7 điều nhãn hàng cần lưu ý cho hoạt động PR trong năm 2021
Quan hệ công chúng (PR) là ngành có lịch sử lâu đời nhưng không hề cũ kĩ. Khi trào lưu số hóa khiến thế giới thay đổi chóng mặt, thì ngành PR cũng đang tích cực đổi thay với nhiều phương pháp và cách làm việc mới. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này, thổi vào làn gió mới trên những phương pháp PR thông thường. Vậy thì những điều mà nhãn hàng cần lưu ý khi thực thi các dự án PR trong năm 2021 là gì?
1. Cập nhật yếu tố PR thời hiện đại
Có thể dễ dàng thấy, công nghệ số đã nhanh chóng được cài cắm vào các hoạt động PR. Điều này đã làm thay đổi những thủ thuật và định nghĩa về ‘thành công’ những chiến dịch. Ngày nay, cả kênh in ấn truyền thống và kênh online đều được kết hợp để lan tỏa thông điệu thương hiệu; những khái niệm như SEO, từ khóa, và xu hướng tìm kiếm đã trở thành phần không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo nội dung của nhãn hàng. Các thương hiệu cũng áp dụng những phương pháp dựa trên dữ liệu (data-driven) hiện đại để hiểu hơn về hành vi tìm kiếm của khách hàng, qua đó, nhãn hàng có thể đưa ra nội dung và từ khóa liên quan để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Trong thời đại ‘lũ lụt thông tin’, người tiêu dùng đang dần thờ ơ hơn với thông điệp quảng cáo của các thương hiệu. Để thu hút sự chú ý, các nhãn hàng nên tạo ra những câu chuyện và thông tin hữu ích, lồng ghép khéo léo tên tuổi thương hiệu. Cách tiếp cận này không chỉ đem lại nhiều giá trị hơn cho người dùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin mà họ mong muốn, mà còn giúp họ hiểu cách mà sản phẩm/dịch vụ của nhãn hàng có thể giải quyết vấn đề của họ. Chuyển đổi số đã trở thành một phần của ngành PR hiện đại, và những chuyên gia PR cần nắm bắt kiến thức digital để tỏa sáng trong năm 2021.
2. Nhắm đúng đối tượng mục tiêu
Trong quá khứ, việc tiếp cận đúng (và đủ) đối tượng khán giả bằng những phương tiện PR truyền thống là bài toán nan giải của thương hiệu. Lý do thứ nhất là vì thiếu dữ liệu về hành vi tiêu dùng và nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu; lý do thứ hai đến từ việc thiếu công cụ để tiếp cận từng nhóm người dùng. Do đó, những thông điệp truyền thông trong quá khứ chỉ mang tính chất chung chung. Nhưng với các giải pháp digital hiện đại, giờ đây nhãn hàng đã có thể nắm bắt tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Điều này giúp các chuyên gia PR tạo ra những chiến dịch và thông điệp đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng, và đưa thông điệp đó đến đúng đối tượng khán giả bằng đúng kênh trung gian.
Các phương pháp PR truyền thống trong quá khứ khiến cho các thương hiệu không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc truyền đi thông điệp tổng quát đến đại đa số công chúng. Cách này chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp sẵn sàng chi ngân sách lớn để làm tới nơi tới chốn. Tuy nhiên, những phương pháp PR hiện đại có thể giúp lan tỏa thông điệp của những thương hiệu vừa và nhỏ đến đúng nhóm mục tiêu trong khi đối ưu ngân sách bằng những công cụ hiện đại. Và hiển nhiên, nhắm đúng đối tượng sẽ giúp nhãn hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi và giúp họ giành lấy thị phần.
