Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Shopee đang là sàn TMĐT có lượt truy cập dẫn đầu tại Việt Nam, vậy nên không có gì khó hiểu khi hàng chục ngàn nhà bán hàng đang tập trung đẩy mạnh kênh bán này. Cạnh tranh càng gay gắt, người kinh doanh càng cần phải cân nhắc nhiều cách thức hơn để tăng lượng đơn hàng bán ra.

Tất nhiên, mỗi ngành hàng đều có những cách riêng để tăng đơn, nhưng vẫn có nhiều phương pháp chung mà shop (gian hàng) nào cũng có thể tham khảo. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10 cách thức giúp gian hàng của bạn bán được nhiều hàng hơn, dù cho bạn đang kinh doanh sản phẩm nào trên sàn Shopee.

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Cách tăng đơn hàng trên Shopee hiệu quả

Trước tiên, để bắt đầu tự bán hàng trên Shopee bạn phải cân nhắc xem liệu có đáp ứng được những tiêu chí sau:

Sau khi đảm bảo mình có những yếu tố cần thiết trên (hoặc có nguồn lực giúp bạn làm những điều trên), bạn có thể tự tin hơn khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee. 10 cách tăng đơn hàng trên Shopee dưới đây có thể áp dụng được cho cả người mới kinh doanh và những shop đã bán lâu năm nhưng chưa đạt được lượng đơn hàng mong muốn.

1. Đầu tư hình ảnh và video cho sản phẩm

Hình ảnh bên ngoài

Hình ảnh là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định liệu khách hàng sẽ click xem sản phẩm của bạn hay của đối thủ. Hình ảnh sản phẩm càng bắt mắt sẽ thu hút càng nhiều lượt truy cập, từ đó tăng khả năng ra đơn.

Hình ảnh thu hút người xem sẽ có những tiêu chí sau:

  • Sản phẩm phải là trung tâm
  • Chất lượng ảnh tốt, thể hiện đủ các chi tiết sản phẩm
  • Thể hiện được thông tin đúng nhu cầu của khách hàng (bằng chữ hoặc hình ảnh)
  • Bao gồm quà tặng (nếu có)
  • Phông nền phù hợp với sản phẩm

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Các hình ảnh sản phẩm bên trong kèm video

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, hoặc có nhiều góc cạnh sản phẩm cần thể hiện, thì bạn nên chụp hết các góc nhìn. Đặc biệt, nếu có thể quay video để thể hiện chân thực sản phẩm, shop của bạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn.

2. Tối ưu SEO

Một cách để shop có nhiều lượt tiếp cận mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo là tối ưu SEO cho shop và từng sản phẩm. SEO trên Shopee đơn giản hơn so với việc SEO trên website, các đầu việc cần làm cơ bản như sau:

  • Nghiên cứu từ khoá, sử dụng kết hợp công cụ ngoài và trong Shopee
  • Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO, kích thước nên là hình vuông, tên file có chứa từ khoá
  • Tên Shop nên đặt theo từ khoá
  • Tiêu đề sản phẩm nên chứa từ khoá chính và phụ, tránh những từ khoá không liên quan
  • Mô tả chứa từ khoá chính và phụ, từ khoá nên đặt hợp lý, không spam, cuối mô tả nên đặt #hashtag

Việc SEO sẽ tốn nhiều thời gian và cần bạn nghiên cứu, cập nhật liên tục. Tuy nhiên kết quả của nó rất đáng để thử.

3. Tận dụng kênh Marketing trên Shopee

Kênh marketing là một trong những công cụ Shopee hỗ trợ khá mạnh mẽ cho người bán. Nếu bạn muốn tăng đơn hàng trên Shopee thì nhất định không được bỏ qua.

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Hiện tại có những công cụ sau đây:

