Brands Vietnam 2020 Review: Top 10 case-study được quan tâm nhất
Bài viết này tổng hợp 10 case-study tiêu biểu nhất ở Việt Nam và trên thế giới được bạn đọc quan tâm nhất trong năm 2020 vừa qua.
Lưu ý: Danh sách này được tổng hợp dựa trên dữ liệu của website Brands Vietnam và Google Analytics.
Case-study số 1: Canvas of Pride – Tự hào Made In Vietnam – Biti’s
Khi mà COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, không quốc gia nào tránh khỏi những hệ lụy của nó, xu hướng ủng hộ tiêu dùng nội địa (domestic consumption) sẽ thành xu thế ở mọi quốc gia, và đương nhiên không ngoại lệ ở Việt Nam: Người tiêu dùng Việt sẽ ủng hộ hàng Việt.
Sự tự hào về quốc gia chưa bao giờ đạt được mức cao đến thế trong 10 năm qua ở toàn bộ các tầng lớp xã hội. Chính thời điểm khủng hoảng này lại là cơ hội để những giá trị tích cực và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam toả sáng rực rỡ, trong chính lòng tự tôn của mỗi người dân, và trong sự đánh giá của bạn bè quốc tế. Việt Nam – một đất nước nhỏ – đã vững vàng đứng lên, và cả thế giới đã “ngả mũ” thán phục, với những câu chuyện về sự sáng tạo, lòng nhân ái, nghị lực, tiềm năng và sự lạc quan #MadeinVietnam.
Mời bạn đọc khám phá chiến dịch của Biti’s tại link này.
Case-study số 2: Sống Như Ý – Generali
Là một công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ, Generali luôn hướng khách hàng của mình đến một cuộc sống toàn vẹn và an tâm: Đó là một cuộc sống mà ước nguyện của mọi người đều được như ý. Thấu hiểu căn nguyên của mọi vấn đề nằm ở việc áp đặt tư tưởng cá nhân lên người khác và phải theo định kiến của xã hội, “Sống Như Ý” ra đời để đồng cảm và mong muốn truyền nguồn năng lượng, truyền cảm hứng tích cực để ai cũng vui vẻ là chính mình mới sống hạnh phúc được.
Cách tiếp cận mềm mại qua insight sâu sắc, đánh đúng tâm lý người tiêu dùng góp phần giúp thông điệp từ Generali dễ dàng chạm đến cảm xúc người tiêu dùng.
Mời bạn đọc khám phá toàn cảnh chiến dịch của Generali tại link này.
Case-study số 3: Social Stylist – Cá nhân hoá, dữ liệu hoá thời trang – H&M
Tại thị trường Trung Quốc, các đối thủ cạnh tranh của H&M ngày càng đầu tư nhiều ngân sách hơn cho các nền tảng thương mại điện tử và tìm cách thu hút người tiêu dùng mới thông qua các hoạt động trên mạng xã hội. Quá nhiều thương hiệu thời trang cạnh tranh với nhau dẫn đến đây thực sự là một cuộc chiến khốc liệt trong việc tăng tương tác và giữ chân người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng mục tiêu cũng ưa chuộng các xu hướng mới như sống “xanh”, sống tối giản. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ mua hàng có tính chọn lọc hơn và chi tiêu ít hơn.
Trong bối cảnh này, H&M cần phải nhanh chóng đưa ra những chiến lược cụ thể để có thể thu hút, duy trì sự quan tâm của giới trẻ sành điệu, đồng thời đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng.
Với chiến dịch Social Stylist, sau khi phân tích các quy trình kinh doanh chủ chốt, H&M đã tạo ra một stylist ảo, với khả năng dự đoán nhu cầu của người mua và đề xuất cho họ những sản phẩm phù hợp. Stylist này hoạt động dựa trên hệ thống dữ liệu đa kênh theo thời gian thực, chuyển đổi insight của từng khách hàng thành các nội dung được cá nhân hoá.
Mời bạn đọc tìm hiểu cách H&M Trung Quốc tạo ra stylist ảo tại link này.
Case-study số 4: Chiến dịch trẻ hoá thương hiệu quốc dân – Việt Tiến
Chiến dịch làm mới hình ảnh của Việt Tiến được thực hiện từ năm 2018. Chiến dịch này là bước ngoặt của sự thay đổi ngoạn mục, điểm chuyển mình táo bạo cho một thương hiệu lâu đời 40 năm tuổi mang tên ‘Thời khắc của sự lịch lãm’. Đến năm 2019, Việt Tiến tiếp tục tung ra chiến dịch ‘Lịch lãm khí chất Việt’ như một lời khẳng định về vị thế thương hiệu Việt, tự hào luôn đồng hành tôn vinh khí chất đàn ông Việt.
