Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi

Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi

Chuẩn Audit Website với SEMrush

Lần cuối bạn thực hiện audit website là khi nào? Nhằm đảm bảo bước đệm cho quá trình SEO và kết quả chuyển đổi tối đa, hãy cùng TopOnSeek theo dõi bài viết sau.

Nội dung rút gọn

  • Audit Website là gì?
  • Lợi ích của Audit Website
  • Audit Website: 4 tiêu chí SEO Audit
  • Audit Tool: Top 10 phần mềm Audit Website Tốt

Audit Website là gì?

Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổiChuẩn SEO Audit từ Google

Audit Website là kiểm tra hiệu suất trang trước khi SEO hoặc thiết kế lại trang web. Audit Website có thể xác định trang web đó có được tối ưu hóa để đạt được lượng truy cập đề ra hay không. Và nếu không, làm thế nào bạn có thể cải thiện nó để tăng hiệu suất. Đây là bước làm nền tảng Cần Thiết!

Lợi ích của Audit Website

Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi

Chắc chắn rằng sau khi Audit Website chuẩn bạn sẽ tăng 10-15%

Trước khi đi sâu vào những điều bạn cần chú ý trong Audit Website. Hãy xem xét một số lợi ích của việc thực hiện nó. Dưới đây là một số lợi ích hàng đầu từ quan điểm tiếp thị :

1. Tối ưu hóa hiệu suất trang web

Audit Website thường đánh giá một trang web không chỉ về nội dung, mà còn về hiệu suất kỹ thuật. Giúp các công cụ tìm kiếm (Search Engines) có thể đọc được nội dung website. Tăng lượt truy cập tự nhiên (Organic traffic)

Do đó, Audit Website sẽ cho bạn cơ hội kiểm tra mức độ mạnh mẽ của khung kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trang web. Đánh giá mức độ thân thiện của trang với các công cụ tìm kiếm. Xác định nó có dễ dàng cho người dùng điều hướng và tìm thấy nội dung một cách trực quan hay không.

2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tiến hành Website Audit, bạn có thể xác định bất kỳ cơ hội tối ưu hóa nào bị bỏ lỡ. Khắc phục bất kỳ sai lầm nào gây nên cạm bẫy SEO xuyên suốt toàn bộ nội dung web. Để làm được việc này bạn cần sử dụng thành thạo SEO tool. Và nên thực hiện phân tích website (website analysis) thường xuyên. Tốt là 1 ngày 1 lần, còn không tí nhất 3 ngày.

Nó cũng cho phép bạn tái tập trung nỗ lực SEO của mình vào người dùng trước, công cụ tìm kiếm sau. Giúp bạn tránh khỏi việc liên tục chạy theo các thay đổi đối với thuật toán xếp hạng. Nghĩa là bạn sẽ không áp dụng những thực tiễn sai lầm chỉ để được hiển thị ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

3. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Thứ ba, Audit Website cho phép bạn đánh giá lại hiệu quả của trang về mặt tạo và chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ có thể phát hiện ra bất kỳ cơ hội bỏ lỡ nào trước đây trong việc chuyển đổi. Giúp bạn thêm những CTA có liên quan, cũng như xác định thiếu sót trong trang đích của mình nhằm tối ưu hóa chúng.

Như bạn có thể thấy, việc đánh giá cả về mặt nội dung lẫn kỹ thuật sẽ mở ra cơ hội giúp bạn cải thiện đáng kể lưu lượng truy cập và chuyển đổi trên trang của mình.

Audit Website: 4 tiêu chí SEO Audit

Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi

SEO Checker

Trước tiên, hãy nhập trang web của bạn vào Trình phân loại trang HubSpot. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các điểm mạnh của trang. Giúp bạn đánh giá mình nên tập trung vào mục nào trong bài này:

1. Đánh giá hiệu suất trang web

Trong phần đầu tiên của Audit Website, bạn nên tập trung vào cách người dùng điều hướng. Từ trang chủ, bài đăng trên blog, đến trang đích và bất kỳ nội dung liên quan nào ở giữa các trang này.

a. Load Speeds: Khả năng tải của trang web

Càng nhiều khách truy cập vào trang web của mình, bạn càng có nhiều cơ hội để tạo thêm khách hàng tiềm năng. Nhưng chỉ khi trang web của bạn hoạt động tốt.

Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi

Tốc độ là yếu tố quan trọng của SEO

Audit Website nên đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế luôn hướng về khách truy cập. Thiết kế và khả năng điều hướng tổng thể phải tương ứng với những gì một người sẽ đến trang web để tìm kiếm.

Mục tiêu chính ở đây là giúp mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin họ đang tìm kiếm. Do đó, bạn sẽ thấy tỷ lệ chuyển đổi tự cải thiện.

