Top 5 Nhà Quản Trị Nhân Sự Đại Tài Ngành Công Nghệ
“Con người” là yếu tố “then chốt” quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sở hữu khối lượng lớn tài sản, máy móc thiết bị hiện đại hay một thương hiệu lâu đời. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không có phương pháp quản trị nhân sự hiệu quả ắt nguồn tài nguyên đó sẽ “vơi” dần.
Với ngành công nghệ, việc quản lý nhân sự càng là thách thức đối với các doanh nghiệp do đặc trưng ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao do đó nhà quản lý cần am hiểu mọi vấn đề để quản lý nhân viên hiệu quả.
Sau đây là top 11 nhà quản trị đại tài trong ngành công nghệ hiện nay:
1. Jeff Bezos – Amazon
Jeff Bezos – Amazon
Jeff Bezos – CEO của Amazon, người tiên phong trong ngành thương mại điện tử của nhân loại. Ông là người có khả năng nhận định thị trường và còn là một người lãnh đạo đại tài. Bezos được biết đến như một người nghệ sĩ chèo lái con thuyền Amazon với số lượng nhân viên đỉnh cao như ngày hôm nay.
Bezos đã xây dựng từ một công ty nhỏ bé vô danh thành một công ty lớn mạnh dựa trên sự quản lý và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp. Thành quả là đội ngũ Amazon hiện nay đã mang về 164 triệu khách hàng.
Câu chuyện “chiếc ghế trống” là một ví dụ điển hình về tài quản trị nhân sự của Bezos. Trong giai đoạn Amazon mới thành lập, Bezos đã đưa một “chiếc ghế trống” vào phòng họp và thông báo với các giám đốc điều hành cấp cao trong công ty rằng: “khách hàng đang ngồi trên chiếc ghế trống” này.
Ông tuyên bố đây là nhân vật quan trọng nhất trong phòng họp. Bezos đã khiến nhân viên hiểu tầm quan trọng khách hàng trong mọi quyết định của cuộc họp và sự phát triển của Amazon trong tương lai.
Do đó, trong các cuộc họp mọi quyết định đều được xem xét kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu của khách hàng, giống như đang có khách hàng ngồi đó thật sự.
2. Tim Cook – Apple
Nếu Steve Jobs là thiên tài biến các ý tưởng thành sản phẩm đỉnh cao thì Tim Cook lại giúp Apple ngày càng vững mạnh về cách kinh doanh.
Tim Cook đã rất thành công trong vai trò CEO của Apple, ông được mệnh danh “nhà quản trị thiên tài” của Apple.
Các quyết định của Tim Cook ở vị trí CEO cho thấy tài năng quản lý con người xuất chúng trước những thách thức thật sự đáng chú ý của Tim Cook và ông xứng đáng là một tấm gương lớn cho các doanh nghiệp hiện nay.
Nếu Jobs là người đã đưa Apple trở lại trước bờ vực phá sản.
Cook là người đã tiếp quản công ty trở nên hưng thịnh. Dù bị nghi ngờ về khả năng thành công, ông vẫn luôn chứng tỏ năng lực quản trị của mình và đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới.
Tim Cook đã xây dựng tinh thần tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên tại công ty. Nhờ việc gắn kết các thành viên trong công ty, Cook đã ngày càng được tín nhiệm và nhanh chóng đưa Apple trở thành thương hiệu đứng đầu thế giới không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Tim Cook là một nhà lãnh đạo nghiêm khắc trong công việc nhưng ông vẫn luôn dùng sự chân thành của mình để tiếp thêm động lực cho nhân viên. Ông luôn tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất dựa trên lợi ích của họ.
3. Larry Page – Google
Larry Page là một nhà lãnh đạo đa tài người đã và đang chống chèo con thuyền Google.
Larry Page từng nhận được nhiều lời chỉ trích trong những năm gần đây. Tuy nhiên ông vẫn luôn kiên định với mục tiêu và định hướng ban đầu của mình.
Trong công tác quản lý nhân sự, Larry page là người ưu tiên người tài và có những góc nhìn lạ lẫm.
