Gợi ý chiến lược digital khai thác thị trường Nông thôn từ Novaon Communication
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi số mạnh mẽ, vùng nông thôn Việt Nam nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng với lượng người tiêu dùng đông đảo trên digital. Thị phần này ngày càng phát triển mạnh mẽ trong và sau dịch COVID-19, hứa hẹn tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng muốn mở rộng tệp khách hàng và tăng trưởng doanh thu.
Xu hướng hành vi khách hàng vùng nông thôn
Theo dữ liệu báo cáo từ Google năm 2020, thị trường người tiêu dùng nông thôn mua sắm trên Internet đang có mức tăng trưởng gấp đôi khu vực siêu đô thị (Hà Nội và TP.HCM). Điều này xuất phát từ nhu cầu tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ trên Internet ngày càng lớn, mà sản phẩm/ dịch vụ tại các cửa hàng địa phương rất ít ỏi hoặc thậm chí chưa có mặt.
Trong các kênh tiếp cận thông tin, có đến 45% người tiêu dùng nông thôn dùng Google tìm kiếm để tìm hiểu về sản phẩm, số còn lại được chia đều cho các phương tiện truyền thống (chiếm 24%) và mạng xã hội facebook, TikTok, YouTube... (chiếm 27%).
Điều này cho thấy số lượng người tiêu dùng hoạt động trên các kênh online chiếm tỷ trọng vô cùng lớn ở khu vực nông thôn, tạo nên một thị trường “màu mỡ” cho các nhãn hàng mở rộng thị phần, đến gần hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng ngoài Siêu đô thị.
Có đến 97% người dân nông thôn dùng YouTube hàng tuần và 62% dùng hằng ngày.
Nếu trước đây truyền hình và radio là kênh tiếp nhận thông tin chính ở vùng nông thôn thì hiện nay, nền tảng video Youtube dần được ưa chuộng hơn TV. Theo báo cáo có đến 97% người dân nông thôn dùng YouTube hàng tuần và 62% dùng hằng ngày. Họ cho biết thích YouTube hơn TV vì có thể xem ngay những nội dung mới nhất, đồng thời nhận được nội dung thú vị và đúng ý hơn TV.
Chúng ta có thể thấy hiện tượng nhiều “ngôi sao YouTuber” nổi lên ở các vùng quê thu hút hàng triệu lượt xem, chứng tỏ sức hút to lớn của nền tảng này đối với người dân nông thôn. Bên cạnh đó, mạng xã hội Facebook, TikTok... là những kênh giải trí thú vị với người dân nông thôn, nơi họ được thể hiện bản thân và tiếp cận thông tin, trào lưu mới mẻ.
Có thể nhận thấy trên môi trường online, người dùng dễ tiếp nhận quảng cáo hơn nếu nhãn hàng có thể cung cấp các nội dung thú vị, hữu ích, bắt đúng nhu cầu, xu hướng của tệp khách hàng tiềm năng.
Mặt khác, hành trình khách hàng trên online (Digitized Consumer Journey) ở khu vực nông thôn cũng mở rộng hơn từ việc khám phá các sản phẩm/ dịch vụ mới, so sánh với các sản phẩm khác cho đến quyết định mua hàng. Đặc biệt với sự bùng nổ xu thế sử dụng điện thoại thông minh tại đây đã giúp hành trình khách hàng trở nên linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Thị trường nông thôn trên digital mở ra “sân chơi” cho nhiều ngành hàng khác nhau bởi nhu cầu tìm kiếm online của người dùng vô cùng đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Nổi bật là các sản phẩm về điện tử gia dụng, nội thất, hàng may mặc, giải trí, dịch vụ việc làm và giáo dục, chăm sóc cá nhân và làm đẹp… chiếm tỷ trọng khá cao trong tháp nhu cầu tìm kiếm.
Muốn khai thác thị trường tiềm năng này, nhãn hàng cần có chiến lược digital đúng và trúng insight tệp khách hàng vùng nông thôn, giúp tăng cường nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh thu online/ offline.
Dưới đây là một số gợi ý chiến lược digital khai thác thị trường nông thôn từ chuyên gia Novaon Communication.
1. Tạo ra nội dung hữu ích phù hợp với mối quan tâm của khách hàng
Bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào cũng cần khai thác nhu cầu, insight của khách hàng để tạo nên thành công. Để hiểu rõ nhu cầu của người dân nông thôn, các marketer có thể sử dụng các công cụ research về từ khoá thịnh hành ở mỗi khu vực. Xem họ đang quan tâm, tìm kiếm điều gì, ưa chuộng xu hướng nào để vẽ ra chân dung khách hàng. Từ đó xây dựng các big idea, content direction hữu ích và khơi gợi cảm xúc bằng các hình thức thể hiện sáng tạo, mới mẻ cho khách hàng ở mỗi khu vực khác nhau.
