Câu chuyện về nhượng quyền Phúc Long: không ai bán đi đứa con của mình

Năm 2019, doanh thu Phúc Long đạt mức 779 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2018. Phúc Long được đánh giá là một trong những thương hiệu cà phê có tiếng nhờ đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Vậy nếu nhượng quyền, chi phí nhượng quyền của Phúc Long sẽ là bao nhiêu?

Câu chuyện về nhượng quyền Phúc Long: không ai bán đi đứa con của mình

1. Phúc Long và câu chuyện thương hiệu Việt

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phúc Long là đơn vị sở hữu thương hiệu Phúc Long. Hiện tại Phúc Long có trụ sở tại 42/24-42/26 đường số 643 Tạ Quang Bửu, Phường 4, Quận 8, Tp.HCM. Đại diện pháp luật là ông Lâm Bội Minh.

Phúc Long ra đời năm 1968 với việc kinh doanh các mặt hàng trà và cà phê ở chợ Bến Thành. Đến những năm 1980 Phúc Long mở các cửa hàng ở đường Lê Văn Sỹ, Mạc Thị Bưởi, Trần Hưng Đạo… Đến năm 2000 thì công ty Phúc Long được thành lập. Phúc Long chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng trà, cà phê nguyên liệu. Năm 2007 Phúc Long xây dựng nhà máy ở Bình Dương, mua đồi chè ở Thái Nguyên.

Năm 2012 Phúc Long chính thức gia nhập thị trường 320 triệu đô, khai trương cửa hàng Phúc Long Crescent Mail. Đến năm 2015 thương hiệu này đã có 10 cửa hàng.

Năm 2018 Phúc Long xây dựng nhà máy thứ 2 ở Bình Dương, mua thêm 1 đồi chè ở Bảo Lộc. Lúc này hệ thống cửa hàng của Phúc Long đã hơn 40 cái.

2. Sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm của Phúc Long

Đi lên từ việc bán nguyên liệu trà và cà phê, Phúc Long có kinh nghiệm nhiều năm trong việc lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình. Bởi vậy các sản phẩm của Phúc Long luôn đạt chất lượng cao nhất có thể. Một vài bạn trẻ còn ví von rằng “uống một ly trà sữa Phúc Long là khỏi ngủ 3 ngày”.

Việc kiểm soát chất lượng cũng được Phúc Long làm rất kỹ. Thương hiệu này thường xuyên đầu tư và cập nhật món mới, công thức pha chế mới dường như là hàng tuần.

3. Phân bố và số lượng cửa hàng của Phúc Long

Đến cuối năm 2019, Phúc Long có 54 cửa hàng phân bố ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bình Dương …Nhiều nhất là ở Hồ Chí Minh với hơn 45 cửa hàng. Đến nay Phúc Long đã có thêm ở 1 số tỉnh thành khác như Đồng Nai, Nha Trang, Cần Thơ.

4. Giá nhượng quyền Phúc Long

Khi được hỏi về các chính sách nhượng quyền cho đối tác, thương hiệu này chia sẻ: “Hiện nay công ty Phúc Long chưa có chính sách nhượng quyền. Thông tin của các đối tác sẽ được ghi nhận, khi có chính sách nhượng quyền, bộ phận chuyên trách sẽ chủ động liên hệ”. Có thể nhận thấy, những bước đi chậm, thăm dò thị trường mà hãng này triển khai với thị trường miền Bắc sẽ phần nào có lợi hơn đối với những đơn vị tiếp nhận nhượng quyền sau này.

Một giả thuyết về giá nhượng quyền của Phúc Long sẽ tầm 4-5 tỷ đồng. Giả thuyết này dựa trên giá trị của thương hiệu so với Highlands Coffee hiện nay. Giá nhượng quyền của Highlands Coffee hiện nay là 4,3 tỷ. Chi phí này là trọn gói từ setup xây dựng cho đến hoàn thiện và khai trương.

5. Tiềm năng nhượng quyền Phúc Long

Đã có rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào nhượng quyền Phúc Long. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn đang thăm dò thị trường. Bởi vì Phúc Long là một thương hiệu lớn đòi hỏi những vị trí mặt bằng đinh để phát triển. Trong khi đó, ở Tp.HCM thương hiệu này đã có mặt ở tất cả các quận huyện trung tâm. Còn ở Hà Nội thì Phúc Long cũng đang phát triển rất tốt và trong vài năm sẽ bão hòa về xây mới.

Hiện tại nếu mở rộng thị trường thì Phúc Long sẽ mở ra các tỉnh lẻ hoặc ra nước ngoài. Có thể thấy cà phê là một thức uống thân thuộc của người Việt từ xưa đến nay, trải qua bao nhiêu thập kỷ thì cà phê dù có lúc thăng có lúc trầm nhưng chẳng bao giờ lụi tàn. Từ đó cho thấy việc kinh doanh cà phê và trà cửa Phúc Long chắc chắn sẽ bền lâu.

6. Định vị thương hiệu Phúc Long

Phúc Long đã định vị thương hiệu theo hướng trở thành một công ty chuyên về sản xuất, xuất khẩu trà và cà phê. Với khát vọng đó chúng ta thấy Phúc Long có những bước tiến chậm và kỹ lưỡng trong việc phát triển chuỗi. Họ tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu hơn là việc phát triển chuỗi.

Để bắt kịp xu hướng và thời đại, Phúc Long còn kinh doanh thêm các loại bánh và món tráng miệng. Vào các dịp lên trung thu hằng năm chúng ta cũng thấy bánh trung thu Phúc Long. Việc kinh doanh thêm này không những mang về thêm lợi nhuận cho Phúc Long mà còn làm tăng giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

7. Sự khác biệt hóa của Phúc Long trong các chiến dịch Marketing

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy những khác biệt trong Marketing của thương hiệu này. Về khuyến mãi, thay vì giảm giá đồng loạt để thu hút khách theo các mức 30%, 50%, 70% hay mua 1 tặng 1. Thì ở Phúc Long dường như rất hiếm thậm chí không có kiểu giảm giá này. Các sản phẩm cảu Phúc Long có giá bán cố định và không thay đổi. Các chương trình khuyến mãi áp dụng là giảm giá trên tổng hóa đơn. Điều này sẽ tạo thói quen mua hàng đúng giá đối với các sản phẩm của Phúc Long. Nếu giảm giá sẽ tạo tâm lý chờ đợi giảm mới mua, từ đó giảm giá trị sản phẩm.

Về giao hàng online, cũng tương tự như giá bán tại quán, các sản phẩm của Phúc Long cũng không giảm giá trên các Apps giao hàng. Một chiến dịch Marketing khá thành công của Phúc Long gần đây là giảm 20 nghìn đồng cho hóa đơn từ 70 nghìn đồng trở lên. Đợt khuyến mãi này làm số lượng khách đến Phúc Long tăng gần gấp đôi. Những hàng dài khách xếp hàng chờ mua Phúc Long.

Có thể thấy, đối với các thương hiệu lớn, mỗi bước đi đều khá chắc chắn và cẩn thận. Từ việc Phúc Long Bắc tiến ra Hà Nội cho đến các chiến lược Marketing, khuyến mãi đều được đầu từ và nghiên cứu cẩn thận. Đây cũng là những kinh nghiệm cho các thương hiệu phát triển sau học hỏi và cải thiện tốt hơn.