Trước tin đồn bị Twitter dụ dỗ nhân tài của công ty, Larry Page đã nhanh chóng quyết định thiết lập lại cấu trúc tổ chức và trao chức vụ CEO Google cho Pichai.
Hành động của Harry đã thể hiện phẩm chất quản lý vượt trội của một nhà quản trị nhân sự xuất sắc. Ông không giữ quyền lợi cho riêng mình mà luôn suy nghĩ vì lợi ích chung của tổ chức.
Triết lý quản trị của Larry Page:
Luôn làm việc chăm chỉ
CEO Alphabet Larry Page chia sẻ.“Dùng một câu để mô tả cách bạn thay đổi thế giới? Luôn luôn làm việc chăm chỉ với những điều thú vị nhưng đừng bao giờ tự hài lòng”
Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, hãy khiêm tốn
Theo Larry Page cho rằng: để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn hãy khiêm tốn khi đánh giá bản thân. Đây là cách phân biệt giữa một nhà lãnh đạo giỏi với những nhân viên bình thường.
Không coi tiền là tất cả đối với nhân viên
Nhà lãnh đạo giỏi là người biết quan tâm, chia sẻ với đồng nghiệp, nhân viên.
CEO Alphabet Larry Page chia sẻ rằng, không phải nhân viên nào cũng có mục đích làm việc vì tiền bạc. Mặc dù tiền lương, thưởng đóng vai trò quan trọng nhưng nhân viên luôn muốn làm việc với những nhà lãnh đạo thông minh, biết khuyến khích, hỗ trợ người khác làm việc và tạo ra môi trường làm việc tốt.
4. Anne Mulcahy – Xerox
Anne Mulcahy được mệnh danh là bà hoàng thuyết phục. Bà chính là cứu tinh của Xerox trước bờ vực phá sản.
Khủng hoảng vào những năm 2000 nhưng Anne đã nhanh chóng đưa Xerox quay trở lại nhờ khả năng thuyết phục và động viên của mình.
Ngày nay, doanh thu của Xerox đạt tới con số 17 tỷ USD mỗi năm, với các chi nhánh hoạt động tại 130 nước trên thế giới, phục vụ 5 triệu khách hàng. Nhà máy sản xuất của Xerox nằm tại châu Mỹ, châu Á và châu Âu.
Trong thời gian công ty căng thẳng nhất, hành động khiến nhân viên khâm phục nhất ở bà chính là quyết định “không cắt ngân sách nghiên cứu” mặc dù công ty đang chịu rất nhiều áp lực về tài chính.
Anne là người luôn lắng nghe nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư của mình.
Anne luôn cho phép nhân viên đòi hỏi những mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thực hiện cam kết với khách hàng. Cùng với khả năng thuyết phục đại tài của mình, Anne đã khiến đội ngũ nhân viên của mình tận tụy với công việc, sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để vực dậy công ty.
5. Brad Smith- Intuit
Brad Smith- Intuit
Khi nhắc đến công ty phần mềm và tài chính thành công nhất thế giới chúng ta không thể không nhắc tới cái tên “Intuit”. Đây là công ty chuyên sản xuất phần mềm với nhiều ứng dụng hữu ích.
Intuit ra đời vào năm 1983, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm của Intuit na ná với Quicken. Điều đó khiến cho Intuit bị cho là “kẻ đến sau” và luôn bị sự soi mói từ khách hàng.
Brad Smith – CEO của Intuit, người đã đưa Intuit ra khỏi “cái bóng” của kẻ đến sau. Ông đã khẳng định vị thế và uy tín của Intuit qua từng ngày, từng giờ không ngừng sáng tạo và đổi mới cách quản lý của mình.
Chính nhờ sự nhiệt huyết của ông đã xây dựng nên một đội ngũ chuyên viên nghiên cứu chuyên nghiệp với hơn 8000 nhân sự.
Hiện nay Intuit đang là cái tên cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới với số vốn gần 17 tỷ đô la và có trong tay đội ngũ nhân viên hùng hậu.
* Nguồn: Fastwork.vn