Tác động của livestream video đến ngành digital marketing
Theo Vneconomy, tháng 5/2020, Bộ Lao động Trung Quốc đã thêm livestream trong danh sách 10 nghề nghiệp mới, và ước tính ngành công nghiệp livestream tại Trung Quốc trong năm 2020 sẽ đạt tổng doanh thu bán hàng qua livestream với con số khổng lồ lên đến 170 tỷ USD. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp này cũng đang ngày càng phát triển với sự gia nhập của Facebook, Nimo TV, Nonolive,… khiến nghề livestream trở thành một hot trend trong năm qua. Không chỉ dừng lại ở các clip livestream bán hàng thông thường, những streamer còn phát triển nội dung phát trực tiếp ở khía cạnh giải trí và marketing. Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tác động mạnh mẽ của livestream video đến ngành digital marketing trong năm vừa qua và nhiều năm tới.
Tác động của livestream video đến với người dùng
Bạn có biết rằng so với việc đọc blog, 4/5 người dùng có xu hướng xem video nhiều hơn? Hàng năm, lượng nội dung video ngày càng tăng lên với con số đáng kể, đặc biệt khi tính năng phát trực tiếp từ Facebook và nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn khác được phát triển. Tại sao livestream lại được yêu thích hơn video thông thường? Có thể nói lý do lớn nhất chính là khả năng tiếp cận khán giả cực kỳ tối ưu. Ngày nay, người tiêu dùng có thói quen và quyết định mua sắm rất khác so với 20 năm trước. Những người tiêu dùng hiện đại muốn biết rõ về một thương hiệu và phải thực sự tin tưởng mới quyết định chi tiền. Họ không chỉ muốn tìm hiểu về sản phẩm liệu có giống quảng cáo hay không mà cả cách thương hiệu tương tác với khách hàng, chăm sóc khách hàng như thế nào. Và thay vì phải đến tận cửa hàng để khảo sát, người tiêu dùng có thể xem các video trực tiếp này dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới. Và tính năng livestream có thể giải quyết được bài toán khó này.
Tại sao livestream video sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai?
-
Lượng khán giả khổng lồ
Với mỗi ý tưởng nội dung livestream khác nhau, các công ty có cơ hội tiếp cận với những người thậm chí còn chưa biết đến thương hiệu của họ. Thay vì tập trung vào một nhóm khách hàng bằng việc sử dụng email marketing, livestream có thể thu hút những người mà bạn thậm chí không biết họ có thể quan tâm đến sản phẩm của mình. Một livestream video có thể thu hút hàng trăm triệu người xem một lúc nhờ content hay, hoặc nhân vật nổi tiếng. Mức độ tiếp cận được tối ưu hơn so với các loại hình marketing hay quảng cáo khác.
-
Sự phát triển của smartphone
Ngày nay, smartphone đã phổ biến đến mức có những người sở hữu đến 2, 3 chiếc điện thoại. Mọi người có thể xem các video trực tiếp bất cứ lúc nào, bất cứ đâu cho dù họ đang đi làm, đang nghỉ trưa, đang chờ một cuộc hẹn hay thậm chí chỉ nằm trên ghế sofa ở nhà. Trong tương lai ngành công nghiệp smartphone kèm theo các thiết bị di động như tablet sẽ kéo theo sự phát triển của ngành livestream này.
-
Cơ hội mới
Livestream nhìn chung vẫn còn mới và còn nhiều tiềm năng để phát triển mà các marketer hay content creator chưa kịp khám phá. Đó cũng là lý do trong tương lai, ngành này sẽ còn mở ra nhiều cơ hội hơn khi tư duy làm marketing cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân ngày càng được coi trọng.
Lợi ích mà livestream mang lại
-
Cải thiện tỷ suất hoàn vốn ROI
So với các video truyền thống, video livestream có tính chất tương tác cao, thường thu hút nhiều người xem hơn. Theo Facebook, video trực tiếp được xem lâu hơn gấp ba lần so với video thông thường. Ngoài ra, nếu xét đến khoản đầu tư cho việc sản xuất video marketing, phát sóng video trực tiếp thường tốn ít chi phí hơn so với tạo video chỉnh chu và công phu. Với livestream, bạn chỉ cần một người dẫn chương trình tốt, sắp xếp background gọn gàng, biên tập nội dung tốt và bấm nút “phát trực tiếp” trên các nền tảng mạng xã hội. Nhưng với một video tiêu chuẩn, bạn cần qua quá trình quay dựng hậu kỳ cho tới phân phối video trên các kênh khác nhau. Việc phát video trực tiếp sẽ giúp mang lại nguồn lợi lớn hơn so với chi phí bỏ ra.
