Kế hoạch Marketing - Mẫu chuẩn và đầy đủ nhất cho doanh nghiệp năm 2021
Doanh nghiệp hoạt động không có kế hoạch marketing giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy. Thiết lập kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp có những hoạt động hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu và định hướng tương lai.
1. Tại sao phải lập kế hoạch marketing?
Theo Wikipedia, lập kế hoạch Marketing có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đều có sự chuẩn bị kế hoạch Marketing kỹ càng để chiến dịch truyền thông đến trúng khách hàng mục tiêu. Bởi một bản kế hoạch Marketing đầu đủ và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp:
1.1 Xác định mục tiêu tốt hơn
Một kế hoạch marketing hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu cụ thể và phù hợp cho mình. Xác định mục tiêu chung chung là lỗi phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Các biểu mẫu kế hoạch marketing được gợi ý dưới đây sẽ dùng mô hình SMART để giúp bạn dễ dàng đặt ra mục tiêu cho kế hoạch marketing của mình.
1.2 Xác định trọng tâm
Các hoạt động marketing không có trọng tâm sẽ thật hỗn độn và không hiệu quả. Hãy tập trung vào những công việc cụ thể và hoàn thành tốt chúng. Tất nhiên là mọi thứ sẽ đều thay đổi theo thời gian, và marketing cũng vậy. Tuy nhiên, một kế hoạch marketing tốt sẽ xác định các hoạt động trọng tâm theo tháng và tăng hiệu quả công việc đáng kể.
1.3 Giữ sự thống nhất và nhất quán
Thành công sẽ không đến một sớm một chiều. Doanh nghiệp cần một kế hoạch để xây dựng từng bước phát triển và thiết lập các hoạt động xâu chuỗi thống nhất hướng đến mục tiêu cuối cùng. Sự nhất quán trong các hoạt động là chìa khóa để có chiến dịch marketing thành công.
2. Các hạng mục trong kế hoạch marketing
Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có từng hạng mục riêng. Dưới đây là 10 hạng mục chính trong bản kế hoạch marketing. Cụ thể:
- Tóm tắt dự án
- Tuyên bố sứ mệnh
- Phân tích thị trường
- Phân tích đối thủ
- Thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng mục tiêu
- Xác định mục tiêu và KPIs
- 4Ps Marketing
- Chiến lược định giá
- Kênh marketing
- Ngân sách marketing
2.1 Tóm tắt dự án (Executive summary)
Tóm tắt dự án cung cấp góc nhìn tổng quan nhất và khía cạnh nổi bật của kế hoạch marketing. Khi viết tóm tắt dự án, doanh nghiệp cần suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Bạn đang hướng đến khách hàng mục tiêu nào?
- Sản phẩm nào bạn tập trung?
- Bạn kết nối với đối tác nào để thành công?
- Làm cách nào để công ty bạn trở nên nổi bật và đem đến doanh thu tốt nhất?
- Bạn đang giải quyết vấn đề gì của khách hàng?
- Giải pháp của bạn là gì?
- Tại sao khách hàng nên sử dụng giải pháp đó ở thời điểm hiện tại?
2.2 Tuyên bố sứ mệnh (Mission statement)
Tuyên bố sứ mệnh bao gồm sứ mệnh và tầm nhìn của công ty, giá trị cốt lõi, và mục tiêu kinh doanh của công ty. Lời tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn, súc tích và quyền lực.
2.3 Phân tích thị trường (Market Analysis)
Trong một kế hoạch marketing, phân tích thị trường là tìm ra các cơ hội và rủi ro của thị trường. Bạn nên cân nhắc lựa chọn hai mô hình sau để nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp:
- Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh: xác định mức cạnh tranh trong ngành bạn kinh doanh
Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter
- Mô hình SWOT: xác định những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực hoặc tính cực lên doanh nghiệp bạn
Mô hình SWOT trong kế hoạch marketing chuyên nghiệp
2.4 Phân tích đối thủ
Bước quan trọng tiếp theo là doanh nghiệp cần nắm được khả năng cạnh tranh và tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực/ngành bạn đang kinh doanh. Đừng chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn mà bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Để thu thập thông tin về đối thủ hiệu quả, bạn thử phân tích theo mẫu sau:
Mẫu phân tích đối thủ trong kế hoạch marketing
2.5 Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng mục tiêu
Khi xác định thị trường mục tiêu, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi mua hàng của từ các phân khúc khách hàng. Bạn cũng có thể đánh giá cơ hội thị trường cho các phân khúc khách hàng tiềm năng và hiện tại bằng dung lượng thị trường, tiềm năng phát triển và các rủi ro.