Để kiểm tra trang web của bạn về độ hữu dụng, hãy xem xét những điều sau đây:

  • Có phải tất cả giá trị chính của bạn đều dễ dàng truy cập thông qua menu chính hay không?
  • Thiết kế và bố cục trang có đơn giản nhưng trực quan? Đảm bảo các trang không quá lộn xộn, rải rác quảng cáo, CTA hoặc liên kết.
  • Đường dẫn chuyển đổi, giỏ hàng hoặc quy trình thanh toán có trực quan không?

Bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện một số thử nghiệm với các đối tượng mục tiêu của mình.

b. Site Speed: Tốc độ của trang web

Kích thước có quá lớn hoặc thời gian tải trang có lâu không? Tốc độ trang web có thể bị ảnh hưởng khi các tệp hình ảnh quá lớn hoặc HTML và CSS cần làm sạch. Tất cả điều này có thể cải thiện đáng kể tốc độ trang web của bạn.

Các trang tải nhanh và tối ưu hóa tốt sẽ dẫn đến mức độ tương tác, duy trì và chuyển đổi của khách truy cập cao hơn. Để nhanh chóng kiểm tra thời gian tải của trang web, hãy dùng MozBar. Thanh công cụ này bạn có thể đính kèm vào trình duyệt của mình để phân tích trang mỗi khi truy cập.

2. SEO Report: Đánh giá SEO

Tối ưu hóa hiệu suất trang web của bạn là rất quan trọng để giữ lượng truy cập. Nhưng bạn cũng nên kiểm tra nội dung mà mình xuất bản. Nhằm đảm bảo nó thực sự giải quyết được các vấn đề của khách truy cập.

a. Nội dung trang web

Khi đánh giá chất lượng nội dung, hãy nghĩ về nội dung đó từ góc độ đối tượng mục tiêu. Thông tin này có làm tôi hài lòng không?

Nó đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi? Nó cung cấp cho tôi tất cả các tài nguyên liên quan đến chủ đề này? Tôi có biết phải làm gì tiếp theo không?

b. SEO onpage

Để kiểm tra nội dung SEO onpage của bạn, hãy tiến hành phân tích các từ khóa như sau:

  • Xem xét phân tích để đánh giá hiệu suất từ ​​khóa. Những từ khóa nào mang lại cho bạn mức tăng lớn nhất trong lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng?
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của từ khóa trong chiến lược nội dung của bạn. Bạn thêm bao nhiêu nội dung có liên quan vào trang web của mình để định hướng từ khóa đó.
  • Xem lại các yếu tố SEO onpage cơ bản như URL, tiêu đề trang, meta description. Hãy chắc rằng các từ khóa xuất hiện ở những nơi có liên quan.

3. Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi

Dù nội dung chất lượng cao được tối ưu hóa tốt là một cách tuyệt vời để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn. Nhưng tất cả là vô ích nếu lượng truy cập đó không chuyển hóa thành khách hàng.

Đây là nơi CTAs và trang đích đóng vai trò then chốt trong hiệu suất trang web của bạn. Nó không chỉ giúp bạn nắm bắt thông tin khách truy cập để bạn có thể theo sát khách hàng tiềm năng của mình. Mà còn giúp khách truy cập quen với nội dung và thương hiệu của bạn.

4. Technical SEO: Đánh giá kỹ thuật


Khi bạn đã giải quyết ba mục tiêu chính của Audit Website. Đã đến lúc để đánh giá kỹ thuật.

Đây là những gì bạn nên chú ý trong giai đoạn đánh giá kỹ thuật của Audit Website.

a. User Experience: Giao diện Responsive

Trang web của bạn có giao diện Responsive? Có nghĩa nó là một trang web thân thiện với mọi thiết bị? Việc sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet đang phát triển. Tính đến năm 2017, thiết bị di động chiếm một nửa số lượt truy cập web trên toàn thế giới. Do đó, các trang web phải tương thích với nhu cầu ngày càng tăng đó.

b. Broken link: Các thông báo lỗi

Thông báo lỗi xuất hiện trên khắp website của bạn? Gọi ra các mã phản hồi 302, 404 và 500 có thể hữu ích để cho người dùng biết có gì đó không ổn.

Tuy nhiên, điều này xảy ra cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đã không dọn dẹp các liên kết hỏng dẫn đến việc người dùng đi vào ngõ cụt. Tìm những thông báo lỗi và dọn sạch các liên kết hỏng của bạn. Các công cụ như Google’s Webmaster Tools hoặc Xenu’s Link Sleuth có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.

c. Tối ưu hóa URL

Trang web của bạn có URL quá dài do nhồi nhét từ khóa không? Chúng có chứa ID phiên hoặc chứa hàng tấn tham số động không? Trong một số trường hợp, các URL này rất khó để các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Dẫn đến tỷ lệ nhấp thấp hơn từ kết quả tìm kiếm.

d. Vấn đề với Flash và JavaScript

Các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi đọc và truy cập chúng. Điều này có thể ngăn trang web của bạn được lập chỉ mục.