-
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Như chúng tôi đã đề cập, một lợi ích to lớn của phát trực tiếp là mối quan hệ tốt hơn với người tiêu dùng. Do đó, thương hiệu của bạn cần có người đại diện và có tiếng nói để đứng ra tương tác với khán giả của mình. Với các nội dung livestream khác nhau, bạn có thể thể hiện cá tính của thương hiệu, hỗ trợ người tiêu dùng ngay tại thời điểm đó và định vị thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Tất nhiên, bạn cũng nên thể hiện kiến thức ngay trên livestream và gây ấn tượng như một người dẫn đầu trên thị trường nhờ sự hiểu biết sâu rộng.
-
Tăng uy tín và lòng tin
Quá trình tương tác với khách hàng cũng tạo cơ hội cho công ty xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm. Đặc biệt là khi bạn trò chuyện với người tiêu dùng trong thời gian thực, người tiêu dùng có thể hỏi bất cứ điều gì và được giải đáp ngay, không phải là những cuộc điện thoại phản ánh không hồi đáp. Và một thương hiệu muốn tiến gần với khách hàng hơn sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cũng như sự quan tâm của người xem livestream, từ đó dần tạo được ấn tượng với số đông người xem đó.
-
Kết hợp với những người có ảnh hưởng
Thay vì để một người có ảnh hưởng chỉ đề cập đến tên hoặc sản phẩm của bạn trong một clip quảng cáo hay một bài post trên mạng xã hội, khi sử dụng công cụ livestream bạn có thể thu hút hàng trăm ngàn người cùng vào tương tác, chia sẻ, thậm chí thu hút ngay cả những người không theo dõi influencer đó. Ví dụ: nhiều thương hiệu đang bắt đầu kết hợp với những người có ảnh hưởng để livestream trả lời Q&A với khán giả trong khi tổ chức các sự kiện và đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.
Làm thế nào để có một buổi livestream thành công?
Cuối cùng, Chin Media muốn cung cấp một số lời khuyên cho các công ty muốn sử dụng livestream như một phần của chiến dịch marketing. Một số công ty hiện nay đã đi đúng hướng nhưng lại không thực sự nhận được kết quả như mong muốn. Chúng tôi có một số mẹo chính sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công hơn như sau:
-
Đừng lập kế hoạch quá chi tiết
Hãy nhớ rằng phát trực tiếp hoàn toàn khác với video được sản xuất công phu. Nói cách khác, khán giả của bạn không mong đợi (và thậm chí có thể không muốn) sự hoàn hảo chỉnh chu quá mức và đặc biệt là các livestream bị công nghiệp hóa đến mức nhàm chán. Đôi khi sự không hoàn hảo sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công hơn bạn nghĩ. Điều này không có nghĩa rằng bạn chỉ nên lập kế hoạch phát sóng livestream một cách sơ sài. Tuy nhiên bạn không cần phải lập kế hoạch tỉ mỉ từng giây. Hãy livestream một cách tự nhiên nhất có thể trong khi tương tác với người dùng.
-
Người dẫn dắt linh hoạt
Cũng giống như việc đề cao tính tự nhiên bên trên, các chuyên gia khuyên rằng ekip và người dẫn dắt livestream cần có sự ứng biến linh hoạt vì phản ứng của khán giả hoàn toàn có thể khiến nội dung của chương trình thay đổi. Ví dụ nếu bạn đang livestream tham quan văn phòng và nhiều người xem có thắc mắc về một phòng cụ thể, đừng bỏ qua chỉ vì kế hoạch không có nội dung này. Làm hài lòng khán giả và cung cấp cho khán giả những điều họ muốn sẽ giữ chân họ lâu hơn.
Ngành livestream ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc rất nhiều rủi ro sẽ phát sinh trong quá trình làm marketing. Tuy nhiên, xét về mọi mặt, livestream sẽ là một kênh đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận cũng như hiệu quả cao cho tất cả các doanh nghiệp. Lập một kế hoạch và tìm hiểu về livestream từ bây giờ là một bước đi khôn ngoan. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi blog Chin Media để cập nhật thêm các nội dung thú vị hơn nữa nhé!
Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326