Phân tích 3 case thành công nhờ TikTok Marketing
2020 là một năm của TikTok marketing. TikTok là social platform có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, hơn cả Facebook, Instagram và đã đạt hơn 2 tỷ lượt download trong tháng 4/2020. Không chỉ tăng về lượng người dùng mà các thương hiệu cũng đang muốn lấn sân sang platform này cho các chiến dịch marketing của mình. Năm vừa qua cũng là một năm đầy cơ hội và thách thức cho các nhãn hàng.
Vì vậy bài viết dưới đây với 3 case TikTok marketing khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn về những insight giúp cho thương hiệu thành công hơn với TikTok marketing trong năm 2021.
1. Case TikTok Marketing #1 – Idahoan Foods
Một điều đáng lưu ý trong thời điểm dịch bùng phát và lockdown toàn cầu đó là sự gia tăng của content về “đồ ăn”. Từ những món ăn viral như Cà phê bọt biển, bánh mì chuối hay pancake ngũ cốc, user đều muốn nhanh chóng thực hiện những món đó tại căn bếp nhà mình và tìm hiểu về các công thức nấu ăn trong thời gian cách ly tại nhà.
Điều đó đã mở ra cơ hội đặc biệt cho nhãn hàng Idahoan Foods, một công ty khoai tây nghiền ăn liền tại Mỹ muốn nhắm đến đối tượng Gen Z nhưng luôn gặp khó khăn để tiếp cận phân khúc khách hàng này. Để mang thương hiệu đến gần với người tiêu dùng trong thời điểm content về ẩm thực đang gây bão trên TikTok, Idahoan đã sáng tạo và kết hợp với những người làm TikTok nổi tiếng để giúp Idahoan Food trở nên nổi bật hơn và xuất hiện không thông qua quảng cáo nhiều nhất có thể.
Với mong muốn tạo brand awareness, Idahoan Foods đã dùng đến hai influencer activation khác nhau với sự tham gia của 14 influencer. Các influencer này cũng được phân tích độ phù hợp nhờ những công cụ phân tích TikTok cụ thể như Bytesights. Với activation đầu tiên, Idahoan Foods đã kết hợp hai công thức hiệu quả và viral nhất của TikTok đó là âm nhạc và vũ đạo. Đầu tiên, agency của Idahoan đã tạo ra một bản nhạc có chứa hình ảnh thương hiệu Idahoan Foods trong đó. Sau đó tạo vũ đạo riêng cho bài kèm hashtag dance challenge #mashoutchallenge.
Thử thách chỉ đơn giản gồm hai bước nhảy trong video ‘Mashed Potato Dance’ nổi tiếng những năm 60. Vì vậy mà nó rất dễ thực hiện và có thể phù hợp với bất kỳ lứa tuổi nào. Ban đầu Idahoan Foods dự kiến sẽ có 2 triệu view cho activation này nhưng cuối cùng họ đã thu về gần gấp 4 lần với hơn 7,6 triệu view. Bản nhạc nền được 178 user sử dụng lại cho content của mình và đạt đến lượt nghe kỷ lục là 50.000.
Chiến dịch activation thứ hai là để lồng ghép sản phẩm một cách hài hước giúp cho các user bắt đầu có cái nhìn tích cực về nhãn hàng. Cách tốt nhất để làm được điều đó chính là thông qua những người dành toàn bộ thời gian để làm content trên TikTok và hiểu được audience thích hay không thích cái gì. Idahoan cho Influencer tự do sáng tạo video theo cách của riêng mình và phù hợp với từng tệp khách hàng khác nhau.
Kết quả của chiến dịch rất bất ngờ. Idahoan đã giúp độ nhận dạng thương hiệu với lượt view tăng 700%, đạt 14 triệu view trong suốt chiến dịch. Còn video của các influencer đạt engagement rate lên đến 20,13%, vượt hẳn so với mức 14% tiêu chuẩn của ngành thực phẩm trên TikTok. Cuối cùng tài khoản TikTok của Idahoan Foods đã tăng thêm 3.700 follower sau chiến dịch.
2. Vestiaire Collective
Content cho mảng thời trang đã tăng vọt vào đầu năm 2020 và không có dấu hiệu chậm lại. Dior đã tổ chức buổi diễn thời trang virtual live đầu tiên trên TikTok tạo nên xu hướng cho ngành công nghiệp thời trang thượng lưu. TikTok còn có cả #TikTokFashionMonth diễn ra vào tháng 9. Các thương hiệu thời trang mặc nhà vì vậy cũng bắt đầu nhận thấy được tiềm năng của kênh này và đầu tư ngân sách vào TikTok.
Vestiaire Collective là một ví dụ điển hình của ngành thời trang xa xỉ đã xây dựng hình ảnh thương hiệu trên TikTok và xem đây là một kênh để tăng trưởng chính trong giai đoạn nhiều thay đổi như năm 2020. Vestiaire Collective là một platform hàng đầu thế giới về hàng thời trang xa xỉ second-hand. Vestiaire Collective cũng muốn nhắm đến Gen Z tại Mỹ với mục tiêu giới thiệu cho mọi người về tính năng “direct shipping” (giao hàng trực tiếp) và tăng lượt cài đặt app tiết kiệm chi phí so với Instagram.
