Phân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịch

Tùy theo mục tiêu Kinh doanh của doanh nghiệp, Marketers cần có những mục tiêu phù hợp để giải bài toán thương mại trong ngắn hạn và dài hạn:

Đưa một sản phẩm mới ra thị trường:

Với khách sạn hay nhà hàng, đó là hoạt động launching một địa điểm mới trong chuỗi chẳng hạn. Với hàng không, đó là mở một đường bay mới. Với ngành lữ hành, đó là một chương trình trải nghiệm khác so với trước đây, ví dụ như thêm dòng tour thám hiểm, hoặc mở rộng hành trình ra nhiều quốc gia mới.

Phân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịchPhân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịchImage for post

Ảnh: productcoalition

Tăng thị phần của sản phẩm hiện có:

Hoạt động này với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất khó để hình dung. Phần vì các doanh nghiệp không đo được thị phần của mình trong ngành chiếm bao nhiêu phần trăm, phần vì thông tin cung cấp từ nhiều bên chưa chính xác. Bởi vậy, hoạt động này dễ được hiểu trong mục tiêu đầu năm của mỗi doanh nghiệp là tăng trưởng doanh số. Riêng một số lĩnh vực dễ đo lường hơn như hàng không. Các hãng máy bay như Vietjet, Vietnam Airline có thể đặt mục tiêu rất cụ thể như tăng từ 40% lên 50% thị phần chẳng hạn.

Web analytics information and development website statistic. web cms analysis measure, product testing technology, big data analytics. dashboard site seo optimization. digital marketing reports, flat Premium Vector

Ảnh: Freepik

Mở rộng phân khúc khách hàng:

Doanh nghiệp khách sạn 3 sao mở rộng chi nhánh để tiếp cận phân khúc khách 4 sao. Hay ví dụ như doanh nghiệp lữu hành với các Party Tour cho giới trẻ, trong năm tới mở bán thêm Tour dành cho gia đình, các cặp đôi lớn tuổi. Thường phân khúc mới có thể mở ra một thị trường lớn hơn, hoặc đánh vào thị trường ngách nào đó ít cạnh tranh.

Image result for expand market

Ảnh: eit.europa.euPhân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịch

Giải phóng hàng tồn:

Chiến thuật này thường đúng với các doanh nghiệp du lịch trong mùa thấp điểm. Khi lượng phòng chống còn nhiều, hay số ghế máy bay trống cao, doanh nghiệp cần tăng tỉ lệ lấp đầy bởi chi phí biến đổi (Variable Cost) ngắn hạn không thay đổi nhiều, hầu hết phần lớn nằm ở chi phí cố định (Fix Cost). Nhiệm vụ của Marketing có thể truyền thông mạnh hơn, hoặc thêm lý do để khách hàng đặt dịch vụ. Tại Việt Nam, phương án phổ biến trong giai đoạn trước thường là giảm giá.

Image result for inventoryPhân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịch

Ảnh: systum

Tăng tần suất và giá trị sử dụng sản phẩm:

Chương trình Hội viên Bông sen vàng của Vietnam Airline, hay các dịch vụ thẻ Membership của các chuỗi Accor, J.W Marriot hoặc IHG chính là cách để khách du lịch quay lại sử dụng sản phẩm, hoặc sử dụng sản phẩm khác trong hệ thống. Ngoài ra có nhiều trường hợp khác như ngành khách sạn, các khách sạn 5 sao như Bayan Tree Lăng Cô hay Anantara Mũi Né thường có chương trình nghỉ 3 đêm được khuyến mãi một đêm, nhằm khuyến khích khách đặt phòng lâu hơn tại khu du lịch.

Image result for membershipPhân loại 5 chiến lược marketing ngành du lịch

Ảnh: SBI Assosiation Management

Mục tiêu triển khai Marketing rất đa dạng, tùy thuộc vào chiến lược doanh nghiệp ở trạng thái tấn công, phòng ngự, đa dạng hóa, đánh vào thị trường ngách hay có thể muốn giữ chân khách hàng cũ để tăng lifetime value.