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về nhóm hàng mục tiêu, hãy phân tích thông tin đó để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn càng mô tả họ chi tiết bao nhiêu, chiến dịch marketing của bạn sẽ có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Mẫu xác định chân dung khách hàng mục tiêu
2.6 Xác định mục tiêu và KPIs
Mục tiêu của kế hoạch marketing và mục tiêu kinh doanh của công ty bạn nên trùng khớp nhau và hỗ trợ cho nhau. Dùng quy tắc SMART để xác định mục tiêu cho kế hoạch marketing của bạn và xác định KPIs để hiện thực hóa những mục tiêu đó.
2.7 Chiến lược 4Ps Marketing
Marketing hỗn hợp 4Ps được sử dụng như một công cụ hiệu quả để có một chiến dịch marketing thành công. Hãy tham khảo mẫu dưới đây để xây dựng chiến lược marketing 4Ps của riêng bạn.
Chiến lược marketing 4Ps
2.8 Chiến lược định giá (Pricing strategy)
Có 3 cách để định giá sản phẩm, nhưng dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần cân nhắc ba yếu tố sau:
- Giá cả tương xứng với giá trị của nó
- Giá của sản phẩm công ty đối thủ
- Độ nhạy cảm về giá của khách hàng
2.9 Kênh marketing (Marketing Channel)
Trong thời đại số, khách hàng có rất nhiều kênh marketing tiếp cận với sản phẩm. Bạn nên lựa kênh marketing sáng suốt và phù hợp với chiến lược thương hiệu của công ty. Một vài kênh doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Content marketing (tiếp thị nội dung)
- Social media (mạng xã hội): Facebook, sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee,…) hay sàn thương mại nước ngoài (Amazon, Alibaba,..)
- Bán hàng tại điểm bán: thông qua nhà phân phối, siêu thị, tạp hóa, chợ,…
Tùy vào sản phẩm, bạn sẽ lựa chọn kênh bánh hàng/ kênh Marketing phù hợp với doanh nghiệp mình. Nên nhớ, khi tập trung bán trên các kênh, bạn cần có “độ phủ” để khách hàng nhận biết đến thương hiệu, và “độ sâu” để từng kênh sản phẩm đúng trọng tâm và nhu cầu khách hàng.
2.10 Ngân sách marketing (Marketing budget)
Không có một công thức chung hay quy tắc nào để tính cụ thể ngân sách cho hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp. Bởi ngân sách cho marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay doanh nghiệp lâu năm)
- Ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (ngành hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm, hay nghành bất động sản, xây dựng,…)
- Kênh marketing doanh nghiệp lựa chọn (Kênh Online, Offline hay kết hợp cả hai O2O,…)
Bạn có thể quyết định ngân sách marketing dựa vào tiêu chuẩn chung của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, hoặc áp dụng quy tắc ngón tay cái dành ít nhất 20% doanh thu đầu tư vào marketing.
Download ngay Mẫu kế hoạch marketing cho doanh nghiệp bạn tại đây:
TẠM KẾT
Kế hoạch marketing là yếu tố cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn chưa lập kế hoạch Marketing bài bản thì hãy bắt đầu từ bây giờ để gia tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp mình.
Với sứ mệnh “Nâng tầm thương hiệu Việt”, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khí cho hơn 5.000+ khách hàng, CEO/ Marketers, góp phần đưa các doanh nghiệp tiến bước trên con đường phát triển
Nguồn: Sao Kim Branding