Xem đầy đủ chiến dịch tại đây.
Case-study số 5: Nike Dream Crazier – Những bóng hồng điên rồ – Nike
Nhằm kỷ niệm 30 năm ra đời thông điệp “Just do it”, Nike ra mắt chiến dịch ‘Dream Crazier’ để tái khẳng định sự ủng hộ đối với phái nữ cho việc “tự tin làm điều mình thích”, cho dù bị gọi là “điên rồ”. Chiến dịch này ra đời góp phần khích lệ tinh thần và tạo động lực cho các vận động viên nữ người Mỹ tham gia sự kiện World Cup do FIFA tổ chức tại Pháp, mùa hè năm 2019. Cũng nhờ Nike Dream Crazier, Nike đã đem về giải Gold Lion hạng mục Social & Influencer Cannes, khẳng định triết lý “Just do it” của mình trong 30 năm qua và sẽ còn tiếp tục lan toả trong những năm tới.
Mời bạn đọc xem toàn bộ chiến dịch tại đây.
Case-study số 6: Whassup – Từ tên chiến dịch quảng cáo bia thành “câu cửa miệng” của giới trẻ Mỹ – Budweiser
Đây là một trong những chiến dịch hài hước và thành công nhất của Budweiser, nhằm cạnh tranh với nhiều thương hiệu khác trên thị trường bia của Mỹ. Ra đời vào năm 1999, Whassup còn mang lại những tác động nhất định đến nền văn hoá nước Mỹ tận những năm sau này.
Để thấy được mức độ vui nhộn của Whassup, mời bạn đọc tham khảo link này.
Case-study số 7: Tắt để bật – Cozy
Cozy là thương hiệu có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, là một trong các thương hiệu trà Việt nổi bật tại Việt Nam. Các sản phẩm của Cozy đến từ nguồn nguyên liệu trà từ đồi chè Phú Thọ, quy cách gieo trồng thu hái sơ chế thủ công, công nghệ chế biến tiên tiến quy mô lớn tại Đông Nam Á.
Có ưu thế về chất lượng sản phẩm nhưng Cozy lại thiếu đi sự tươi trẻ, hiện đại và chưa có định vị rõ nét trong mắt người tiêu dùng mục tiêu – thế hệ Millennials. Trong bối cảnh này, thử thách đặt ra cho Cozy là làm sao có thể làm mới hình ảnh thương hiệu, mang thương hiệu gần gũi hơn với nhóm Millennials, tạo đà để có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Trong bối cảnh này, Cozy đã làm mới hình ảnh thương hiệu như thế nào? Mời bạn đọc khám phá toàn bộ chiến dịch ở link này.
Case-study số 8: Chiến dịch âm nhạc cộng đồng ‘Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!’ – Bộ Y Tế
Bắt đầu với đam mê của một công dân yêu nước, bằng sự sáng tạo của đội ngũ và đối tác cùng sự bảo trợ thông tin của chính phủ và sự ủng hộ của toàn dân tộc, chiến dịch ‘Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!’ đã hoàn thành sứ mệnh lan toả và truyền cảm hứng tích cực tới mỗi người dân Việt Nam, và tiếp sức cho dân tộc trong cuộc chiến không khoan nhượng phía trước.
Hãy cùng tìm hiểu chiến dịch CSR tiêu biểu này ở link sau.
Case-study số 9: It doesn’t take a genius – Samsung
Nói về độ “cà khịa” trong marketing, thì có lẽ không thể không nhắc đến cặp đôi Samsung – Apple. Năm 2014, khi nghe tin Apple sắp ra mắt iPhone 6 – điện thoại màn hình cỡ lớn đầu tiên của hãng, Samsung dường như đứng ngồi không yên. Đáp lại động thái này, Samsung đã triển khai chiến dịch ‘It take doesn’t take a genius’, khiến thế giới công nghệ phải xôn xao bàn tán.
Trước động thái này, Samsung đã làm gì? Mời bạn đọc truy cập link này.
Case-study số 10: Air Max Graffiti Stores – Thành công nhờ thấu hiểu văn hoá bản địa – Nike
Chiến dịch Air Max Graffiti Stores đã giúp Nike mang về giải Grand Prix tại Cannes Lions 2019 nhờ sự kết hợp khéo léo giữa nền tảng công nghệ với sự thấu hiểu văn hoá bản địa.
Nike đã biến các bức tường khắp thành phố São Paulo trở thành cửa hàng cho riêng mình, và biến việc mua giày trở thành một trải nghiệm văn hoá như thế nào?
Mời bạn đọc cùng xem cách Nike sáng tạo ở link này.
Hạnh Bạch / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam