Kinh Doanh Online – Xu hướng 2021 từ Micro đến Macro
Mọi cuộc khủng hoảng thế giới đều đem lại những thay đổi to lớn, gián tiếp thay đổi cách doanh nghiệp vận hành. Dotcom Boom và Khủng Hoảng Tài Chính Thế Giới đã tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh online. Đại dịch Covid-19 được coi như một cú hích “khổng lồ” khiến hoạt động này trở thành xu hướng dẫn đầu trên thế giới hiện nay.
Cùng nhìn toàn cảnh bức tranh 2020 vừa qua trên thế giới và những xu hướng mạnh mẽ trong năm 2021 qua tài liệu “Kinh doanh trực tuyến – xu hướng thống trị năm 2021” do OnCustomer tổng hợp.
Sau đây là những ý chính và tiêu điểm:
- Phần 1: Tương lai của hoạt động kinh doanh online sau Covid-19
- Phần 2: Các ông lớn đang thể hiện như thế nào
- Phần 3: Những xu hướng kinh doanh trực tuyến của năm 2021
1. Tương lai của hoạt động kinh doanh online
Với quyết định phong tỏa, giãn cách xã hội được đưa ra bởi chính phủ các nước, gần như mọi cửa hàng đều rơi vào tình trạng phải đóng cửa. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn xu hướng tiêu dùng của mọi người: chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến trên các nền tảng bán hàng online.
1.1 Tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh online
Theo dự đoán, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng từ 15% vào năm 2020 đến 25% vào năm 2021. Theo Maryam Mohsin – Digital Marketing Executive tại Oberlo, công ty con của Shopify, tác động của Covid-19 đã giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh online nhưng lại khiến hàng triệu doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình truyền thống phải phá sản. Với việc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn đang hoành hành trên thế giới và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn, thì khối lượng chuyển dịch mô hình kinh doanh online chắc chắn sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới.
So với năm 2013 (sau cuộc khủng hoảng tài chính), doanh thu của hoạt động kinh doanh online tăng lên đến 4.5 nghìn tỉ đô vào 2021. Đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi mọi nhân tố có lợi cho hoạt động kinh doanh online đều xảy ra trong năm vừa qua. Cùng lúc đó, những từ khóa chính mà mọi cửa hàng online đều phải quan tâm đó là:
- Sự thoải mái của khách hàng
- Niềm tin vào thương hiệu
- Trải nghiệm khách hàng trên website
1.2 Đối tượng khách hàng chính
Doanh thu online đến từ các hoạt động mua sắm trực tuyến. Với tác động mạnh mẽ của Covid-19, hầu như mọi đối tượng khách hàng đều chuyển hướng sang mua hàng online. Tuy nhiên, các con số chỉ ra sự khác biệt trong tốc độ chuyển dịch xu hướng tại các lứa tuổi khác nhau.
- Theo nghiên cứu, 67% khách hàng trẻ tuổi từ 18 đến 34 tuổi đang mua hàng online nhiều hơn so với trước đại dịch.
- Trong khi đó, khách hàng từ 35 đến 54 tuổi chi tiêu online nhiều hơn 57% và nhóm khách hàng từ 55 tuổi trở lên chỉ tăng 41%.
=> Như vậy, để đạt doanh thu online cao, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh online cần tập trung thu hút các khách hàng trẻ tuổi, cùng lúc đó xây dựng các chuỗi sản phẩm phù hợp hơn cho các đối tượng khách hàng nhiều tuổi hơn (những khách hàng nhiều tuổi hơn có thu nhập cao hơn).
2. Sự thể hiện của Amazon – ông trùm kinh doanh online
Ngay bây giờ, “gã khổng lồ” Amazon đã thu lợi nhuận khủng lên đến 24 tỉ đô la nhờ lượng cầu lớn đến từ người tiêu dùng. Vào tháng 5/2020, Amazon đã vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới. Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Trong vòng chưa đầy 25 năm, Amazon đã phá vỡ thị trường sách, DVD, phim, TV, cửa hàng tạp hóa, dữ liệu đám mây, logistics và điện tử gia dụng. Hiện họ đã sẵn sàng làm việc với Fedex, UPS và Bưu điện Hoa Kỳ như đối tác dịch vụ chuyển phát, cũng như chăm sóc sức khỏe. Amazon đang dần trở thành công ty độc quyền về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, sự độc quyền cũng tạo nên nhiều làn sóng phản đối. Amazon đã phá vỡ các ngành khác mà không có sự kiểm sóat và khó có thể tính toán được. Khi thiện cảm giảm và sự chống đối Amazon ngày càng tăng, các cuộc thảo luận về vấn đề chống độc quyền ngày càng nhiều và các thương hiệu bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị cũng như chi phí của việc hợp tác với Amazon.
