5 yếu tố khiến âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu trong quảng cáo
Trong suốt hàng trăm năm nay, âm nhạc và quảng cáo luôn tồn tại một cách song hành, hỗ trợ lẫn nhau và ngày càng phát triển. Từ những thước phim quảng cáo đen trắng trên truyền hình vào những năm 50 đến quảng cáo full HD hiện đại đang phổ biến rộng rãi trên YouTube hay mạng xã hội, quảng cáo liên tục kết hợp với âm nhạc và đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Nhưng điều gì khiến âm nhạc trở nên quan trọng đối với ngành quảng cáo? Sau đây là 5 yếu tố chính mà âm nhạc có thể mang đến cho người dùng khi kết hợp cùng quảng cáo.
1. Âm nhạc khơi gợi cảm xúc
Một trong những lý do khiến các nhà sáng tạo quảng cáo thích sử dụng âm nhạc là vì âm nhạc có khả năng khơi gợi nhiều sắc thái cảm xúc của con người. Nhịp phách rộn ràng, tiếng guitar vui tai, điệu arpeggio piano trầm buồn hay thậm chí là những giai điệu điện tử thời thượng, âm nhạc đi kèm quảng cáo có thể góp phần tác động tới con người. Âm nhạc với những nhịp điệu mạnh (như nhạc techno) hay đều đều (như nhạc lofi) có thể ảnh hưởng đến nhịp điệu của người nghe điển hình là nhịp tim, và tạo ra cảm giác được sự kích thích. Do đó, khi được ứng dụng trong quảng cáo, âm nhạc giúp các nhà sản xuất truyền tải thông điệp tốt hơn, tạo được ấn tượng sâu sắc hơn với khán giả. Ví dụ, vào năm 2014, công ty bia Guinness đã phát hành một đoạn quảng cáo cho loại bia “Guinness Black” mới của họ mang tên #MadeofBlack.
Quảng cáo này được phát hành độc quyền ở các nước châu Phi. Thay vì chọn những nội dung cũ về màu da, sắc tộc hay ca ngợi bình đẳng theo cách cũ, Guinness đã chọn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ kèm theo một bài hát nổi tiếng của Kanye West. Đây là một quảng cáo cực kỳ thành công và được người dùng mạng xã hội bàn luận trong một thời gian dài.
2. Kể một câu chuyện âm nhạc
Thành công của đoạn video quảng cáo ngắn thường dựa vào khả năng kể chuyện. Thời lượng quảng cáo không dài như phim truyền hình hay phim điện ảnh, nhà sản xuất phải nén một lượng thông tin lớn chỉ trong vài phút thậm chí vài giây nhưng vẫn phải đạt được mục đích là khiến người xem nhớ được sản phẩm, thương hiệu và thông điệp. Câu chuyện là một yếu tố liên quan giữa khán giả và thương hiệu. Đó là lý do tại sao âm nhạc đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế trong quá trình kể câu chuyện thương hiệu. Dù khán giả có chú ý hay không, âm nhạc cũng sẽ cho họ biết rằng khoảnh khắc này nằm trong cốt truyện là rất quan trọng, đâu là điểm cao trào, đâu là điểm trầm lắng. Gatorade mới đây đã phát hành một đoạn quảng cáo kể về thời khắc cầu thủ bóng chày Derek Jeter tuyên bố giải nghệ. Nhạc nền được sử dụng là “My Way” của Frank Sinatra và hoàn toàn phù hợp với cốt truyện. Ngoài phép ẩn dụ về cuộc đời nhân vật chính, âm nhạc còn toát lên tinh thần cổ điển của New York bao trùm khắp đoạn quảng cáo.
3. Truyền cảm hứng
Âm nhạc luôn là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ suốt nhiều thế kỷ trôi qua. Như một bài hát quốc ca có thể khiến lòng bạn tràn ngập niềm tự hào về tình yêu tổ quốc. Như đã đề cập bên trên, khả năng khơi gợi cảm xúc của âm nhạc là một năng lực diệu kỳ. Từ việc thúc đẩy bạn làm tốt hơn hay suy nghĩ về một điều gì đó, âm nhạc là chất xúc tác cho quyết định hành động và thay đổi một điều gì đó. Đó là lý do tại sao các thương hiệu dù mục đích cuối cùng là quảng cáo sản phẩm, bán dịch vụ,…nhưng thường lựa chọn một thông điệp ủng hộ hoặc bảo vệ một chủ đề nào đó và sử dụng yếu tố âm nhạc để đưa ra thông điệp của họ. Với mục đích trên cùng với âm nhạc truyền cảm hứng, mọi người sẽ vô tình nhớ đến thương hiệu khi nghĩ về vấn đề đó.