  • Chương trình của tôi: Giúp giảm giá trực tiếp sản phẩm xuống khi bạn đã set mức giá sản phẩm cao hơn giá gốc. Lưu ý: Mức giảm không được vượt quá 50%.
  • Mã giảm giá của tôi: Mã giảm giá từ shop tạo thêm để khách hàng có thể sử dụng trực tiếp, giảm theo % giá trị sản phẩm hoặc giảm theo số tiền.
  • Flash Sale của Shop: Chương trình dành cho những shop đạt đúng tiêu chí mà Shopee đưa ra. Người bán có thể tự tạo ra flash sale cho shop của mình, đây là cách giúp bạn tăng độ hiển thị và muốn tạo những deal giảm hơn 50% so với giá sản phẩm ban đầu.
  • Combo khuyến mãi: Bán theo combo sẽ giúp bạn gia tăng đơn hàng nhanh chóng (Tìm hiểu về tính năng & hướng dẫn combo khuyến mãi trên Shopee).
  • Mua kèm deal sốc: Là công cụ marketing khá hiệu quả với 2 chương trình “giảm giá khi mua kèm” và “mua để nhận quà” giúp bạn gia tăng đơn hàng và doanh thu hiệu quả (Tìm hiểu tính năng mua kèm deal sốc).
    Lưu ý: Combo khuyến mãi và mua kèm deal sốc bạn chỉ được lựa 1 trong 2.
  • Xu của Shop: Làm phần thưởng thu hút khách hàng tham gia vào những hoạt động của Shop như livestream, mini game...
  • Tin nhắn quảng bá: Giống như chatbot, nhưng khác ở chỗ Shopee đã phân chia 3 chiến dịch sẵn giúp bạn như tiếp cận người đã theo dõi, người mua đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán hay người mua đã mua hàng nhưng chưa đánh giá.
  • Ưu đãi Follower: Giúp tăng follow hiệu quả cho shop bằng cách tạo ra những chương trình giảm giá cho từng sản phẩm.
  • Quảng cáo Shopee: Hiện tại có 3 dạng quảng cáo chính trên Shopee là đấu thầu từ khoá, quảng cáo khám phá và quảng cáo Shop Ads.
  • Top sản phẩm bán chạy: Giúp bạn hiển thị nổi bật trên trang chủ shop với những sản phẩm chủ lực và bán chạy nhất shop.

Bạn nên cân nhắc sử dụng hết các công cụ Marketing mà Shopee cung cấp để đạt hiệu quả kinh doanh cho shop của mình.

4. Sản phẩm phễu

Sản phẩm phễu là những sản phẩm được bán với giá rẻ, không lãi nhiều, hoà vốn hoặc thậm chí “lỗ” trong mức chấp nhận được. Sản phẩm phễu thu hút khách hàng ghé shop và mua thêm các sản phẩm khác để hưởng ưu đãi (khuyến mãi của shop hoặc được giảm giá vận chuyển).

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Để tận dụng sản phẩm phễu hiệu quả bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Tham gia deal 1k của Shopee: Là chương trình chỉ khi nào Shopee chủ động liên hệ thì bạn mới có thể tham gia
  • Tạo chương trình “mua kèm deal sốc” tặng kèm với sản phẩm chủ lực.
  • Chạy quảng cáo nội sàn nhưng nên để ý về mức giá đấu thầu (chi tiết hơn ở mục 6).
  • Share lên các kênh khác như website (nếu có traffic sẵn), Fanpage, Instagram, group Facebook... nhưng để viral hơn thì bạn nên tạo mini game.

Khi đầu tư cho sản phẩm phễu càng nhiều thì sản phẩm đó càng có cơ hội được hiển thị tự nhiên ở những vị trí cao, lúc này bạn dùng thêm những công cụ “tạo mã giảm giá” ở “kênh marketing” để kích cầu thêm cho khách hàng.

5. Tham gia các chương trình trên Shopee

Chương trình Shopee (Shopee Marketing) nằm trong mục công cụ kênh marketing và có rất nhiều chương trình bạn có thể tham gia. Để đủ điều kiện tham gia thì ít nhất lĩnh vực sản phẩm của bạn phải phù hợp với deal Shopee đưa ra. Chúng thường là các chương trình giảm giá khá sâu: 1k, 10k, 99k hay 50%, 70%... vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có thể lỗ trong mức cho phép trong vòng vốn shop mình.

Ngoài ra, nếu shop bạn có tiềm năng phát triển thì vào những đợt sale lớn như 9/9, 11/11 hay 12/12, Shopee sẽ chủ động liên hệ bạn để thương lượng deal. Đây là những deal giúp bạn có nhiều cơ hội hiển thị và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

6. Chạy quảng cáo nội sàn

Nếu bạn muốn nhanh ra đơn và gia tăng số lượng đơn hàng thì nên chạy quảng cáo trên Shopee. Hiện tại Shopee có 3 dạng quảng cáo sau:

  • Đấu thầu từ khoá
  • Quảng cáo khám phá (trước đây là quảng cáo liên quan)
  • Quảng cáo Shop Ads (chỉ dành cho shop yêu thích & Shopee Mall, nhưng nếu shop bạn có tốc độ tăng trưởng tốt thì Shopee vẫn sẽ mở cho bạn)

Các sản phẩm có chạy quảng cáo sẽ hiển thị chữ Tài trợ trên hình ảnh chính.

