Câu chuyện thương hiệu
Khách hàng khát khao được nghe những câu chuyện. Những thương hiệu trong ngành dịch vụ lưu trú và du lịch thấy rằng việc tiếp thị và quảng cáo sản phẩm bằng hình ảnh chất lượng cao và bằng lượt đánh giá ổn định là không đủ. Hãy cùng khám phá dưới đây ba trong số những thương hiệu khách sạn hàng đầu mang đến cho khách hàng những gì họ mong muốn.
Được xem như một hình thức nghệ thuật cổ xưa nhưng chuyện kể chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây như một công cụ xây dựng thương hiệu thiết yếu. Thúc đẩy bởi sự bùng nổ trực tuyến về nội dung video và mong muốn khai thác các xu hướng chia sẻ cộng đồng xã hội, một chiến dịch thành công về những câu chuyện của các thương hiệu đã trở thành niềm khao khát của tiếp thị nội dung. Những câu chuyện được hình thành khéo léo sẽ đóng một vai trò nổi bật xuyên suốt các bản tự sự về tổ chức. Điều này bao gồm những câu chuyện có nguồn gốc sâu xa được viết trên trang ‘Giới thiệu về chúng tôi’ hay những tập tin có thể chia sẻ được truyền tải trên mạng xã hội. Câu chuyện thương hiệu có thể hình thành dựa trên sự kiện thực tế, hay cũng có thể là các tác phẩm hư cấu thuần tuý nhưng hấp dẫn thể hiện được giá trị của thương hiệu. Tuy nhiên hầu hết các câu chuyện thương hiệu đều ít nhất có một điểm chung là nội dung giàu cảm xúc.
“Quảng cáo thương hiệu thông qua những câu chuyện kể đầy cảm xúc là một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức và tăng sự tương tác, nhưng, kể chuyện chỉ dựa vào mục đích của câu chuyện là chưa đủ. Bạn phải hiểu khán giả của mình, khai thác tâm lý của họ và tạo nên những câu chuyện phù hợp với nhu cầu và giá trị mang lại cho họ. Cố gắng thực hiện điều này, và phần thưởng nhận lại thật xứng đáng."
Những câu chuyện đáng để kể
Các tên tuổi đầu ngành đang thay đổi suy nghĩ về việc chịu trách nhiệm với câu chuyện của mình - tự định hình và truyền tải nó. Dưới đây là cách một số chuyên gia danh tiếng trong lĩnh vực lưu trú khách sạn và du lịch đạt được điều đó:
__________________________________________________________________________________________
#1 Airbnb Đảm Nhận Phần Tự Sự Thương Hiệu Thông Qua Câu Chuyện
Airbnb luôn có sở trường kể chuyện khá hấp dẫn. Ngay cả đến tên gọi lạ thường của công ty cũng là một câu chuyện gợi nhớ về những ngày đầu tiên, khi những người sáng lập thuê một tấm nệm bơm hơi đặt trong phòng khách của căn gác xép ở San Fracisco. Đây là câu chuyện gốc – sống còn sau những lần đổi mới hoàn toàn và tiếp tục khẳng định lý do tồn tại của công ty.
Tuy nhiên họ cũng hiểu rằng sản phẩm chủ chốt của công ty rất khó để thể hiện rõ ràng. Nó không hữu hình như là một khách sạn cụ thể. Các host địa phương luôn sẵn sàng mang mọi trải nghiệm đến với khách hàng – từ nơi ở cho đến các chuyến tham quan thành phố. Họ là những người tạo nên những cuộc gặp gỡ thú vị hấp dẫn.
Thực tế thì Airbnb có sự kiểm soát rất ít đối với trải nghiệm của người dùng. Để giải quyết vấn đề này, nhân sự công ty đã nỗ lực cùng nhau định hình suy nghĩ của người tiêu dùng đối với sản phẩm chủ chốt của công ty – và họ đã sử dụng cách kể chuyện để thực hiện điều này.
Một vài năm về trước, Airbnb tái hiện lại thương hiệu qua một đoạn video nói về thế giới “đầy rẫy những thành phố và thị trấn” đang “không ngừng phát triển rộng lớn hơn”, một thế giới mà những người ít được kết nối “khao khát bản sắc của nơi chốn”. Cuối cùng, họ đưa đến kết luận mang tính đột phá:
“Dù đi đến đâu cũng có cảm giác ở nhà.”
Trong một đoạn video về thương hiệu ngắn gọn, Airbnb đã nắm bắt được câu chuyện và tự định hình thương hiệu như một doanh nghiệp kết nối. Điều này dẫn đến việc họ tự do kể những câu chuyện của những người thương hiệu kết nối lại với nhau, về những trải nghiệm phi thường mà các host tạo nên và cũng để giới thiệu về những chuyến du lịch vòng quanh thế giới của người tiêu dùng. Điều này đã trở thành trọng tâm chính trên trang web của họ. Hãy cùng xem trang “Những câu chuyện” để xem cách họ sắp xếp host bios (Basic Input/Output System – Hệ thống xuất nhập cơ bản), nội dung do người dùng tạo nên và các câu chuyện khác liên quan đến hệ thống của họ.