Với định hướng đó, Vestiaire Collective đã dùng cả organic influencer activation và paid ads. Họ đã dùng 8 Influencers được lựa chọn kỹ lưỡng để tạo nên những video thu hút với thông điệp CTA kêu gọi mọi người cài đặt app và tăng conversion rate.
Định hướng ban đầu là các influencer sẽ tạo dáng với những item có được từ Vestiaire Collective như một người mua hàng thật sự. Nhưng influencer đã sáng tạo để không trùng lặp với nhau và kết hợp những phụ kiện trang phục một cách khá “chất”. Thương hiệu cũng để các influencer tự do sáng tạo cho những video đó không giống như một quảng cáo chỉ để bán hàng. Nhờ đó mà app này đã có thêm hơn 1.000 lượt cài đặt organic mới và conversion rate là 17,5%.
Nhằm đạt CPI hiệu quả về chi phí, Vestiaire Collective cũng thực hiện A/B testing để chọn ra quảng cáo hiệu quả nhất và nhân đôi kinh phí cho quảng cáo đó. Các paid ads này mang đến thêm hơn 4.000 lượt cài đặt app trong khi chi phí CPI giảm đến 50% so với các kênh khác như Instagram hay YouTube.
Cuối cùng thì Vestiaire Collective đã có gấp đôi lượt view mong muốn – đến 1.307.200 view trong suốt chiến dịch nên sau đó họ đã quyết định làm thêm một campaign khác trên kênh này với mục tiêu cao hơn là 2,6 triệu view với cùng mức CPI. Vestiaire Collective cũng quyết định dùng TikTok để chinh phục những thị trường khác ngoài Mỹ như UK và EU.
3. Wrap Me In Plastic
Hiện nay ít có bài hát nào nổi tiếng mà không thông qua kênh TikTok. Không phải TikTok sẽ khiến tất cả các bài hát trở nên viral. Nhưng với hơn 2.000 nghệ sĩ trên khắp thế giới là những người biết cách kết hợp các ca khúc và những influencer biết cách biến tấu âm nhạc theo một cách đặc biệt thì những bài hát dễ nhớ này trở nên nổi tiếng.
Bài hát ‘Wrap Me in Plastic’ của Chromance và Marcus Layton chính là ví dụ điển hình cho cơn sốt âm nhạc trên TikTok. Bài hát đã có nhiều người cosplay và hát lại khiến cho các video liên quan đến bài đã đạt đến 100k video trên TikTok một cách nhanh chóng. Những thị trường mà Wrap Me In Plastic muốn nhắm tới là US, UK, Nga, Brazil và Đức.
Để làm được điều đó, Wrap Me In Plastic đã sáng tạo ra một vũ đạo cho riêng kênh TikTok. Họ đã chọn influencer nổi tiếng @itsahlyssa để tạo ra một vũ đạo bắt mắt phù hợp với bài hát và nhờ cô ấy chia sẻ với các follower của mình. Sau đó có rất nhiều influencer đã tiếp tục theo trend này làm cho chiến dịch trở thành một trend organic vào thời điểm đó.
Sau đó những bản remix của bài hát này cũng trở nên nổi tiếng trên TikTok và đã tạo nên #photogenicchallenge với hơn 85,6 triệu view. Còn tài khoản @imjoeyreed thì trở nên viral nhờ một điệu nhảy anh ấy sáng tạo trên nền nhạc remix của bài hát và đã đạt tới 19,7 triệu view, 1,7 triệu like. Chiến dịch sau đó cũng được tiếp tục với dance trend này ở cả thị trường UK, Nga, Đức và Brazil.
Kết quả, sau activation đầu thì Wrap Me In Plastic đã có thêm 250.000 influencer và hơn 2,1 triệu view với engagement rate lên đến 18,41%. Có đến hơn 25.000 user đã sử dụng lại bài hát cho content của mình chỉ trong hai tuần đầu. Chiến dịch thứ hai ở Russia, Brazil, Germany và UK có đến hơn 9,2 triệu view với hơn 1,5 triệu user mới sáng tạo nội dung từ bài hát này, tăng engagement rate lên đến 20%. Các activation này đã hoàn thành xuất sắc vai trò tăng độ nhận dạng và engagement cho bài hát trên TikTok với hơn 822.800 video sử dụng bài hát gốc và 6,8 triệu video sử dụng bản remix.
Mọi TikTok marketing case study thành công đều có những điểm chung là tham khảo từ các chuyên gia, cần có kinh nghiệm và tính hiệu quả. Đây đều là những case điển hình để bạn học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về TikTok marketing, vui lòng liên hệ Chin Media để được tư vấn thêm.
Chin Corp