Khách truy cập thường tìm kiếm một thông tin rất cụ thể khi truy cập trang web của bạn; nếu họ phải ngồi xem phần giới thiệu trực quan 10s mới có thể tìm thấy thông tin cần thiết thì họ sẽ rất bực bôi đấy.

e. On Page: Tối ưu hóa cấu trúc

Chúng ta đã nói về cấu trúc trang web vì nó liên quan đến việc truy cập nội dung và độ hữu dụng cho người dùng. Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo cấu trúc trang web của bạn tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Nếu các trang con trên trang web của bạn không được liên kết nội bộ từ các trang con khác, thì những trang đó ít có khả năng được lập chỉ mục.

f. SEO Analysis: Cách trang web được lập chỉ mục

Điều này có thể được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau. Bao gồm mọi thứ từ tệp robots, thẻ, đến sơ đồ trang web. Các biện pháp này là một cách để bạn hướng dẫn các công cụ tìm kiếm hướng tới nội dung hữu ích nhất trên trang web của mình.

Tệp Robots hoặc các thẻ

Thẻ meta cho phép bạn tiếp cận chi tiết cách kiểm soát một trang riêng lẻ được lập chỉ mục và phục vụ cho người dùng trong kết quả tìm kiếm như thế nào. Các thẻ này nên nằm trong phần của một trang nhất định.

Mặt khác, tệp robots.txt là một tệp văn bản cho phép bạn chỉ định cách bạn muốn trang web của mình được thu thập. Trước khi thu thập dữ liệu trang web, trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thường sẽ yêu cầu tệp robot.txt từ máy chủ.

Trong tệp robot.txt, bạn có thể cung cấp các hướng dẫn để cho trình thu thập biết phần nào nên hoặc không nên được thu thập thông tin.

Public sitemap và XML sitemap

Trang web của bạn cũng nên có các tệp Public sitemap và XML sitemap. Public sitemap là một trang mà người dùng có thể truy cập để xem các trang con trên trang web của bạn. Như mục lục của một cuốn sách.

XML sitemap dành cho các công cụ tìm kiếm để xem các trang con đã được thêm vào trang web của bạn. Vị trí thông thường của tệp sitemap.xml là www.domainname.com/sitemap.xml.

XML sitemap là thứ mà mọi trang web nên có. Nó cung cấp cơ hội để bạn nói với Google và các công cụ tìm kiếm khác những trang nào trên trang web của bạn mà bạn muốn được thu thập và lập chỉ mục.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm không đảm bảo sẽ tuân theo sơ đồ trang web của bạn. Nhưng cũng đã có minh chứng rằng XML sitemap giúp bảo đảm rằng các trang của bạn được tìm thấy và được tìm thấy nhanh hơn. Đặc biệt là nếu sơ đồ trang web của bạn tự động cập nhật các trang con mới.

g. Trùng lặp nội dung

Việc chuẩn hóa nội dung trang web của bạn là kỹ thuật cuối cùng cần thực hiện. Để có thêm quyền kiểm soát cách URL của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm và để giảm thiểu việc trùng lặp nội dung. Bạn nên chọn một URL chuẩn làm phiên bản chính của trang.

Bạn có thể chỉ ra ý muốn của mình cho Google theo một số cách. Một cách như vậy là đặt thẻ Canonical (rel = “canonical”) trong tiêu đề HTTP của trang. Hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra xem thẻ Canonical được triển khai đúng hay không bằng cách đảm bảo rằng nó trỏ đến đúng trang và mọi trang không trỏ đến trang chủ.

Điều quan trọng là phải thiết lập một khung Audit Website sớm. Tự hỏi bản thân những câu hỏi xoay quanh việc đo lường “Tôi đang làm thế nào?””Điều này so sánh với các đối thủ khác như thế nào?”

Audit Tool: Top 10 phần mềm Audit Website Tốt

  1. SEMrush: Site Audit (Free trial)
  2. Ahrefs: Site Audit
  3. Moz Site Crawl and Audit
  4. Screaming Frog
  5. Woorank
  6. Raventools
  7. SEOQuake
  8. SpyFu
  9. seositecheckup
  10. Web.dev

Với ToOnSeek thì Google Search Console, SEMrush, Screaming Frog là công cụ SEO ưa thích.

Website Audit không dễ dàng, đặc biệt nếu bạn không hoàn toàn am hiểu về công nghệ. Nếu bạn cần thêm nguồn tham khảo, mình thường xem trên TopOnSeek.

Nguồn: Audit Website: Cải thiện SEO và tỉ lệ chuyển đổi