Nhận định nền Kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19 năm 2020 từ các chuyên gia
Mặc dù Covid-19 đã càn quét và để lại hậu quả nặng nề lên nền kinh tế Việt Nam, song mới đây hầu hết các dự báo về tài chính kinh doanh từ các tổ chức quốc tế đều cho rằng tăng trưởng trong năm 2021 của Việt Nam sẽ phục hồi 6-7%. Trong đó, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ có màn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5% với diễn biến bình thường hóa kinh tế trong và ngoài nước.
1. Thị trường tài chính kinh doanh Việt Nam tính đến cuối năm 2020
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây rất đáng chú ý. Những cải cách kinh tế và chính trị dưới thời kỳ Đổi mới được thực hiện đã thực sự thúc đẩy tăng trưởng tài chính kinh doanh nhanh chóng. Đã biến Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một đất nước có thu nhập trung bình.
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam thể hiện sức mạnh cơ bản và khả năng phục hồi nhanh chóng, thông qua việc được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước mạnh mẽ và lĩnh vực sản xuất hướng tới xuất khẩu.
Trong đánh giá tài chính kinh doanh năm 2019, GDP thực tế được ước tính tăng 7%, là một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, cộng với diễn biến đại dịch Covid-19 đang diễn ra để lại hậu quả nặng nề thì nền kinh tế Việt Nam lại thể hiện được khả năng phục hồi đáng kể.
Đánh giá tài chính kinh doanh cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỷ USD, thặng dư cán cân thương mại đạt hơn 19 tỷ USD. Trong đó thu hút khoảng 168 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Sự xuất hiện của nhiều Tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, thương hiệu nổi tiếng, năng lực cạnh tranh mang tầm khu vực trong một số lĩnh vực nhất định đã khẳng định được vị thế của Việt Nam đối với các nước bạn.
Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô và khung ngân khố Nhà nước vẫn duy trì với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính 1,8% trong nửa đầu 2020 và dự kiến đạt 2,8% cho cả năm.
Cụ thể hơn, đánh giá thị trường tài chính kinh doanh cho thấy Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng 6-7%. Lý do bởi tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra đã nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia về mức độ và thời gian ảnh hưởng.
Điều này đã làm những yêu cầu về ngân sách trong tài chính kinh doanh công tăng lên do thu nhập người dân bị giảm sút và cần chi tiêu hơn, khi đó gói kích cầu được đưa ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Khung Đối tác Quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới (CPF) hiện hành đã cam kết hướng dẫn Nhóm Ngân hàng tại Việt Nam từ 2018 đến 2022.
Trong đó Báo cáo Việt Nam đến năm 2035 và Kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội của Chính phủ Việt Nam bao gồm:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng bao trùm và tham gia của các khối doanh nghiệp tư nhân
- Chú trọng đầu tư vào con người và kiến thức
- Đảm bảo môi trường bền vững và khả năng phục hồi tốt
- Cải thiện trình độ quản trị
Cũng dựa trên sự tham gia mạnh mẽ của Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, CPF đưa ra những thay đổi chiến lược định hướng cho công việc của nhóm trong tương lai:
- Tham gia toàn diện và tăng cường sự phát triển của khối tư nhân và sự liên kết giữa các lĩnh vực
- Hỗ trợ tài chính trong việc chuyển giao các dịch vụ công để đạt được sự bền vững
- Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động tạo việc làm làm tăng thu nhập
- Cam kết tăng cường mối liên kết đa ngành giữa giáo dục và thị trường việc làm
- Thúc đẩy khuyến khích sản xuất năng lượng điện với mức thải carbon thấp
Tính đến 6/10/2020, World Bank đã cung cấp 24,94 tỷ USD viện trợ không hoàn lại bao gồm tín dụng và các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam thông qua 210 hoạt động. Việc đánh giá tài chính kinh doanh của các chuyên gia cũng đưa ra danh mục đầu tư hiện tại của Việt Nam bao gồm 39 dự án đang hoạt động với tổng cam kết lãi ròng là 7,41 tỷ USD.
2. Đánh giá thị trường tài chính 2021 và dự báo tăng trưởng Kinh tế Việt Nam
Không nghi ngờ gì nữa, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay sẽ như những năm trước và có thể sẽ ngạc nhiên về vị thế mới của đất nước. Bởi Việt Nam sẽ được củng cố là địa điểm ngoại giao khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi.
Điều này cũng cần Việt Nam đẩy mạnh khai thác thế mạnh này để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao, đòi hỏi nhiều khoản đầu tư dài hạn hơn – điển hình vào phát triển cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ thông minh trong Công nghiệp 4.0.
