Cảm xúc trong marketing - điều hướng content chạm nọc cảm xúc
Mới đây, một post của cô nhân viên tôi trên page dịch vụ cty đã reach đến khủng khiếp. Fanpage vừa lập, chưa đc 2k like. Paid reach chỉ là 5k so với 85k reach tự nhiên, 5.700 lượt thích, hơn 23.000 lượt bình luận và chia sẻ. Vậy mới biết, content luôn là vua. Vậy làm thế nào để có content thu hút lượng tương tác khủng khiếp thế này?
Post tôi đang nói đăng vào ngày 21/06, ngày viết bài hôm nay là 30/06
Thực ra, làm được điều này cũng không quá khó. Để người dùng facebook tương tác và chủ động với tương tác thì nội dung của mình thì nó phải "chạm được nọc" khách hàng. Tức là nội dung đó phải chạm đến cảm xúc của khách hàng, khiến họ buộc phải có hành động để thỏa mãn cảm xúc mà họ đang có.
Cảm xúc của con người là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hành vi. Cảm xúc con người rất đa dạng, nhưng trong marketing thì nhiều tài liệu cho rằng cảm xúc được gói gọn ở 5 dạng:
1. Sợ hãi
Đây là thứ cảm xúc rất mạnh, thúc đẩy hành vi mạnh mẽ. Khi sợ hãi, thường con người sẽ làm mọi cách để vượt qua cơn sợ, tìm cảm giác an toàn. Điều này cũng được Abraham Maslow phân tích kĩ trong tháp nhu cầu con người của ông.
Ví dụ:
+ Mua Mỹ phẩm bên em đi, dùng mỹ phẩm bên khác sẽ bị dị ứng như này này (ảnh ọt dẫn chứng cụ thể)
+ 90% người hút thuốc lá thoát chết khi dùng thứ thần dược này (ví dụ)
+ Mặc đồ TQ gây ung thư da, em bán hàng VNXK nhé
2. Được thể hiện, được quý trọng
Ai trong chúng ta cũng muốn được người khác quý trọng, hay nói cách khác là chúng ta luôn muốn thể hiện bản thân với người khác. Bởi vậy, để khách hàng có cảm xúc tương tác cũng như hành động thì hãy làm cho họ cảm thấy nếu như sở hữu sản phẩm đó thì họ sẽ được người khác tôn trọng. Hoặc họ chưa có điều kiện để sở hữu nó, nhưng họ nói về sản phẩm như một cách thể hiện bản thân: "À, tôi cũng biết về sản phẩm này lắm chứ. Tôi cũng là người sành điệu, thời thượng lắm đấy chứ"
Ở một khía cạnh khác, từ nhu cầu được thể hiện bản thân, được nói lên suy nghĩ của cá nhân thì các nội dung gây nghị luận luôn tạo sự tương tác mạnh mẽ.
Ví dụ:
- Nam thanh nữ tú check in ở những nhà hàng, quán bar sang trọng -> nhu cầu được thể hiện bản thân là mình cũng thuộc tầng lớp "có tiền", cũng biết ăn chơi.
- Dùng Iphone 6s mới ra là sành điệu, thời thượng.
3. Cảm giác tội lỗi
Đây là yếu tố lợi dụng về mặt tình cảm khách hàng để truyền thông sản phẩm. Khiến khách hàng không sở hữu sản phẩm họ sẽ cảm thấy tội lỗi.
Ví dụ:
- Clip Về quê ăn tết của Neptune đã lấy đi nước mắt hàng triệu người xem, thu về hàng trăm nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ.
- Bán ghế massage cho người già, làm nội dung hướng đến độ tuổi thanh niên "Không mua ghế cho mẹ dùng là lỗi với mẹ lắm đó nha!"
4. Lòng tham
Ai trong chúng ta cũng tồn tại một lòng tham nào đó. Trong bán hàng thì những chiêu bài giảm giá, lợi ích đi kèm dịch vụ..v.v.. luôn mang lại hiệu quả tốt. Điển hình là dạo trước có 1 loạt các page giả yêu cầu like share để tặng xe Mer, Ford..v.v.. mà dân tình lao vào điên đảo.
Khai thác đúng lòng tham của khách hàng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hành vi mua hàng của họ. Các shop quần áo có thể tung ra các ưu đãi như mua 2 quần tặng 1 áo, mua 1 tuần tặng ngay thắt lưng, mua giày tặng tất, mua quần chip tặng áo chip .v.v..., Các nhà hàng tung ra các suất combo ưu đãi chỉ 99k/người chẳng hạn (hơn là KM 30-70% các kiểu vì quá quen thuộc rồi)
5. Yêu thương - Thù hận
Ca này khó, vì để chạm đến trái tim khách hàng là điều cực khó. Các page cộng đồng thường xuyên đăng tải nội dụng thương tâm để tận dụng cảm xúc này của khách hàng. Hoặc đăng tải những clip hài hước, chọc giận, cấm kị..v.v... Một clip hành hạ một chú chó dã man sẽ lan truyền gây tương tác mạnh gấp nghìn lần 1 clip chăm sóc tỉa lông cho chó (Năm trc có clip mấy thanh niên đánh chết chú chó vàng trên cầu gì ấy, viral kinh khủng)
Vậy áp dụng vào page bán hàng thì thế nào nhỉ. Ví dụ 8/3, tung ra clip nói về 1 đôi trai gái yêu nhau, cô gái thích 1 bó hoa hồng màu xanh ngọc chẳng hạn, nhưng chàng trai suốt 4 năm yêu nhau ko bgio tặng. Để khi cô gái ko may mất đi rồi mới hối tiếc. Điều đó sẽ đánh mạnh vào cảm xúc của KH, yêu thương người mình yêu khi còn yêu. Đại khái sến sẩm thế.
Kết luận:
Để có một bài quảng cáo thành công thì bạn phải chạm được tới cảm xúc của khách hàng, bằng cách này hay cách khác. Hãy luôn ghi nhớ rằng, cảm xúc là yếu tố quyết định cao nhất tới hành vi con người. Khách hàng mua hàng là vì họ, chứ không phải vì bạn. Chúc các bạn thành công!