Một trong những quảng cáo được nhắc đến nhiều nhất cho đến nay là “Always #LikeAGirl” của P&G. Đoạn quảng cáo mang đến thông điệp phá vỡ những định kiến chống về phụ nữ, không có gì sai khi là chính bản thân mình. Bản thân thông điệp đã có sức mạnh, nhưng âm nhạc được thêm vào một cách hợp lý đã tạo nên một làn sóng cảm xúc khiến mọi người đồng cảm và trend hashtag Always #LikeAGirl trên mạng xã hội như một cách lan tỏa thông điệp ý nghĩa này. Thoạt đầu, âm nhạc cất lên đầy tinh tế, nhưng khi đoạn phim quảng cáo ngày càng đi đến cao trào, bài hát bắt đầu phát ra một bản giao hưởng tuyệt đẹp với một giai điệu du dương, đầy cảm hứng, dễ dàng lấp đầy những khoảng trống giữa câu từ của các nhân vật mà không hề lấn át câu chuyện mà họ chia sẻ.
4. Thúc đẩy kinh doanh
Âm nhạc chính là yếu tố không thể thiếu trong việc đưa thương hiệu đến gần hơn với khán giả. Nếu ngày xưa người ta sử dụng các đoạn nhạc ngắn, gắn với tên thương hiệu và giai điệu đơn giản để làm quảng cáo thì hiện nay, các bài hát quảng cáo được đầu tư MV kỹ lưỡng, giai điệu chỉnh chu như một sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh và trở nên viral. Một ví dụ khá nổi bật trong thị trường Việt là MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn đã giúp Bitis đánh nhanh thắng nhanh trong dịp tết, thúc đẩy doanh số bán hàng lên con số kỷ lục, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng trẻ với bản nhạc nhẹ nhàng, bắt tai, mang thông điệp ý nghĩa. Với âm nhạc, Bitis có thể phục vụ khách hàng tiềm năng và tiếp cận khán giả trung thành theo cách mà họ muốn. Đó là cách âm nhạc đem thương hiệu và sản phẩm đến với số đông người dùng một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
5. Gắn với màu sắc thương hiệu
Như đã đề cập, âm nhạc mà một thương hiệu chọn cho một chiến dịch quảng cáo sẽ góp phần thúc đẩy việc bán hàng và khơi gợi cảm xúc của người xem. Bởi vậy, âm nhạc trong quảng cáo phải trở thành một biểu tượng của thương hiệu mà khi bật lên, người ta sẽ nghĩ ngay tới thương hiệu của bạn. Cùng nhìn lại đoạn video quảng cáo năm 2014 của Audi cho chiếc hatchback thể thao RS3 của hãng. Audi được biết đến là một hãng ô tô hạng sang, luôn cố gắng sử dụng công nghệ tiên tiến vào những thiết kế mới nhất của mình. Đoạn phim quảng cáo đặc biệt này đã miêu tả sắc nét hình ảnh chiếc xe nhưng không thể không kể đến là đoạn nhạc hiệu ứng âm thanh. Âm nhạc cổ điển nhưng sang trọng tạo nên cảm giác sử thi hào hùng nhưng vẫn mang đến cảm giác hiện đại như cách mà cả thế giới ấn tượng về Audi. Đó là lý do mà không phải đoạn quảng cáo nào cũng thành công và không phải thương hiệu nào cũng tìm được âm nhạc phù hợp với màu sắc thương hiệu.
Âm nhạc ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi chiến dịch quảng cáo hay marketing mà bạn nên đặt nhiều thời gian, công sức và trí tuệ vào đó. Có thể nói, âm nhạc trong quảng cáo là một xu hướng đang thịnh hành và sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về các vấn đề về nhạc quảng cáo, về các kế hoạch marketing,… đừng quên theo dõi Blog Chin Media để cập nhật những thông tin mới nhất được chúng tôi tổng hợp từng ngày!
Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326