Marketer Hà Anh
Hà Anh

Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA

Quảng cáo tại Việt Nam có lịch sử như thế nào?

Việt Nam tuy là quốc gia đang phát triển ở thời điểm hiện tại nhưng thời điểm những năm đầu thập kỷ 20, khi đang chịu chiến tranh thì ít ai cho rằng dịch vụ quảng cáo đã phát triển từ lúc đó. Tuy nhiên nếu có ý nghĩ ấy bạn hãy đọc ngay bài viết dưới nhé, thậm chí chúng còn có trước đó khá lâu nữa cơ. Nở rộ nhất là thời kỳ bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương tây.

Quảng cáo lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam khi nào?

Từ hàng ngàn năm trước, quảng cáo vẫn còn là một khái niệm hết sức xa lạ ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, người ta đơn giản chỉ hiểu rằng đó là một cách truyền đi thông tin, văn hóa truyền miệng phát triển rộng rãi. Vậy nhưng ít ai biết rằng, “ông tổ” của ngành quảng cáo Việt Nam đã xuất hiện từ thời Hùng Vương thứ XVIII!

Sau khi bị vua cha đầy ra hoang đảo, Mai An Tiêm đã cùng vợ và hai người con của mình gieo trồng hạt giống dưa hấu (được một chú chim từ phương Tây đưa đến) khắp đảo. Khi trồng được nhiều quả, Mai An Tiêm bèn tìm cách khắc chữ lên dưa rồi thả trôi ra biển.

Theo dòng nước, những quả dưa được khắc chữ tỏa đi khắp mọi nơi, được thương lái, tàu bè vớt lại và nhanh chóng truyền tin đến Nhà Vua. Cũng vì lý do đó mà Mai An Tiêm được phục chức, trở về đất liền, và dưa hấu trở thành một loại trái cây danh tiếng ở nước ta.

Có thể thấy, Mai An Tiêm không chỉ là ông tổ của nghề trồng dưa hấu, mà còn mở ra những chương đầu tiên cho lịch sử quảng cáo Việt Nam. Việc khắc chữ lên trái dưa, rồi để nước biển đưa chúng đi khắp mọi nơi là cách để thông tin được lan tỏa. Theo cách nói của thời hiện đại, thương hiệu “Dưa hấu Mai An Tiêm” đã được in sâu vào tiềm thức của nhiều người.

Tuy là truyền thuyết, sự tích, song khi nói đến lịch sử quảng cáo ở Việt Nam, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua câu chuyện này!

Lịch sử quảng cáo Việt Nam

Lịch sử quảng cáo Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945)

Trong thời kỳ phong kiến, quảng cáo ở Việt Nam chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ, không có nhiều dấu ấn rõ nét. Chỉ cho đến thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm, do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, quảng cáo mới trở nên quen thuộc với người dân Việt.

Trải dài từ Bắc vào Nam, quảng cáo bắt đầu xuất hiện nhiều hơn theo dạng các tấm áp phích dán tường hoặc “sandwich man” (những cậu bé đeo biển quảng cáo). Tới đầu thế kỷ XX, hàng loạt các tờ báo ra đời, xu hướng quảng cáo trên báo in lan rộng, đặc biệt là ở Hà Nội.

Lịch sử quảng cáo Việt Nam

Quảng cáo Việt Nam trong thời gian này là dạng quảng cáo in đen trắng, hình ảnh mới thường dừng lại ở hình thức vẽ tay, thường tập trung nhiều hơn vào phần chữ viết, văn bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chúng ta cũng được chứng kiến không ít các quảng cáo với những pha “giật tít” đỉnh cao mà nhiều người làm quảng cáo hiện đại phải học tập.

Các sản phẩm, dịch vụ làm quảng cáo thời này đa phần hướng đến nhóm người tiêu dùng trong giới quý tộc, “xính” ngoại, bị ảnh hưởng bởi văn hóa nước ngoài như: Đèn dầu Phoebus, Tập đoàn Shell, Giày Bata, hay các chương trình hòa nhạc trong phòng trà.