Việt Nam vẫn vững vàng giữa sự chao đảo của kinh tế Thế giới
Chúng ta đã có những chính sách sáng suốt, tạo ra các nguồn lực để tăng tốc phát triển trong năm 2021. Trong đó là việc đi đến ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại quan trọng (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA),…
Ngoài việc ký kết những Hiệp định làm bàn đạp tăng tốc cho phát triển, Việt Nam cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đề cao tính tự chủ và sức cạnh tranh, đặc biệt đối với thị trường trong nước.
Nhằm đạt mục tiêu Chính phủ đề ra GDP đạt 6% trong 2021 thì quy mô GDP bình quân khoảng 3.700 USD/người, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) khoảng 4%. Từ thực tế đó, có thể thấy kinh tế Việt Nam trong năm tới sẽ duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu hướng phục hồi.
Ông Andrew Jeffries – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% trong năm 2021.
Dự báo được căn cứ vào 4 yếu tố sau:
- Nhu cầu bên ngoài sẽ dần phục hồi, điều này có lợi cho nền kinh tế có độ rộng mở như Việt Nam. Các đối tác Thương mại lớn của Việt Nam đã và đang thích nghi dần để sống chung với đại dịch. Do đó, khi nhu cầu bên ngoài dần hồi phục sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu hơn nữa
- Giải ngân trong đầu tư công được đẩy mạnh sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến tăng trưởng trong năm 2021
- Sự cơ cấu lại dòng vốn và thương mại quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh vào năm tới
- Hiệu quả thể chế được nâng cao, có tác động lan tỏa sang mọi lĩnh vực, góp phần tăng trưởng bền vững. Thể chế hiệu quả giúp thu hẹp khoảng cách phát triển và tận dụng tối đa nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Triển vọng phát triển của Việt Nam được các tổ chức nước ngoài nhận định và đánh giá rất tích cực. Mặc dù sức tàn phá của Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề, song hầu hết các đánh giá tài chính kinh doanh và dự báo kinh tế từ các Tổ chức quốc tế đều cho thấy rằng tăng trưởng trong năm 2021 của Việt Nam sẽ phục hồi 6-7%.
- Trong đó, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá lĩnh vực tài chính kinh doanh Việt Nam sẽ có màn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5% với diễn biến bình thường hóa kinh tế trong và ngoài nước
- Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra nhận định triển vọng của Việt Nam khá tích cực, dự báo tăng trưởng đạt 6,8%.
Nền móng cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi đó là nông nghiệp và du lịch nội địa
Việt Nam có ngành nông nghiệp thích ứng tốt với đại dịch và thiên tai, điều này là cứu cánh cho nền kinh tế trong 2021 góp phần đưa GDP tăng trưởng mạnh mẽ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong năm tới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. Đó là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,…
Du lịch nội địa được được xem là cứu cánh cho ngành du lịch trong thời điểm này tại Việt Nam
Các chuyên gia còn đưa ra nhận định rằng, kinh tế Việt Nam sẽ có những triển vọng lạc quan. Trong đó đáng chú ý 3 yếu tố và chuyển đổi kinh tế số đã được đưa vào Nghị quyết 52, dự kiến đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP.
Cùng với thực tế hiện nay có khoảng 37% doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi kinh tế số.
- Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phát triển khá nhanh chóng và đã đạt được một số thành quả nhất định.
- Lĩnh vực xuất khẩu nông sản như gạo, thủy sản, nội thất tăng trưởng tốt, được thị trường nước ngoài biết đến.
Tất cả những điều trên đã tạo động lực tăng trưởng cho lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Cũng theo các nhận định về thị trường tài chính kinh doanh từ chuyên gia Kinh tế, nguồn vốn chi đầu tư công sẽ giảm hơn so với năm 2020. Chính phủ nếu giữ được mức lạm phát và lãi suất ở mức thấp sẽ tạo điều kiện cho các ngành nghề, lĩnh vực khác ngoài xuất khẩu tăng trưởng.
Vấn đề cần cải cách mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2025 chính là chính phủ điện tử. Chính phủ đã có nhiều đột phá, tuy vậy các địa phương cần chủ động bắt nhịp để không đánh mất cơ hội phục hồi sau đại dịch.
Ngoài ra những nhiệm vụ, mục tiêu trọng yếu của Việt Nam trong năm 2021 được nhấn mạnh như sau:
- Các cấp, ban ngành tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội được đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo,…
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược kinh tế – xã hội. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát phải được làm tốt
- Cải thiện, nâng cao chất lượng công tác thẩm định các đề án, báo cáo trình các Bộ, ban ngành liên quan và thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo kinh tế vĩ mô
*Nguồn: Fastwork.vn