Đặc biệt nhãn hàng nên tập trung xây dựng nội dung hữu ích trên kênh YouTube, Google nhằm thu hút sự chú ý và gia tăng điểm chạm giữa nhãn hàng và khách hàng trên môi trường online.
Case-study: Một thương hiệu về đồ nội thất thông minh có thể tiếp cận khách hàng vùng nông thôn bằng việc xây dựng chuỗi video giới thiệu tiện ích hiện đại, thông minh của sản phẩm. Bên cạnh đó là các video hữu ích về mẹo chăm sóc nhà cửa, phong cách nhà đẹp, sống tiện nghi... trên YouTube, Facebook để thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng, phù hợp với mong muốn hướng đến cuộc sống hiện đại, tiện nghi của người dân nông thôn.
2. Xây dựng Big idea thể hiện khát vọng người dân nông thôn
Nếu người dân ở siêu đô thị đã thụ hưởng hệ thống thương mại, giáo dục, y tế, chăm sóc cá nhân... đầy đủ và chất lượng nhất thì người dân khu vực nông thôn có thể chưa hoặc mới tiếp cận với một trong các dịch vụ này. Vì vậy họ mong muốn được tiếp xúc, học hỏi và khám phá nhiều hơn để phát triển bản thân, nghề nghiệp, thụ hưởng những tiện ích mới mẻ, hiện đại.
Đã qua rồi thời kỳ mong đợi sản phẩm giá rẻ, hiện tại người dân nông thôn tìm kiếm những sản phẩm tốt, có chất lượng cao ở phân khúc hàng trung cấp và cao cấp. Nhãn hàng cần nắm bắt insight này để đưa ra các #keymessage thể hiện khát vọng, tâm tư của người tiêu dùng khu vực nông thôn. Sử dụng các lợi ích lý tính và cảm tính của sản phẩm/ dịch vụ để cho thấy thương hiệu của bạn giúp khách hàng đạt được mục tiêu, khát vọng và vị thế ra sao.
Ngoài ra, nhãn hàng có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp với màu sắc giọng nói ở địa phương đó để truyền tải thông điệp một cách gần gũi nhất đến khách hàng.
Case-study: Thương hiệu đồ nội thất thông minh ở phần #1 có thể vận dụng insight hướng đến cuộc sống hiện đại, tiện nghi của khách hàng nông thôn để xây dựng Big idea “[Tên thương hiệu] – Cuộc sống tiện nghi – Chinh phục ước mơ” thể hiện khát vọng vươn lên của người dân nông thôn và thương hiệu sẽ giúp họ thực hiện điều này thông qua việc tạo nên không gian thoải mái, tiện nghi.
3. Chú trọng quảng cáo trên di động
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy tỉ trọng mua sắm online của người tiêu dùng khu vực nông thôn là sự bùng nổ việc sử dụng điện thoại thông minh thông qua các chương trình trợ giá của Chính phủ. Dĩ nhiên tỷ lệ người dùng online và tìm kiếm thông tin trên smartphone sẽ cao hơn người online trên máy tính. Điều này kéo theo chiến lược tiếp thị của các nhãn hàng cần chú trọng tối ưu các hình thức quảng cáo trên di động.
Quảng cáo trên di động có nhiều hình thức sáng tạo hơn trên máy tính như: công nghệ thực tế ảo AR, baner ads, video ads, quảng cáo đan xen, notification from app... Các marketer cần tối ưu thông điệp, hình ảnh cho phù hợp với các kích thước màn hình di động khác nhau, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng khi tiếp cận quảng cáo.
Các nhà quảng cáo cũng có thể tận dụng hệ thống định vị của smartphone để nhắm chọn vị trí địa lý chính xác hơn, từ đó gợi ý sản phẩm/ dịch vụ/ cửa hàng gần với khách hàng nhất, thích hợp với các ngành F&B, bán lẻ, du lịch...
Thị trường nông thôn hứa hẹn sẽ là thị phần đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Với những gợi ý chiến lược digital marketing từ Novaon Communication, hy vọng các nhãn hàng sẽ có hướng đi đúng đắn và chiến thuật quảng cáo phù hợp giúp giành lấy vị trí “Top of mind” trong tâm trí người tiêu dùng nông thôn.
Đọc thêm các bài viết của Novaon Communication tại đây.