Lần lượt những thương hiệu lớn như: Shopify, DeWalt, Nike, Walmart đang quay mặt lại với Amazon. Thực sự đã có “vết nứt” xuất hiện trên bộ giáp không thể xuyên thủng của Amazon. Randy Konik, chuyên gia phân tích của Jefferies cũng đồng tình: “Chúng tôi tin rằng những thương hiệu thời trang lớn (và thậm chí là những thương hiệu khác) sẽ tiếp tục chống đối và thậm chí ngừng hợp tác giữa họ và Amazon vào tương lai. Các thương hiệu không cần Amazon.”
3. Những xu hướng đáng chú ý trong những năm tới
3.1 Mọi hành vi của khách hàng đều có giá trị
Nhờ tính năng nhận dạng khuôn mặt và theo dõi thiết bị, giờ đây, mọi hành vi của khách hàng đều mang giá trị thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. Cũng giống như các nhà bán lẻ trực tuyến có thể hiểu được chuyển động của người dùng trên trang web của họ, các địa điểm truyền thống sử dụng WiFi, cảm biến, báo hiệu Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID)… Việc này sẽ giúp xác định các khu vực có lưu lượng truy cập cao trong cửa hàng, các sản phẩm bị bỏ qua, thời gian tồn tại – thậm chí cả việc lấy một sản phẩm từ giá đỡ đến phòng thử đồ.
Từ việc bán hàng theo thời gian thực đến việc đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu về quản lý tương tác vật lý và lập kế hoạch cửa hàng, thời đại của dữ liệu trong thế giới thực là tùy thuộc vào chúng ta. Kết hợp với dữ liệu web, di động và dữ liệu xã hội, việc thu thập và phân tích dữ liệu trực tiếp đưa các nhà bán lẻ đến gần hơn với trải nghiệm khách hàng 360 độ.
- Amazon Go sử dụng thị giác máy tính để nhận dạng khuôn mặt và sản phẩm nhằm mang lại trải nghiệm mua hàng thực sự dễ dàng – không cần thanh toán thực tế.
- Retail Deep thay thế thẻ khách hàng thân thiết bằng tính năng nhận dạng khuôn mặt nhờ camera trong cửa hàng hỗ trợ AI, gửi thông báo và các đề xuất liên quan cho nhân viên khi khách hàng đã biết đến.
3.2. Cuộc chiến vận chuyển
Mục tiêu của Amazon trong năm vừa qua là phá vỡ ngành chuyển phát nhanh và bưu chính. Gã khổng lồ thương mại điện tử đang chuyển dần từ khách hàng sang đối thủ cạnh tranh của hầu hết mọi nhà mạng lớn. Sau Bưu điện Hoa Kỳ, UPS và FedEx, người tiêu dùng có thể nhìn thấy biểu tượng của Amazon trên các phương tiện vận chuyển bưu kiện.
Đáp trả lại hành động của Amazon, FedEx đã bỏ Amazon với tư cách là khách hàng sau khi khối lượng tăng 24% nhưng doanh thu trên mỗi gói hàng giảm 7%. USPS, sau nhiều năm là nhà cung cấp dịch vụ giao hàng chính của Amazon, USPS đã chuyển ít hơn 47 triệu gói hàng so với năm trước (-3,2%) trong quý 2 năm nay.
Đây là một đoạn ngắn được trích ra từ tài liệu báo cáo hoạt động kinh doanh online 2020 và các xu hướng 2021 dài 53 trang do OnCustomer nghiên cứu và tổng hợp . Đọc full ebook tại đây.
Nguồn: OnCustomer