Content Marketing là gì? Công thức khi làm Content Marketing?
Dưới đây là nội dung về Content Marketing mà mình thường dùng trong những buổi training. Mặc dù chỉ ở mức cơ bản nhưng sẽ phần nào hữu ích cho bạn.
Bài viết là chia sẻ của tác giả Trần Trúc Lâm, Digital Marketing Specialist.
Một nhược điểm mà những người làm Content lâu năm hay gặp phải là quá say mê nội dung mà không rõ mình đang ở đâu và hướng tới điều gì. Ngược lại, khi họ quan tâm hoặc làm việc thiên về hệ thống quản lý, thì sẽ mất đi khả năng sáng tạo nội dung. Vì thế, việc cân bằng giữa sáng tạo và quản lý đóng vai trò rất quan trọng.
Tại sao nên quan tâm Content marketing?
Đầu tiên, hãy nói về xu hướng
Thực sự, nhu cầu tìm hiểu và triển khai Content Marketing đang ngày càng ‘hot’. Điều này có thể thấy rõ qua những biểu đồ và số liệu dưới đây.
Có thể thấy, trong vòng 6 tháng, nhu cầu cũng như các con số đã tăng cao rõ rệt, chứng tỏ sức hút của Content Marketing đang ngày càng lớn. Đây cũng là cơ hội cho các chuyên gia và khoá học tham gia vào thị trường này. Đồng thời, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ muốn đi sâu hơn vào lĩnh vực chuyên môn cũng rộng mở.
Tiếp đến là lợi ích và giá trị của Content marketing
Kết hợp với xu hướng trên, Content Marketing cũng phải chứng minh giá trị mang nó mang lại để thuyết phục doanh nghiệp, cũng như marketer đầu tư vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng liên quan. Thực tế, các công ty nước ngoài đã cho thấy Content Marketing mang lại nhiều giá trị và lợi ích:
- Với chủ doanh nghiệp: Content Marketing được nhìn nhận là phương pháp marketing mang lại doanh thu bền vững nhưng có chi phí đầu tư thấp hơn so với các phương pháp/ kênh marketing khác.
- Với Marketer: Content Marketing giúp đạt được các mục tiêu sau:
- Tăng nhận thức thương hiệu
- Tạo khách hàng tiềm năng (Lead)
- Tăng sự tương tác
- Bán hàng
- Nuôi dưỡng khách hàng và khách hàng tiềm năng
- Duy trì lòng trung thành của khách hàng
- Sự giới thiệu
- Bán chéo, bán gia tăng
Dưới đây là kết quả khảo sát vào năm 2015 về tầm quan trọng của Content Marketing trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Vậy Content Marketing là gì?
Trước khi bàn về khái niệm, mình muốn đưa ra những hiểu lầm thường gặp về Content Marketing. Và đây cũng là cách để bạn trả lời với “dân ngoại đạo”.
Content Marketing là:
- Cố gắng viết làm sao cho sáng tạo, lôi cuốn
- Cố gắng viết để bán được hàng
- Phải sáng tạo và mang tính giải trí cao
- Cung cấp thông tin có giá trị, thể hiện hiểu biết
- Tạo ra những infographic bắt mắt và video triệu view trên YouTube
Thực sự khi đối chiếu với những “nội dung” bạn từng biết hay thấy qua, thì bất cứ điều này trên đây đều có thể đúng.
Trên thực tế nhiều bạn sẽ theo đuổi một trong những điều trên khi làm Content Marketing. Điều này không sai, nhưng nếu xem đó là toàn bộ về Content Marketing thì không đúng.
Có rất nhiều định nghĩa về Content Marketing, nhưng dưới đây là những cách giải thích có thể giúp bạn sáng tỏ.
Định nghĩa 1:
Content Marketing là phương pháp/ kỹ thuật marketing chú trọng vào việc tạo và phân phối các nội dung có giá trị và phù hợp nhằm thu hút, giữ chân và dẫn dắt khách hàng mục tiêu đến hành động mang lại lợi ích.
Đây là là định nghĩa thường được dẫn ra trong các khoá học, sách về chủ đề này. Với mình thì cách giải thích này khá đầy đủ, nhưng lại khó hiểu đối với những bạn lần đầu biết đến. Bạn phải thực hành nhiều và đối chiếu lại thì mới nhận ra hết các ý trong định nghĩa này.