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Chạy quảng cáo chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi bạn đã chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết cho shop như:

  • Trang trí bên ngoài cho shop, thật bắt mắt trên giao diện mobile
  • Đầu tư hình ảnh/video chi tiết sản phẩm
  • Mã giảm giá sản phẩm
  • Những chương trình ưu đãi kèm theo
  • Feedback chất lượng về sản phẩm

Lưu ý: Bạn nên chạy quảng cáo ít nhất 10-15 ngày thì mới có được những chỉ số thống kê để phân tích.

7. Kéo traffic ngoài sàn

Nếu bạn đã có sẵn traffic từ những kênh bán hàng khác như: website, Facebook, Instagram, YouTube, TikTok... thì nên tận dụng để kéo về shop trên Shopee và gia tăng đơn hàng.

8. Tăng trải nghiệm của khách hàng tại shop

Dù chất lượng và mức giá sản phẩm của bạn tốt, nhưng nếu khách có trải nghiệm tệ khi mua hàng thì lượng đơn hàng sẽ khó tăng cao. Vì khi mua Online, khách hàng thường dựa vào rview từ người mua trước để đưa ra quyết định.

Để tạo được thiện cảm với khách hàng bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Cải thiện tốc độ trả lời tin nhắn. Cài đặt trước tin nhắn tự động để tăng thêm độ chuyên nghiệp cho shop bạn.
  • Tư vấn hỗ trợ nhiệt tình về sản phẩm.
  • Hỏi thăm, chăm sóc khách hàng theo từng giai đoạn: Hỏi thăm, đặt hàng/ thanh toán, quá trình vận chuyển đơn hàng và trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm sau khi nhận hàng, giúp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
  • Hướng dẫn chi tiết quy trình đổi trả nếu sản phẩm có lỗi, và dĩ nhiên bên bạn sẽ chịu mọi chi phí phát sinh.
  • Nên chủ động nhắn trước cho khách hàng nếu shipper có chậm trễ trong việc lấy và giao hàng.

Ngoài ra, viết hoặc in thư cảm ơn khách hàng và kẹp trong sản phẩm cũng là cách đơn giản nhưng khả năng mang lại đánh giá tốt cho sản phẩm là rất cao.

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

9. Theo dõi, phân tích và tối ưu tình trạng bán hàng của shop

Bạn nên theo dõi những chỉ số bán hàng thường xuyên để tối ưu shop như:

  • Lượt xem, lượt truy cập
  • Sản phẩm nào được xem nhiều
  • Tỷ lệ thoát trang (càng thấp càng tốt)
  • Số lượng sản phẩm thêm vào giỏ hàng

Để xem được những chỉ số trên bạn vào mục phân tích bán hàng.

Kinh doanh trên Shopee: 10 cách tăng đơn hàng

Ví dụ: Nếu như lượt truy cập và tỷ lệ thoát trang đều cao, hay sản phẩm thêm vào giỏ hàng nhiều mà tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn phải tối ưu lại sản phẩm từ hình ảnh, mô tả, giá cả, mã khuyến mãi cho đến cả feedback. Đây là những chỉ số thể hiện tình trạng bán hàng hiện tại trên Shop mà bạn cần phải theo dõi thường xuyên để có những thay đổi kịp thời.

10. Sử dụng tính năng Shopee Live

Shopee Live là tính năng hỗ trợ người bán livestream để bán các sản phẩm đang có trên Shop.

Nghe qua thì thấy giống với các kênh livestream khác nhưng ở Shopee sẽ khác ở chỗ kết nối trực tiếp với trang sản phẩm để khách hàng có thể mua hàng trong lúc bạn đang livestream.

Với tính năng này bạn sẽ không sợ việc bị cướp mất đơn hàng hay phải ghi chép lại thủ công thông tin khách hàng như khi live trên các kênh khác.

Trên đây là 10 cách tăng đơn hàng trên Shopee mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào trong shop của mình. Vẫn còn nhiều cách thức khác nữa mà bạn có thể tìm ra trong quá trình kinh doanh. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Các giải pháp từ Haravan được hơn 50.000 doanh nghiệp tin dùng làm nền tảng để tăng trưởng trong thời đại kinh tế số, trong đó có các thương hiệu nổi bật trong nước và quốc tế như: Nestlé, Dell, L’Oréal, AEON, Vinamilk, Thiên Long, Biti’s, TheFaceShop, Juno, The Coffee House… Haravan cũng hân hạnh là đối tác chiến lược duy nhất của Google và Facebook tại Việt Nam trong mảng công nghệ kinh doanh.

Bắt đầu hành trình tăng trưởng ngay với Haravan tại: haravan.com.