Marketer VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo
VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo

Nhà sản xuất Phim quảng cáo @ Vietstarmax

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

Chẳng phải ngẫu nhiên, phim doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay đang trở thành xu thế được nhiều đơn vị nhắm tới. Tất cả là vì, giá trị mà những thước phim này mang lại đã tạo ra nguồn lợi “khủng” cho họ nhờ việc quảng cáo, bán sản phẩm ăn khách.

1. Giới thiệu phim doanh nghiệp tại Việt Nam và xu hướng phát triển

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

1.1. Khái niệm về phim doanh nghiệp

Phim doanh nghiệp được hiểu là những đoạn phim ngắn, với nội dung tự giới thiệu về doanh nghiệp, thường có độ dài 3-5 phút.

Phim giới thiệu về doanh nghiệp nhìn chung tiếp cận người xem tương đối nhanh nhờ việc tích hợp một cách hiệu quả giữa âm thanh, hình ảnh cùng nền tảng hiệu ứng, cách diễn giải lôi cuốn, đầy khoa học.

1.2. Xu hướng phát triển của phim doanh nghiệp từ hiện tại tới tương lai

Theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng một nửa dân số thế giới dùng internet mỗi ngày. Trong đó, ước tính tầm 43 triệu người thường xuyên dùng điện thoại để đọc tin tức, Vì thế, quay phim doanh nghiệp phát trên đa nền tảng mạng sẽ là cách quảng bá tối ưu. Nó sẽ giúp hình ảnh, thương hiệu công ty tới gần hơn với người sử dụng.

2. Sự giống và khác nhau giữa phim doanh nghiệp và phim TVC quảng cáo

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

Phim doanh nghiệp và phim TVC quảng cáo nếu xem thoáng qua thì có thể thấy chúng “hai mà như một”. Tuy nhiên, chỉ cần để ý kỹ sẽ nhận ra sự khác biệt giữa hai loại hình thức này:

Về sự giống nhau:

Phim doanh nghiệp và phim TVC quảng cáo đều được quay với mục đích truyền thông, quảng cáo cho doanh nghiệp.

Về sự khác nhau:

Phim quảng cáo thương hiệu làm với thời gian ngắn, phát sóng trên các nền tảng khác nhau. Mục đích dùng để gia tăng nhận diện thương hiệu với người sử dụng. Trong khi đó, phim doanh nghiệp lại có thời gian dài hơn (chừng 5-10 phút), khái quát về điểm mạnh doanh nghiệp với nội dung, hình ảnh cụ thể. Mục tiêu để tăng nhận biết thương hiệu. Đồng thời, khiến người xem có cách nhìn rõ ràng, đầy đủ về quy trình sản xuất, công nghệ cũng như sản phẩm của đơn vị.

3. Vì sao phim doanh nghiệp là đòn bẩy giúp tiếp cận khách hàng tốt?

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

Thật không ngoa khi nói phim doanh nghiệp chính là “đòn bẩy”, giúp vị thế đơn vị có chỗ đứng trên thị trường hơn. Đồng thời, khiến khách hàng tiếp xúc sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất.

Để làm được điều đó, phim doanh nghiệp đã cho thấy những giá trị thiết thực của mình trong việc quảng bá công ty, tổ chức:

3.1. Phim cho khách hàng thấy được doanh nghiệp uy tín, có thể tin tưởng được

Với thời lượng dài từ 3-10 phút, doanh nghiệp đã có thể cung cấp đầy đủ những thông tin cốt lõi, trọng yếu của mình tới khách hàng, ví dụ như: Lịch sử ra đời, quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành...Từ đó, người tiêu dùng sẽ đánh giá được đơn vị đó uy tín, có thể tin tưởng mua sản phẩm được.

3.2. Phim được chiếu trên nhiều nền tảng, kênh công nghệ, có sức lan tỏa mạnh

Phim doanh nghiệp có thể chiếu trên tivi, website hay facebook doanh nghiệp - Những nơi mà khách hàng dễ thấy, dễ tìm nhất. Do đó, lượt người xem phim cũng cao hơn. Nếu xây dựng nội dung hay, lôi cuốn, có giá trị thì hoàn toàn có thể lan tỏa, tạo viral cao trong cộng đồng mạng. Như vậy, sẽ đưa doanh nghiệp đến với khách hàng cực hiệu quả.

3.3. Giúp khách hàng hiểu sâu về lĩnh vực, sản phẩm mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh

Phim doanh nghiệp còn có năng lực giúp cho khách hàng có thể đi sâu hiểu hơn về: Lĩnh vực hoạt động của đơn vị, các dòng sản phẩm công ty đang cung cấp, cách thức làm ra nó như thế nào... Để từ đó, đánh giá chính xác lợi ích mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất là gì. Đây cũng là cách kích cầu, giúp khách tin tưởng, lựa chọn mua sản phẩm.

