Phát triển ứng dụng eCommerce: Trưởng thành từ những lỗi sai
Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay của thị trường ứng dụng eCommerce, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu nung nấu kế hoạch xây dựng cho riêng mình một ứng dụng.
Dựa vào các con số cũng thấy được rằng, trong tương lai, ứng dụng vẫn sẽ chiếm ưu thế hơn so với web trên di động. Theo đó, tỷ lệ chuyển đổi được tạo ra từ ứng dung luôn cao hơn web 157%. Bởi lẽ, các ứng dụng đang ngày một giảm đi những rào cản mua sắm, giúp người tiêu dùng cảm thấy tiện lợi hơn khi shopping trên ứng dụng.
Nguồn: https://www.techaheadcorp.com
Mặc dù hiểu rằng nhu cầu của người dùng đang ngày càng tăng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng và phát huy tốt tiềm năng của ứng dụng di động. Điều này thấy rõ nhất qua các chỉ số đo lường của họ: mức độ tương tác; tỷ lệ giữ chân người dùng, chuyển đổi và ROI luôn đạt mức thấp.
Vậy đâu là gốc rễ của vấn đề? Do kế hoạch truyền thông “nghèo nàn” hay thiết kế giao diện ứng dụng chưa thân thiện. Thực chất, yếu tố chính yếu giúp tăng tỷ lệ giữ chân người dùng chính là những điều khiến họ nhớ trong quá trình trải nghiệm ứng dụng. Dù bạn có truyền thông tốt như thế nào nhưng cốt lõi sản phẩm không mang đến cho họ trải nghiệm tốt thì sớm hay muộn người dùng cũng sẽ bỏ ứng dụng mà đi. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi có đến 63% người dùng ứng dụng eCommerce không còn sử dụng chúng trong vòng 1 tháng kể từ khi tải và cài đặt.
Những lỗi nhỏ chúng ta dễ mắc phải khiến người dùng không ở lại
Phớt lờ thiết bị di động
Một lỗi sai lớn nhất mà các doanh nghiệp eCommerce thường gặp phải chính là họ quá tập trung thiết kế giao diện web app nhưng lại lơ là với phiên bản trên mobile. Theo báo cáo mới nhất từ We Are Social và Hootsuite, tính đến tháng 1/2021, có đến 96.9% người dân Việt Nam trong độ tuổi 16-64 sở hữu smartphone. Trong khi đó chỉ có 66.1% là sử dụng Laptop/máy tính để bàn. Điều này có thể thấy rằng, nếu bỏ qua phiên bản mobile, hẳn doanh nghiệp đang bỏ lỡ rất nhiều người dùng tiềm năng của mình.
Chưa tối ưu UX/UI
Trong nhiều trường hợp, chỉ vì quá tập trung vào việc làm sao để cho ra mắt ứng dụng đúng thời hạn mà bỏ qua quy trình tối ưu hóa UX/UI. Tối ưu UX/UI tốt sẽ giúp điều hướng người dùng thao tác dễ dàng trên ứng dụng của bạn, giúp “nó” trở nên thân thiện với người dùng hơn. Và để tối ưu UX/UI tốt, các doanh nghiệp cần phải có công cụ để đo lường và đánh giá hành vi của người dùng.
Ngoài ra, giỏ hàng cũng là một phần quan trọng không kém của ứng dụng eCommerce. Bởi đó sẽ là nơi người dùng thực hiện những thao tác cuối cùng của quy trình mua hàng. Chính vì thế, số lượng sản phẩm, đơn giá, phí vận chuyển, mã giảm giá,..đều cần được hiển thị rõ ràng và minh bạch.
Thiếu đi bước “cá nhân hóa”
Cá nhân hóa là một yếu tố thúc đẩy tạo ra chuyển đổi hiệu quả. Chẳng hạn, giữa một cô gái 18 tuổi và người đàn ông 60 tuổi, nếu bạn cùng gợi ý cho họ một sản phẩm là dao cạo râu thì chắc chắn tỷ lệ chuyển đổi tạo ra đơn hàng là rất thấp. Một trong những lợi ích nổi bật trong việc triển khai eCommerce app đó chính là khả năng cung cấp các nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên sở thích, hành vi, vị trí và nhân khẩu học.
Bỏ qua thao tác “ngón tay cái”
Thoạt nghe thì có vẻ hơi buồn…cười, nhưng không biết bạn có nhận ra chúng ta thường dùng “ngón tay cái” nhiều nhất để thao tác trên smartphone. Và khi smartphone càng được thiết kế lớn thì việc thiết kế nên những thao tác cho “ngón tay cái” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn tạo ra nhiều chuyển đổi trên ứng dụng, hãy đảm bảo rằng những chức năng hoặc bước quan trọng đều được thiết kế trong phạm vi thao tác của “ngón tay cái”.
Hình ảnh chất lượng thấp
Không đầu tư vào hình ảnh sản phẩm chất lượng là một trong những sai lầm phổ biến nhất khi kinh doanh thương mại điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, con người càng chú trọng nhiều hơn vào yếu tố trực quan. Đặt trường hợp bạn là người mua hàng, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất khó chịu khi lướt phải một tấm hình sản phẩm mờ căm. Hoặc cảm thấy thật bất tiện không thể zoom cận cảnh từng chi tiết trên đôi giày muốn mua. Có thể nói, nếu bạn mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt qua hình ảnh chất lượng cao, sống động thì tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tỷ lệ thuận mà sinh ra. Điều này bạn có thể học hỏi ở các sàn TMĐT đã đi trước, phần lớn họ đều dùng hình ảnh sản phẩm có độ phân giải cao, chụp trên nền trắng, bao quát mọi góc cạnh khác nhau, giúp người dùng có thể mường tượng về sản phẩm họ muốn mua.
Quy trình thanh toán phức tạp
Nguyên tắc vàng để bạn có thể thúc đẩy nhiều giao dịch thành công hơn chính là làm cho quy trình thanh toán trở nên thật đơn giản. Việc loại bỏ nhiều yêu cầu không cần thiết sẽ giúp tạo cho người dùng tâm lý thoải mái và tin rằng họ đang lựa chọn đúng khi mua hàng tại đây. Khách hàng cũng giống như một bà mẹ chồng khó tính, nếu trong lần đầu gặp mặt, việc mua hàng và thanh toán diễn ra một cách nhanh – gọn - lẹ trong lần đầu chính là yếu tố giúp ứng dụng “ghi điểm” trong mắt của họ.
Vừa rồi là những sai lầm cơ bản mà các ứng dụng thường hay mắc phải dẫn đến người dùng rời bỏ. Hy vọng qua bài chia sẻ, có thể giúp nhà phát triển app có thể vận dụng cho ứng dụng của mình.
Hiện ACCESSTRADE là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đang triển khai hình thức CPR (Cost per register) – Giải pháp tiếp thị số tính theo lượt đăng ký. Đây là giải pháp được ACCESSTRADE xây dựng dành riêng cho khối Tài chính – Ngân hàng và các doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển người dùng thông qua ứng dụng di động (Mobile App). CPR sở hữu 3 lợi ích, giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề: Thu hút người dùng thật – Giữ chân khách hàng – Thúc đẩy lan truyền. Ngoài ra, CPR còn giúp cải thiện tình trạng gian lận nhờ được tích hợp với nền tảng đo lường hoạt động ứng dụng Appflyer, được sử dụng nhiều bởi nhiều nhà phát triển app nổi tiếng trên thế giới.
Để tìm hiểu về CPR và những ưu điểm nổi bật của gói giải pháp này, xem thêm tại đây