TikTok for business là gì và doanh nghiệp có nên sử dụng hay không?
Bạn có thể không biết rằng tiền thân của TikTok là ứng dụng Musical.ly được tạo ra vào năm 2014. Đến năm 2018, Musical.ly đã được mua bởi công ty công nghệ Trung Quốc Bytedance và hợp nhất với ứng dụng mới của công ty và lấy tên là TikTok. Sau khi hợp nhất, lượng người dùng của TikTok đã tăng gần 800%. Với sự phát triển ngoạn mục của TikTok trong vài năm gần đây, các marketer đã nhận ra rằng tiềm năng quảng cáo trên ứng dụng này là rất cao. Đội ngũ phát triển TikTok cũng đã nhận ra điều này và gần đây đã tung ra một nền tảng mới có tên là TikTok For Business. Vậy TikTok For business là gì và doanh nghiệp có nên sử dụng hay không?
Những nét chung về TikTok For Business
TikTok For Business cung cấp công cụ sáng tạo với các tính năng giúp doanh nghiệp quản lý các chiến dịch quảng cáo, theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách dễ dàng và tiện lợi hơn. Định dạng marketing duy nhất cho các doanh nghiệp sử dụng trên TikTok là video ngắn cũng giống như TikTok bản gốc. Nền tảng này có các mức chi phí quảng cáo khá đa dạng, đồng thời có thêm nhiều phương tiện để truyền tải câu chuyện thương hiệu theo hướng mới, độc đáo và cá nhân hoá hơn. Nền tảng TikTok For Business Ads Manager giúp các nhà tiếp thị tạo ra video quảng cáo từ các định dạng khác nhau.
1. TopView Ads
TopView Ads trên TikTok là những video quảng cáo ngắn xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng lần đầu tiên. Đây là ví dụ về quảng cáo TopView của công ty kẹo M&M mà họ đã tạo để quảng cáo trong dịp Halloween.
Quảng cáo TopView có thể dài tối đa tới 60 giây, nhiều hơn thời gian chạy thông thường của một video TikTok. Do đó, đây là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cần thu hút sự chú ý của nhiều người. Quảng cáo này có thể tiếp cận với số đông người dùng TikTok nhưng chắc chắn sẽ tốn một khoản chi phí xứng đáng với lợi ích mang về.
2. In-Feed Ads
In-feed ads là video xuất hiện trên trang khám phá của người dùng hay còn được gọi là trang “Dành cho bạn”. Đây là nơi người dùng dành thời gian nhiều nhất trên ứng dụng TikTok. Trang “Dành cho bạn” thường bao gồm các video mà thuật toán TikTok tin rằng người dùng quan tâm dựa trên thói quen xem và tương tác của họ. In-feed ads là video xuất hiện thứ tư mà người dùng nhìn thấy khi họ lướt newfeed. Hiểu đơn giản, loại quảng cáo này tương tự như những quảng cáo xuất hiện trên new feed của Instagram. Đây là một ví dụ về In-feed ads do dịch vụ giao đồ ăn GrubHub tạo.
In-feed ads đặc biệt có giá trị đối với các marketer đang muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng vì video có thể thêm các lời kêu gọi hành động (CTA). Acorns, một doanh nghiệp tài chính, đã sử dụng tính năng CTA trong video quảng cáo để nhắc người xem tải xuống app của họ.
3. Branded Hashtag
Branded Hashtag là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo nội dung xung quanh một hashtag liên quan đến thương hiệu mà họ lựa chọn. Các doanh nghiệp sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền và sở hữu thẻ # với mức chi phí trung bình là khoảng $ 150,000 USD trong sáu ngày. Hashtag quảng cáo này được giới thiệu trên trang Khám phá của TikTok, nơi người dùng có thể tìm thấy những người sáng tạo mới và các hashtag đang thịnh hành.
Ví dụ, Jennifer Lopez đã sử dụng tính năng branded hashtag để quảng cáo bài hát mới trên TikTok mang tên Pa Ti. Hashtag có tên là #PaTiChallenge và Lopez đã đăng một video quay cảnh cô ấy đang nhảy, và khuyến khích những người dùng TikTok khác tham gia thử thách bằng cách nhảy theo điệu nhạc. #PaTiChallenge là một chiến dịch thành công thu hút hơn 2,4 tỷ lượt xem trên TikTok.
4. Brand Takeover
Brand Takeover là một định dạng quảng cáo có thể bao gồm TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chi phí khởi điểm cho Brand Takeover là khoảng 50.000 USD mỗi ngày. Guess, một thương hiệu thời trang, đã sử dụng Brand Takeover trên TikTok để quảng cáo mẫu quần jean mới của họ. Trong sáu ngày, tài khoản TikTok của họ đã đạt được hơn 12 nghìn người theo dõi mới và tạo ra tổng tỷ lệ tương tác là 14,3%.
5. Branded Effects
Các thương hiệu thường tạo sticker sản phẩm hoặc tạo bộ lọc mà TikTokers có thể sử dụng khi sáng tạo video với branded effects. Các bộ lọc và nhãn dán này giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu rất hiệu quả. Puma đã sử dụng tính năng quảng cáo này khá thành công khi quảng bá sản phẩm giày đá bóng mới. Họ đã ghép nhãn dán thương hiệu của mình với một challenge và thu hút hơn 100.000 video tham gia.
Doanh nghiệp có nên sử dụng TikTok For Business không?
TikTok For business đã xuất hiện thực sự đúng thời điểm các doanh nghiệp đã bắt đầu để ý đến việc quảng cáo trên nền tảng TikTok. Ví dụ như thương hiệu Dunkin' Donuts đã hợp tác với TikTok-er có hơn 7 triệu người theo dõi trên TikTok - Charli D'amelio. Dunkin thông báo rằng họ đã thấy doanh số bán hàng tăng 45% sau khi D'amelio thông báo tuyên bố hợp tác với Dunkin trong một video TikTok và thường xuyên uống cafe của họ trong các clip TikTok. Nếu mục tiêu của bạn là khiến nhiều người biết đến thương hiệu và sản phẩm của mình thì quảng cáo trên TikTok là một lựa chọn hợp lý. 32,5% người dùng của TikTok nằm trong độ tuổi từ 10 đến 19 và 29,5% từ 20 đến 29. Nếu đối tượng mục tiêu của bạn thuộc nhóm tuổi này thì đừng ngần ngại sử dụng TikTok For business.
Nếu bạn chọn kết hợp dịch vụ mới của TikTok này vào chiến lược marketing của mình, đây có thể là một bước ngoặt trong quá trình xây dựng thương hiệu và doanh thu bán hàng của công ty. Mặc dù ứng dụng này yêu cầu loại nội dung đặc thù và yêu cầu sự đầu tư khá tỉ mỉ, không đơn thuần là hình ảnh hay text đơn giản nhưng các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể đa dạng hóa chiến lược của họ và quảng cáo đến nhiều đối tượng mới. Dù quyết định cuối cùng của bạn là gì, TikTok For Business luôn sẵn sàng cho những ai muốn khai thác tiềm năng quảng cáo của TikTok. Đừng bỏ lỡ cơ hội này để phát triển thương hiệu nhé! Và đừng quên theo dõi blog Chin Media để cập nhật nhiều tin tức mới nhất về thị trường Digital Marketing nhé!
Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326