4. Các điều kiện để xác định một phim doanh nghiệp đạt chuẩn

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

Nói thì dễ làm thì khó, việc sáng tạo ra một bộ phim doanh nghiệp đạt chuẩn, có chất lượng cao không phải điều đơn giản. Nó phải hội tụ đủ những điều kiện tất yếu:

4.1. Ý tưởng độc đáo, sáng tạo, hấp dẫn người xem

Một bộ phim doanh nghiệp mà chỉ chăm chăm tới nội dung cốt yếu, đi theo barem truyền thống thì sẽ rất nhàm chán. Thay vào đó, hãy cố gắng khai thác những điều hay, thú vị ở doanh nghiệp mình và lồng vào video một cách sinh động, độc đáo. Như vậy, khi xem video người dùng sẽ không có cảm giác như mình đang đọc tư liệu mà đang “thưởng thức” một sản phẩm phim hay.

4.2. Thước phim chất lượng, cực rõ nét

Muốn phim doanh nghiệp có sức lan tỏa thì trước hết, cần làm cho người xem “thấy thỏa mãn, thấy đã” với những thước phim đẹp, các góc máy quay sáng, rõ nét. Đây là yếu tố cực quan trọng để tạo nên phim thành công. Thử nghĩ xem, nếu nội dung tốt, mà lên phim mờ ảo, không rõ, chất lượng kém...Thì rõ ràng, sẽ chẳng ai thích và muốn xem cả.

4.3. Hình ảnh và thông điệp mà phim muốn gửi tới khách hàng của mình

Cuối cùng, hình ảnh, thông điệp mà phim gửi cần có sự rõ ràng, thống nhất, mang ý nghĩa. Có như vậy, bộ phim mới chạm tới cảm xúc người xem. Nó cho khách hàng thấy được hình ảnh chuyên nghiệp trong thực tế của công ty, Nhờ vậy, sẽ có ý định tham khảo những mặt hàng mà đơn vị cung cấp.

5. Những điều cần tránh khi làm phim doanh nghiệp nếu không muốn thất bại

Phim doanh nghiệp - "Đòn bẩy" giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả

Trong quá trình xây dựng, làm phim doanh nghiệp, cần đảm bảo tránh phạm phải một trong ba điều tối kỵ sau:

5.1. Không quá ngắn cũng không quá dài

Điều đầu tiên cần tránh đó là không được để cho video quá ngắn hay quá dài. Bởi, dù thế nào đi nữa, nó cũng gây nên ảnh hưởng không tốt tới chất lượng phim cũng như góc nhìn của khách hàng khi xem.

  • Nếu video quá ngắn: Khách hàng chưa hiểu hết nội dung mà doanh nghiệp truyền tải. Đồng thời, chưa đánh giá đúng được tính chuyên nghiệp, uy tín của công ty.

  • Nếu video quá dài: Sẽ khiến khách hàng xem thấy lê thê, dài dòng, gây mệt mỏi, khó chịu và dễ làm họ không muốn xem nữa.

Vì vậy, theo các chuyên gia, thời lượng để xem video nên trong khoảng từ 5-10 phút là đủ nhằm:

  • Giúp người xem hiểu hết nội dung doanh nghiệp trình bày.

  • Có thể dễ dàng xem trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Không lo bị cắt bớt nội dung khi trình chiếu trên đài truyền hình.

  • Giúp tải phim lên mạng được nhanh, không bị gián đoạn do dung lượng quá nặng.

5.2. Chọn thiết bị quay phim chất lượng

Phim doanh nghiệp lấy hình ảnh doanh nghiệp làm trọng tâm. Tức nghĩa là, việc đầu tư về mặt trang thiết bị quay có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh phim đẹp, chuẩn nhất.

Hiện nay trên thị trường, các nhà sản xuất thường dùng những hệ thống camera như: Sony FS7 4K, RedOne...nhằm mục đích thu về những hình ảnh sắc nét, trung thực nhất

Hơn nữa, việc áp dụng, điều khiển thiết bị quay khi ghi hình cũng cực kỳ phải cẩn thận để có được những thước phim đẹp, chỉnh chu. Nó vừa thể hiện được nội dung cũng như thông điệp cần phải có.

5.3. Lên nội dung cho phim phải đầy đủ, súc tích, không sơ sài, nghèo nàn

Cuối cùng, việc lên nội dung cho phim phải thật sự tỉ mỉ, có sự tâm huyết, bao trọn tất cả tin tức về doanh nghiệp. Như vậy, kịch bản khi thực hiện mới đầy đủ, súc tích, được coi là có giá trị khi xem. Ngược lại, nếu phim bố cục nghèo nàn, sơ sài thì chắc chắn uy tín, sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có thể nói, với việc tạo dựng thương hiệu thì sử dụng phim doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết, nên áp dụng. Để nhờ đó, nhằm giúp đơn vị tiếp cận khách hàng, chiếm lòng tin, cảm tình từ họ nhanh và hiệu quả nhất.

Nguồn: Vietstarmax