Lịch sử quảng cáo Việt Nam

Lịch sử quảng cáo Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1975

Lịch sử quảng cáo Việt Nam thời Mỹ đô hộ để lại dấu ấn đậm nét tại khu vực phía Nam mà cụ thể là Sài Gòn.

Biển quảng cáo ngoài trời như “nấm mọc sau mưa”, xuất hiện đầy rẫy ngoài đường phố, biển hiệu của các cửa hàng. Các tấm áp phích được cải tiến từ in đen trắng thành in có màu. Thế giới quảng cáo trong miền Nam trở nên ấn tượng và rực rỡ hơn rất nhiều.

Một điểm cải tiến rõ rệt nữa có thể nhận thấy là sự lên ngôi của hình ảnh. Nếu như trước đây, trong quảng cáo, chữ viết là phần được chú trọng nhiều hơn thì trong giai đoạn này, phần hình ảnh đã được nhiều nhãn hàng chú ý hơn.

Ở miền Bắc, đây là giai đoạn “Chống Mỹ cứu nước”, toàn dân dồn sức cho tiền tuyến nên quảng cáo không mấy phát triển. Đa phần vẫn chỉ như ở giai đoạn Pháp thuộc, bắt đầu xuất hiện quảng cáo in màu ở quy mô nhỏ lẻ.

Quảng cáo tại Việt Nam có lịch sử như thế nào?

Sau khi đất nước được giải phóng, Mỹ rời khỏi miền Nam, thị trường quảng cáo ở khu vực này có phần chậm lại. Cả nước bước vào thời kỳ bao cấp, hạn chế về kinh doanh cá nhân, nên quảng cáo không mấy đặc sắc. Chỉ cho đến năm 1986, chế độ bao cấp được xóa bỏ, kinh doanh được “mở khóa”, lịch sử quảng cáo Việt Nam mới ghi tiếp những dấu ấn mới.

Quảng cáo bắt đầu được phát triển theo nhiều hình thức, xuất hiện trong mắt công chúng với nhiều định dạng khác nhau. Nổi bật nhất vẫn phải kể đến quảng cáo báo in, tờ rơi, biển quảng cáo và quảng cáo phát thanh. Đến khoảng đầu những năm 2000, quảng cáo trên truyền hình nở rộ khi đời sống người dân được cải thiện, việc sở hữu tivi trở nên phổ biến hơn.

Và cho đến ngày hôm nay, có thể nhận thấy, quảng cáo Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển toàn diện. Bên cạnh các hình thức truyền thống, quảng cáo online lên ngôi, trở thành công cụ tiếp thị mạnh mẽ đến người dùng hiện đại.

Quảng cáo Việt Nam trong thế kỷ mới ngày một đẹp mắt hơn, ấn tượng hơn. Không còn là những quảng cáo quá nhiều câu từ, mọi thứ được rút ngắn, đảm bảo người xem có thể tiếp nhận và hiểu chúng một cách nhanh chóng nhất. Hình ảnh thể hiện rõ sức mạnh và câu từ được gọt giũa để sắc bén hơn.

quảng cáo xe bus hồ chí minh

Tương lai ngành quảng cáo Việt Nam

Lịch sử quảng cáo Việt Nam chắc chắn sẽ còn có thêm nhiều thay đổi theo các xu hướng phát triển trên toàn cầu. Ứng dụng về công nghệ kỹ thuật số được đưa vào giúp cho quảng cáo ngày một thông minh hơn, gần gũi hơn và có thể tương tác trực tiếp cùng người dùng.

thi công màn hình led quảng cáo

Quảng cáo offline sẽ được kết hợp với quảng cáo online, tích hợp dữ liệu số trên các kênh quảng cáo ngoài trời như: màn hình led quảng cáo, biển quảng cáo cảm ứng thông minh với công nghệ AI,… Thị trường quảng cáo online sẽ vẫn là “miếng bánh ngon” của nhiều doanh nghiệp nhưng sẽ có thêm những quy định quản lý nghiêm ngặt hơn, đảm bảo môi trường truyền thông văn minh.

Nguồn: Panoquangcao.net