CTR là gì? Cách cải thiện tỷ lệ nhấp trong SEO
Chỉ số CTR (Click Through Rate) đặc biệt quan trọng đối với những người làm quảng cáo, đây là chỉ số giúp đánh giá sự thành công của một chiến dịch Digital Marketing.
Vậy CTR là gì mà quan trọng thế? Làm thế nào để tăng click-through-rate? Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây của mình nhé!
CTR là gì?
CTR ( viết tắt của Click Through Rate) là tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn và kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.
CTR là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị:
Số lần nhấp / Số lần hiển thị = CTR
Ví dụ: Quảng cáo của bạn được hiển thị 100 lần và có 10 người nhấp thì CTR của quảng cáo bằng 10 / 100 = 10%
Các dạng CTR và cách tính
Của quảng cáo
Đối với quảng cáo tiêu chuẩn, tỷ lệ nhấp của quảng cáo của bạn là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo riêng lẻ.
CTR của quảng cáo = Số lần nhấp / Số lần hiển thị quảng cáo
Ví dụ: nếu bạn nhận được 20 lần nhấp trong số 2000 lần hiển thị quảng cáo, CTR của quảng cáo của bạn sẽ là 1%.
Của trang
Tỷ lệ nhấp của trang là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang.
CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang
Ví dụ: nếu bạn nhận được 50 lần nhấp cho 1000 lượt xem trang, CTR của trang sẽ là 5%.
Yêu cầu truy vấn
Tỷ lệ nhấp truy vấn là số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia cho số lần truy vấn được báo cáo.
CTR truy vấn = Nhấp chuột / Truy vấn
Ví dụ: Nếu bạn nhận được 100 nhấp chuột trong số 1000 truy vấn, CTR truy vấn của bạn sẽ là 10%.
Chỉ số CTR đối với SEO
Công thức tính Click Through Rate trong SEO cũng giống vậy, tuy nhiên đây là số lần hiển thị không phải trả phí.
Thứ hạng trang của bạn trên công cụ tìm kiếm dựa vào mức độ phổ biến của website và theo pageview (lượt xem trang). Nói cách khác, CTR càng cao thì công cụ tìm kiếm càng đánh giá trang càng tốt. Vì vậy, hãy biến trang của bạn thành nơi mà mọi người đều muốn tới.
CTR bao nhiêu là tốt
Trong quảng cáo
Chỉ số CTR trong quảng cáo bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào mặt hàng mà bạn đang phục vụ. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chỉ số CTR của từng ngành để biết cụ thể hơn. Cách ngành nghề phổ thông sẽ có chỉ số phù hợp như sau:
-
AdWords: 2%
-
Facebook Ads: 0.9%
Trong SEO
CTR bao nhiêu là tốt đối với SEO? Một lời khuyên khi làm SEO là không ngừng đo lường và cải thiện nội dung hữu ích để gia tăng chỉ số CTR. Click Through Rate trong SEO càng cao càng tốt.
Cách để cải thiện CTR trong SEO
#1 Tối ưu nội dung tiếp thị
Việc tối ưu nội dung trang của bạn không những giúp giữ chân người đọc được lâu hơn (giảm Bounce rate) mà còn tạo chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
#2 Tối ưu tiêu đề (title)
Tiêu đề sẽ được hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm cùng với thẻ Meta Description. Thông tin trên tiêu đề của bạn sẽ khiến người tìm kiếm có quyết định “click” vào nó và đi tiếp hay không.
Hãy SEO tiêu đề trang bằng cách viết một tiêu đề thật ngắn gọn, súc tích nhưng phải chứa nội dung chính. Việc này sẽ thúc đẩy CTR của website lên rất nhiều.
#3 Tối ưu meta description
Thẻ mô tả (meta description) như một dòng quảng cáo ngắn gọn, giúp công cụ tìm kiếm và người dùng nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Hãy cố gắng tận dụng điều đó để tăng cường CTR của trang.
#4 Tối ưu URL
Nội đường dẫn ngắn gọn, xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu luôn là ưu tiên khi đặt URL. Bạn hãy tận dụng điều này để người tìm kiếm cảm thấy trang của bạn là một trang thân thiện, chứa nội dung họ cần.
#5 Sử dụng long-tail keyword
Những từ khóa dài là một phần quan trọng trong mọi chiến lược SEO. Chúng rất cần thiết cho các blog. Việc nghiên cứu các long-tail keyword và tích hợp chúng vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên.
Ví dụ như người dùng đang muốn tìm kiếm "Điện thoại Iphone 12" hay "Giá điện thoại Iphone 12"
Việc bạn sở hữu những từ khoá dài đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, bạn sẽ nhận được nhiều lượt click chất lượng thông qua những long-tail keyword.
#6 Rate (đánh giá)
Việc nhận được nhiều đánh giá kèm số lượng sao lớn, giúp người tìm kiếm nhận biết rằng trang của bạn cung cấp nội dung hữu ích và uy tín. Tuy nhiên, việc này như con dao 2 lưỡi, nếu bị rate quá thấp sẽ làm giảm độ uy tín cũng như sự hấp dẫn người tìm kiếm. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc việc này thật kỹ càng.
Hiển thị rate người trang tìm kiếm sẽ hấp dẫn người dùng hơn nhiều
#7 FAQ schema
FAQ Schema giúp trưng bày ra những câu hỏi liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của website giúp người dùng dễ dàng nhận ra câu trả lời dễ dàng.
Sử dụng FAQ Shema sẽ giúp bạn có nhiều vị trí hiển thị hơn trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm và làm tăng một lượng traffic đáng kể.
FAQ Schema sẽ giúp giải đáp những câu hỏi người dùng tìm kiếm và chiếm được nhiều vị trí trên SERPs
#8 Tối ưu hoá tốc độ load trang
Bạn nên biết rằng, lượt click sẽ không được tính nếu người dùng thoát ra ngay vì không thể đợi trang load xong. Ngoài ra, Google đã công bố tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng trong thuật toán của họ.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến vị trí trên trang kết quả trên Google. Do đó, cải thiện tốc độ website là ưu tiên hàng đầu để duy trì và tăng cường CTR.
Bạn có thể tham khảo các cách tối ưu tốc độ tải trang tại: Vietnix (Đây là một trong những site mình thấy chia sẻ về thủ thuật tải trang khá hay tại Việt Nam)
Kết luận
Như vậy, CTR là một chỉ số giúp đánh giá hiệu quả của một chiến dịch SEO. Bạn có thể đo lường chỉ số này thông qua Google Search Console, hãy thường xuyên tối ưu những điều trên để không ngừng tăng Click Through Rate Của trang bạn nhé!
Chúc bạn thành công trong SEO và hẹn gặp lại!