Xu hướng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp bắt kịp thị trường trong năm 2021
Năm 2020 là một năm đầy biến động và không thể ngờ tới với toàn thế giới. Chỉ với 6 tháng cuối năm đã tạo nên cơn lốc chuyển đổi số, số lượng bằng cả một thập kỷ trước đó. Các doanh nghiệp đang vừa tăng tốc vừa mở rộng quy mô, chạy đua với cuộc chiến Covid-19. Dưới đây là những dự đoán xu hướng chuyển đổi số trong năm 2021 của các chuyên gia mà doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo.
1.5G (5th Generation) - Thế hệ thứ 5 của mạng xã hội sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn
Khi Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến những cuộc gặp mặt trực tiếp thì những cuộc hội nghị, làm việc từ xa, học online trở thành việc bắt buộc thì việc kết nối internet quan trọng hơn bao giờ hết. Việc sử dụng điện thoại, ipad, máy tính và các thiết bị điện tử tăng lên đột biến. Lúc này những kết nối cần đến internet mạnh mẽ: truyền tải nhanh, kết nối được nhiều thiết bị, không bị nhiễu sóng khi sử dụng. Internet 5G sẽ phát huy hết khả năng của mình như: mạng 5G có tốc độ nhanh hơn 100 lần so với mạng 4G, tải 1 bộ phim dài 2 giờ trong vòng 10 giây, kết nối hơn 100 lần số lượng thiết bị cùng 1 lúc (điện thoại thông minh, máy móc hạng nặng, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cảm biến ngoài trời,…), truyền tải tín hiệu angten tập trung đến các thiết bị không gây chập chờn khi sử dụng.
Với việc xử lý thông tin ở tốc độ cao thì vấn đề của 5G là thời lượng sử dụng pin. Tuy nhiên điều này sẽ không phải là trở ngại to lớn với những nhà làm chip di động.
2. Vấn đề an ninh mạng
Khi chưa trải qua một năm sử dụng internet toàn cầu như năm 2020 thì an ninh mạng đã là vấn đề khiến các chuyên gia quan tâm hàng đầu. Nhưng dựa vào tình hình đảo lộn bởi dịch bệnh, tin tặc đã tấn công vào các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020 các cuộc tấn công vào ngân hàng đã tăng 238%, các cuộc tấn công vào máy chủ tăng hơn 600% (Forbers, 2020). Khi không còn làm việc chung dưới một hệ thống an ninh, các công ty bắt buộc phải sử dụng những kênh truyền tải thông tin có mức độ bảo mật cao, ngoài ra còn phải có những chiến lược bảo vệ kho dữ liệu của mình, sau đó mở rộng sang các thiết bị gia đình và thiết bị di động làm tại nhà.
3. Công nghệ điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây được dự đoán sẽ là xu hướng của năm 2021. Việc sử dụng những phần cứng, phần mềm, ứng dụng, hệ thống lắp đặt phức tạp, dữ liệu nặng, mất công lưu trữ sẽ không còn được sử dụng nhiều trong tương lai gần. Thay vào đó là việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp tiết kiệm đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu, mọi dữ liệu được đồng bộ hóa trên đám mây giúp cho việc lưu trữ và bảo mật đạt mức tuyệt đối, tránh những trường hợp hư hỏng ổ cứng dẫn đến việc mất mát dữ liệu. Ngoài ra, người dùng có thể truy cập internet để sử dụng một cách dễ dàng mà không cần phải dùng đến những cài đặt phức tạp. Chỉ cần một vài những thao tác đơn giản công nghệ điện toán đám mây có thể triển khai ở bất cứ đâu, điều này sẽ mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
4. Trải nghiệm người dùng
Tại sao các ông lớn của ngành bán lẻ lại cạnh tranh nhau trong cuộc chạy đua về trải nghiệm khách hàng tiêu dùng? Một số thống kê sau đây có thể làm rõ điều đó:
- Những khách hàng nhận được được trải nghiệm cá nhân hóa thương có tỷ lệ quay trở lại mua hàng cao hơn 44% so với các khách hàng bình thường.
- 9/10 khách hàng nói rằng họ muốn có được một trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các kênh
- 75% các nhà bán lẻ cho rằng, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng của họ trên các kênh là điều vô cùng quan trọng.
Khi khách hàng không quá quan tâm về giá mà cần những sản phẩm chất lượng và một trải nghiệm tuyệt vời khi mua hàng thì việc mang đến cho họ một quy trình trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Chỉ cần ngay từ nốt chạm đầu tiên đã có những phiền toái thì khả năng 90% họ sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ.
Lấy khách hàng làm trung tâm đang là hướng đi của hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới vì họ biết rằng khách hàng rất tinh tế để nhận ra điều này. Do đó việc giáo dục trải nghiệm khách hàng là mục tiêu quan trọng trong việc bắt kịp xu hướng chuyển đổi số 2021.
5. Đầu tư vào chuyển đổi số
Trong giai đoạn mọi lĩnh vực đều được số hóa, điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, hạn chế các rủi ro và cải thiện khả năng ra quyết định của nhân viên và lãnh đạo.
Do đó, Novaon mang đến cho khách hàng doanh nghiệp những giải pháp chuyển đổi số như: OnSales CRM – Phần mềm quản trị dữ liệu, tăng trưởng doanh thu. OnSign – Hợp đồng điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Với OnSales CRM doanh nghiệp sẽ quản lý được đa kênh trên phần mềm dữ liệu tập trung, các thông tin quan trong của khách hàng sẽ được bảo mật dữ liệu tuyệt đối. OnSales CRM sẽ chăm sóc khách hàng tự động từ đa kênh. Sau đó đo lường chuyên sâu để báo cáo nhanh chóng và hiệu quả. Hiệu suất của nhân viên cũng được ghi lại để tính lương thưởng. Để được tư vấn và trải nghiệm các doanh nghiệp có thể truy cập vào link sau: https://bit.ly/3mVVGkf.
Bên cạnh đó, khi những biện pháp giãn cách xã hội vẫn còn được Chính phủ áp dụng thì việc ký kết truyền thống là không khả thi. Vậy hợp đồng điện tử là giải pháp tối ưu không chỉ trong giai đoạn này mà còn là xu hướng chuyển đổi số trong tương lai gần. Doanh nghiệp có thể ký kết mọi lúc mọi nơi, nhắc nhở khi đến phiên ký, thiết lập luồng ký tự động theo quy trình được định sẵn, mở cổng tích hợp với mọi hệ thống và quan trọng hơn cả là bảo mật thông tin tuyệt đối, tối thiểu 10 năm. Doanh nghiệp có thể trải nghiệm sản phẩm tại link sau: https://onsign.onfinance.asia/