3. Truyền đi thông điệp cá nhân hóa
Mục tiêu cuối cùng của việc nhắm đúng đối tượng mục tiêu là để đảm bảo đưa thông điệp đến đúng người cần xem. Để thu hút sự chú ý ngắn ngủi của người tiêu dùng trong thời buổi hiện nay, tệp khách hàng mục tiêu này còn có thể được chia nhỏ ra dựa trên số liệu nhân khẩu học, tính cách, hành vi, vị trí địa lý, địa vị xã hội, v.v. Từ đó, thông điệp chính có thể được điều chỉnh hợp với đặc tính của từng nhóm nhỏ, thông qua đó củng cố sợi dây cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Các nhãn hàng có thể ứng dụng nhiều công cụ để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa này, từ quảng cáo trực tuyến, online banner, đến video tương tác, và nhiều hơn nữa. Giả sử bạn đang bối rối trước quá nhiều giải pháp, thì việc hợp tác với PR agency giàu kinh nghiệm là một lựa chọn khôn ngoan để giải quyết vấn đề. Đội ngũ EloQ Communications, agency chuyên về PR và marketing tại Việt Nam, có thể giúp bạn đề xuất chiến lược hiệu quả nhất để tiếp cận với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, Đông Nam Á, và hơn thế nữa.
4. Nắm bắt thị hiếu công chúng
Một chiến dịch PR cần để lại ấn tượng tốt đẹp và cải thiện hình ảnh thương hiệu trong lòng công chúng. Để đạt được điều này, các thương hiệu cần truyền đi những thông điệp ý nghĩa, mạnh mẽ, và thức thời.
Một bài học quý giá được rút ra trong năm 2020, đó là thương hiệu phải nắm bắt các xu hướng mới nhất và những vấn đề xã hội nóng bỏng. Những thương hiệu nhanh chóng lên tiếng và khẳng định các giá trị đạo đức của mình chắc chắn sẽ tìm được chỗ đứng trong tâm trí của người tiêu dùng. Điển hình như phản ứng của các nhãn hàng Nike, Lego, L’Oréal Paris, Netflix, v.v. trong phong trào Black Lives Matter. Việc đuổi theo xu hướng và truyền đi thông điệp đúng theo thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tăng sức lan tỏa của thông điệp, và cuối cùng sẽ tăng lượt tiếp cận.
Tuy nhiên, các nhãn hàng nên nhớ rằng PR là một khoảng đầu tư lâu dài. Giống như tính cách con người khó thay đổi, thì quan điểm của công chúng về nhãn hàng cũng không thể thay đổi sau một đêm. Để định vị thương hiệu, các nhãn hàng cần duy trì việc kết nối và truyền tải câu chuyện thương hiệu đến với công chúng một cách nhất quán.
5. Cập nhật kiến thức về mạng xã hội
Theo báo cáo của We Are Social về digital năm 2020, lượng người dùng mạng xã hội đang hoạt động chiếm 49% tổng dân số Trái Đất, tăng 9.2% so với năm 2019. Và tại Việt Nam, độ phổ biến của mạng xã hội là 67%, tăng 9.6% so với năm 2019. Trong số đó, 96% là những người hoạt động thường xuyên, với thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình 2 tiếng 22 phút mỗi ngày. Những con số này cho thấy tiềm năng lớn trong việc sử dụng mạng xã hội làm bệ phóng cho các hoạt động PR và tiếp thị nội dung.
Tất cả các trang mạng xã hội đều hoạt động dựa trên thuật toán, nên chúng ta cần hiểu rõ để tối ưu hóa nền tảng này. Ví dụ, giao diện mới của Facebook vừa được tung ra năm 2020 đã đem theo nhiều tính năng mới và những thay đổi về thuật toán so với phiên bản cũ. Đó là lý do tại sao những chuyên viên PR và marketing cần phải thích nghi với những khía cạnh mới này để không trở thành người tối cổ. Việc phân tích, sáng tạo, và thử nhiệm nhiều hướng tiếp cận nội dung là điều cần thiết để sử dụng nền tảng này hiệu quả.
