DMP khác để khám phá nhiều insight mới. Với dữ liệu được tổ chức tập trung, kết hợp khả năng phân tích thông qua giao diện người dùng thân thiện, tối ưu cho phòng ban Marketing, không yêu cầu kỹ năng kỹ thuật phức tạp mới sử dụng được, nhà tiếp thị tăng trưởng (Growth Marketer) có thể tự tiến hành phân tích và tạo báo cáo về hiện trạng sử dụng dịch vụ, cũng như đánh giá phân loại khách hàng, đồng thời chia sẻ kết quả phân tích với team một cách thuận tiện.

Khi sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng CDP dựa trên SaaS, doanh nghiệp có thể kết nối dễ dàng với hệ thống CRM và TeleMarketing hiện có. Do việc kết nối không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và không phát sinh thêm chi phí, Growth Team chỉ cần tập trung vào nghiệp vụ cốt lõi mà thôi.

Không giống như phương pháp tự phát triển phần mềm, sự ra đời CDP dựa trên SaaS làm giảm gánh nặng về nguồn lực để duy trì/ bảo trì hệ thống, cập nhật các chức năng mới khi cần thiết. Vì nhà cung cấp cung cấp hỗ trợ nâng cấp phần mềm tự động và dịch vụ bảo trì để hệ thống vận hành trơn tru. Điều này làm giảm đáng kể rủi ro, thời gian và chi phí đầu tư từ quan điểm của người điều hành một doanh nghiệp.

Ưu điểm của nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Sự ra đời CDP dựa trên SaaS làm giảm gánh nặng về nguồn lực để duy trì/ bảo trì hệ thống, cập nhật các chức năng mới khi cần thiết.

Việc lựa chọn giải pháp phần mềm dạng SaaS tăng tốc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp mau chóng kiểm định được hiệu quả của việc đổi mới quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu số. Vậy thì khi áp dụng nền tảng dữ liệu khách hàng CDP dựa trên SaaS vào nghiệp vụ sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cụ thể như thế nào?

  • Cấu trúc chi phí: Đơn vị cung cấp phần mềm dạng SaaS có khả năng cung cấp môi trường dịch vụ phần mềm tốt với chi phí thấp, do tận dụng lợi thế triển khai theo quy mô lớn. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung nguồn lực vào nghiệp vụ cốt lõi như ra mắt dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu thay vì phải dàn trải nguồn lực cho các hoạt động IT phụ trợ cho kinh doanh và vận hành.
  • Cơ hội tăng trưởng: Bất kể quy mô như thế nào, bằng cách giảm thiểu các rào cản như cấu trúc chi phí, các vấn đề kỹ thuật phức tạp và cải thiện giao diện người dùng, doanh nghiệp sẽ tạo ra được cơ hội để tăng trưởng nhanh hơn.
  • Tính linh hoạt: Người dùng phần mềm dạng SaaS có thể truy cập dịch vụ mọi lúc, mọi nơi từ thiết bị có kết nối internet. Do đó, doanh nghiệp có thể hoạt động ở mọi nơi và người dùng có thể tận dụng giải pháp này bất kể vị trí nào.
  • Tính bền vững: Phần mềm dạng SaaS luôn sẵn sàng cập nhật tính năng mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thay đổi liên tục của người dùng. Phần mềm được cập nhật tự động phiên bản mới ổn định hơn, an toàn, nhiều tính năng mới hơn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm với môi trường kỹ thuật số được cung cấp qua SaaS để tập trung cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhờ nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Ưu điểm của nền tảng dữ liệu khách hàng dựa trên SaaS

Tổng kết

Để tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, doanh nghiệp cần phải nắm trong tay quy trình kỹ thuật, công nghệ mới một cách nhanh chóng. Chuyển đổi số trong kinh doanh hiện nay đã là một yêu cầu tất yếu trong cuộc cách mạng 4.0. Để hiện thực hoá chuyển đổi số, doanh nghiệp cần cung cấp nền tảng số kỹ thuật số cần thiết để nhân viên có thể tận dụng trong nghiệp vụ hàng ngày.

Sự ra đời của nền tảng dữ liệu khách hàng CDP dựa trên SaaS làm giảm gánh nặng của việc phải tự triển khai và nhanh chóng tạo ra một môi trường kỹ thuật số cho doanh nghiệp, để gia tăng trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp có thể xem xét việc áp dụng CDP dựa trên SaaS như một phương án giải quyết được vấn đề giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai chuyển đổi số và cắt giảm nhân lực vận hành hệ thống số. Trên hết, CDP là nền tảng giúp doanh nghiệp cung cấp thêm những giá trị mới tới khách hàng, giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ được cá nhân hoá và cuối cùng góp phần tạo ra thêm nhiều doanh thu hơn.

Sự ra đời của nền tảng dữ liệu khách hàng CDP dựa trên SaaS làm giảm gánh nặng của việc tự phải tự triển khai và tạo ra một môi trường kỹ thuật số cho doanh nghiệp.

Trong tương lai, chuyển đổi kỹ thuật số theo hướng dữ liệu có thể xem là xu hướng được ưu tiên hàng đầu. Khi doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện việc số hoá quy trình kinh doanh, tạo ra lượng lớn dữ liệu, họ sẽ gấp rút hơn trong việc cách mạng hoá khả năng truy cập và khai thác dữ liệu số của chính mình. Trong số nhiều loại hình dữ liệu mà doanh nghiệp sở hữu, chắc chắn dữ liệu về khách hàng sẽ là đối tượng đầu tiên cần đầu tư phát triển. Việc áp dụng CDP dựa trên SaaS có thể giúp doanh nghiệp đạt được một số mục tiêu kinh doanh nhanh chóng và rõ ràng.

Trong bài viết tiếp theo, adbrix Việt Nam sẽ thảo luận thêm về chủ đề chuyển đổi số (digital transformation), cụ thể là xem xét những điểm giống và khác nhau giữa sự ra đời của hệ thống ERP và quá trình chuyển đổi số hiện nay và trao đổi thêm về cách thức giúp cho doanh nghiệp hiện thực hoá chuyển đổi số một cách nhanh chóng và bền vững.