__________________________________________________________________________________________
#2 Jetblue Kết Nối Thương Hiệu Với Những Câu Chuyện Thú Vị
JetBlue là đơn vị tiên phong trong làn sóng mới của câu chuyện thương hiệu. Chiến dịch xã hội của hãng hàng không – ‘Fly It Forward’ – tập trung vào Twitter, nơi khuyến khích đề cử những ứng viên đáng ngưỡng mộ, xứng đáng được công nhận và không có mối quan hệ nào với JetBlue.
Nhưng rồi một câu chuyện mới sắp sửa thay đổi điều đó.
Ban giám khảo chọn ra những ứng cử viên xuất sắc và tặng họ những tấm vé khứ hồi miễn phí. Người thắng cuộc sau này trở thành đại sứ thiện chí và được yêu cầu ‘fly it forward’ bằng cách đề cử các ứng viên xứng đáng khác. Quá trình cứ thế tiếp tục.
Thể hiện thiện chí và trao thưởng bằng các chuyến bay miễn phí, JetBlue trở thành thương hiệu gắn liền với những câu chuyện về lòng vị tha và sự hi sinh. Dĩ nhiên là tất cả điều này đều được dẫn chứng qua các trang mạng xã hội như Twitter và Youtube. Kết quả là hàng loạt các câu chuyện về các tổ chức cộng đồng, những người sống còn hay những người hùng vô danh khác trước đây đã được chia sẻ rộng rãi.
Điều này đã hình thành nên một chuỗi các câu chuyện về lòng tốt mà JetBlue là trọng tâm. Twitter thích thú chia sẻ: những câu chuyện này khi không có mối quan hệ nào tới hãng hàng không là điều không quan trọng. Hay có lẽ đây chính là điểm mấu chốt.
Đây chỉ là một ví dụ về sự thành công của JetBlue trong lĩnh vực kể chuyện. Video ‘Recurring Dream’ của hãng hàng không kể một câu chuyện hư cấu nhưng thú vị của một chú chim bồ câu mong muốn có được một trải nghiệm bay tốt hơn. Câu chuyện khá dễ thương, đáng nhớ và được lan truyền rộng rãi, đồng thời cũng truyền tải thông điệp chính của thương hiệu.
Sau đó, chiến dịch ‘FlyBabies’ ra đời, ghi lại cái gọi là thử nghiệm xã hội, từ cảm giác khó chịu của hành khách vì bị làm phiền khi nghe tiếng em bé khóc trên máy bay cho đến những tấm vé bay miễn phí cũng là nguyên nhân dẫn đến tràng pháo tay giòn dã. Chiến dịch kể về việc thay đổi câu chuyện.
__________________________________________________________________________________________
#3 Marriot Làm Khách Hàng Hài Lòng Bằng Những Câu Chuyện Nguyên Bản
Marriot là một trong những tập đoàn khách sạn lớn đầu tiên đánh cược tất cả bằng cách sử dụng câu chuyện để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Vào năm 2014, họ đã sáng lập một studio sáng tạo hoàn toàn để tạo dựng, sản xuất và phân phối nội dung thay mặt cho các thương hiệu trong danh mục portfolio của mình.
Studio đặt mục tiêu sản xuất nội dung video trau chuốt, ổn định và được thiết kế chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí. Bộ ba phim Two Bellmen là những viên ngọc quý trong nỗ lực mới này. Đây là những bộ phim hành động, được dàn dựng kỹ lưỡng, có thời lượng từ 17 đến 35 phút và được quay tại các khách sạn Marriott riêng biệt. Mỗi video đã thu về hàng triệu lượt xem trên YouTube.
David Beebe là người đã thành lập ra Marriott’s Content Studio và điều hành nó trong gần ba năm. Ông từng giải thích rằng lý do đằng sau nội dung quan trọng hơn nội dung đó. Nói cách khác, họ không tạo nội dung vì lợi ích của nội dung. Hầu hết nội dung họ sản xuất đều liên quan đến các chương trình bán hàng cụ thể, do đó đã làm gia tăng doanh số đặt phòng.
Câu Chuyện Của Bạn Là Gì
Một trong những lý do khiến câu chuyện thương hiệu được tạo dựng khéo léo trở nên hấp dẫn là vì nó là của riêng bạn. Câu chuyện làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trên thị trường và cung cấp kết nối cho khách hàng – nơi họ có thể tương tác.
Bạn thậm chí có thể nói rằng đường đi đến trái tim của khách hàng là thông qua câu chuyện. Vậy câu hỏi đặt ra: Câu chuyện của bạn là gì?