Bên cạnh đó, những quan ngại về tính bảo mật và quyền lợi người dùng của Facebook và Twitter dạo gần đây đã khiến nhiều người dùng quay lưng. Một bộ phận người dùng đã chuyển sang các nền tảng mạng xã hội khác, nên năm 2021 là năm mà các chuyên gia PR nên để ý xem đối tượng khán giả đang hoạt động ở đâu.
6. Quay lại với báo chí chính thống
Mạng xã hội từ lâu đã nổi danh trong ngành truyền thông vì tốc độ nhanh. Nhưng tốc độ nhanh này cũng là con dao hai lưỡi vì nó có thể được sử dụng để truyền tin giả. Điều này được chứng minh rõ ràng trong đại dịch COVID-19. Một báo cáo của Eldelman đã chỉ ra rằng niềm tin vào báo chí truyền thống đã tăng 65%, trong khi chỉ số của mạng xã hội chỉ ở mức 43%. Người tiêu dùng Việt Nam cũng đang quay lại với các đầu báo chính thống để cập nhật thông tin xác thực.
Tại Việt Nam, Báo chí chính thống cũng đã khẳng định vai trò của mình với khả năng xác minh và đưa tin chính xác. Độ xác thực chính là ưu điểm để báo chí cạnh tranh với mạng xã hội. Đây là điều các nhãn hàng cần cân nhắc khi lựa chọn kênh truyền thông để tiếp cận công chúng trong năm 2021. Trong thời gian rất dài trước đây, cộng đồng đã dành nhiều sự ưu ái cho mạng xã hội; tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau đại dịch, và báo chí truyền thống chắc chắn sẽ xuất hiện trở lại trong những bản kế hoạch truyền thông.
7. Đo lường hiệu quả
Để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch, các nhãn hàng cần xác định những chỉ số đo lường và KPI phù hợp với mục tiêu. Có rất nhiều chỉ số để đánh giá các hoạt động PR, như: lượt tiếp cận, lượt tương tác, lượt hiển thị, tần suất, cost per click (CPC), click-through rate (CTR), cost per thousand (CPM), v.v. Đây là những chỉ số mà chúng ta thường sử dụng, nhưng vấn đề mấu chốt là phải hiểu được khi nào cần dùng, và dùng chỉ số nào thì phù hợp. Ví dụ, lượt tiếp cận và tương tác là hai chỉ số đáng tin cậy khi xây dựng hình ảnh của thương hiệu, tuy nhiên, hai chỉ số này sẽ không có ý nghĩa trong những chiến dịch thúc đẩy doanh số.
Khởi động các hoạt động PR như thế nào trong năm 2021?
Việc thực thi các chiến dịch PR thành công sau khi có quá nhiều sự thay đổi và số hóa không phải là điều dễ dàng trong năm 2021. Cho nên, việc tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia và agency giàu kinh nghiệm là ý tưởng không tồi!
EloQ Communications hân hạnh được hỗ trợ các thương hiệu. Bên cạnh việc cung cấp các giải pháp truyền thông hàng đầu cho tệp khách hàng đa dạng, EloQ Communications cũng tập trung tìm những ý tưởng đột phá để thu hút sự chú ý trong bối cảnh tiếp thị phức tạp hiện nay. EloQ luôn tìm cách kết hợp các dịch vụ của mình để cho ra một chiến lược truyền thông phù hợp nhất với mục tiêu của khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà cả thị trường Đông Nam Á và các nước khác.
Bài được viết bởi Hạnh Lê, trợ lý điều hành tại EloQ Communications. Hiện tại Hạnh đang giúp EloQ kết nối và duy trì mối quan hệ với hơn 10 agency đối tác đến từ nhiều nước khác trong khu vực châu Á, cùng các mạng lưới PR toàn cầu để thực thi các dự án quốc tế và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong ngành truyền thông. Bài viết gốc được đăng tải tại blog của EloQ.