Định nghĩa 2 được trích từ Digitalmarketer:
Content marketing là giao thoa (intersection) giữa quảng cáo (advertising) và nội dung (content).
Theo mình, đây là định nghĩa đơn giản và đầy đủ để bất kỳ ai cũng có thể hiểu đúng về Content Marketing, ít nhất là khi mới bắt đầu, trước khi có thể hiểu được định nghĩa 1. Lần đầu xem thấy định nghĩa này, mình như giác ngộ ra ý nghĩa thực sự của những việc mình đang làm.
Có thời gian mình “cắm đầu” vào việc viết những bài blog dựa trên cảm nhận cá nhân khi làm việc với khách hàng hoặc chăm chút từng câu từ cho những bài review phim sao cho thật hay và hài hước. Cho đến khi nhận ra mục đích của việc làm Content Marketing, mình mới có hướng điều chỉnh tương ứng trong việc tạo nội dung.
Một ví dụ cụ thể theo định nghĩa này là 2 hình bên dưới.
Công thức làm Content Marketing
Vậy, làm Content Marketing có cần công thức không? Và công thức đó là gì? Đây là điều mình thường hỏi học viên, nhưng câu trả lời nhận được lại là công thức viết nội dung, viết một bài bán hàng hay viết blog.
Theo mình, công thức làm Content Marketing là:
Đây có thể vừa được xem là công thức làm Content Marketing, vừa là một chiến lược nội dung.
Một công thức đơn giản nhưng bao hàm được các yếu tố mà 2 định nghĩa bên trên đề cập. Nếu bạn biết cách tạo ra những nội dung tốt, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn sẽ thu hút một lượng khán giả/ thị trường cho mình. Khi đó, bạn có thể bán hàng thông qua quảng cáo đến nhóm khán giả đó.
Lấy ví dụ như trang blog cá nhân của mình:
- Nếu mình làm tốt, các nội dung của mình tiếp cận được nhiều người đọc. Khi họ thấy nội dung mình cung cấp có giá trị, họ sẽ thường xuyên quay lại và gắn bó với trang blog.
- Như vậy mình đã có một lượng khán giả nhất định trung thành với blog.
- Dần dần, mình nhận ra những vấn đề/ nhu cầu tiềm năng của nhóm độc giả này, mình có thể giới thiệu một số sản phẩm/ giải pháp thoả mãn nhu cầu đó và bán được hàng.
Case-study Content Marketing thành công
Mình sẽ giới thiệu một vài case-study làm Content Marketing mà theo mình đánh giá là tương đối thành công. Mỗi ví dụ sẽ có những chiến thuật Content Marketing khác nhau và có sự đặc sắc riêng trong việc triển khai chiến thuật đó. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định của mình, có thể hoàn toàn chưa phản ánh được quá trình của họ.
Ahrefs
Đây là công cụ mình theo dõi thường xuyên vì nó liên quan mật thiết đến con đường phát triển sự nghiệp của mình (Digital Marketing). Chiến thuật Content Marketing của Ahrefs được tóm lược như hình dưới đây:
A1Digihub
Đây là 1 startup khá nổi bật trong khoảng thời gian một năm gần đây với sản phẩm chính là công cụ trực quan hoá báo cáo, số liệu. Nhận thấy thị trường hiện tại khá khó tiếp nhận sản phẩm của mình, việc chạy quảng cáo thu traffic và chuyển đổi cũng không khả quan, nên họ đã chuyển hướng sử dụng Content Marketing, kết hợp Social Seeding.
ATP Software
Đây cũng là một công ty phần mềm khá có tiếng trong việc sở hữu nhiều sản phẩm. Mình “bén duyên” với ATP là nhờ lực lượng bán hàng hùng hậu của họ – những người sẵn sàng gửi lời mời kết bạn trên mạng xã hội để thực thi chiến thuật Profile Marketing.
Smart Convert
Đây là sản phẩm mình từng phụ trách làm Digital Marketing, một sản phẩm thuộc hệ Heatmap – Phân tích hành vi khách truy cập.
* Nguồn: Coclac