Dự đoán xu hướng Audio Brand trong năm 2021
Audio Brand – Quá trình phát triển và quản lý thương hiệu bằng cách sử dụng các yếu tố âm thanh đang trở thành một xu hướng được chú ý nhất trong năm 2021. Vậy Audio Brand sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Xu hướng này mang lại hiệu quả gì cho các doanh nghiệp và thương hiệu của họ? Hãy cùng Chin Media đi tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay.
1. Các thương hiệu sẽ đầu tư vào “tiếng nói” độc quyền
Trong những năm vừa qua, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ giọng nói và trợ lý mua hàng đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với các loại hình thương mại khác. Theo thống kê, có khoảng 31% người tiêu dùng hiện nay đang sở hữu các thiết bị kích hoạt bằng giọng nói, và các thương hiệu có thể giao tiếp với họ thông qua những thiết bị này. Trong năm 2021, rất có thể chúng ta sẽ được chứng kiến sự gia tăng trong số lượng các thương hiệu đầu tư vào việc tạo ra cấu hình giọng nói của riêng họ, nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả thương mại kỹ thuật số và các mối quan hệ với người tiêu dùng.
AI Chatbot Amelia là một ví dụ về chatbot trò chuyện điển hình nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Amazon Polly cũng là một dịch vụ cho phép các thương hiệu tạo ra tiếng nói thuần túy nhờ vào công nghệ AI. Tuy nhiên, thế hệ AI thuần túy chỉ là một phần nhỏ của bức tranh toàn cảnh trong tương lai. Chuyên gia dự đoán rằng, các thương hiệu đều sẽ thiết lập giọng nói đặc biệt của riêng họ để có thể kết nối tốt hơn với người dùng. Chính vì vậy, chúng ta có thể hy vọng rằng, kỹ thuật phát triển giọng nói thương hiệu sẽ ngày càng trở nên tinh vi hơn, có khả năng sử dụng các thuộc tính thương hiệu để tạo nên tiếng nói độc quyền và áp dụng các phương pháp tiếp cận tổng hợp. Ngoài ra, những công nghệ hiện đại này còn có khả năng kết hợp cả giọng nói tự nhiên của con người với các tài nguyên tổng hợp và AI sẽ bắt đầu học cách nói giống như giọng nói thương hiệu mà con người đã lựa chọn, nhằm tạo ra các tương tác chân thật trên các kênh khác nhau.
2. Thiết kế âm thanh sẽ trở thành UX và UI
Các lĩnh vực UX và UI phần lớn bị chi phối bởi thiết kế kỹ thuật số trực quan hoặc vật lý. Với xu hướng tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử do ảnh hưởng của dịch Covid, việc xác nhận một giao dịch có thật sự an toàn và thành công hay không đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2021, chiến lược Audio UX sẽ trở thành một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng Audio Branding. Không những thế, ngày càng có nhiều thương hiệu từ nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đầu tư vào Audio UX, nhằm tạo ra những âm thanh độc quyền cho thương hiệu dưới dạng thương mại kỹ thuật số.
Tuy nhiên, khi công nghệ Screen và Non-screen phát triển, các vấn đề về bảo mật, đảm bảo tính linh hoạt và tốc độ sử dụng ngày càng trở nên quan trọng, thì thiết kế Audio UX cũng được các thương hiệu quan tâm nhiều hơn. Trong năm 2020, Mastercard, Visa và Amex đều bổ sung thêm Audio cho các giao dịch tại điểm bán hàng để tạo cảm giác an toàn và bảo mật cho người dùng.
3. Audio 360 độ sống động tạo nên bước nhảy vọt vào thế giới Brand Marketing
Những công nghệ âm thanh sống động như Dolby ATMOS hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất phim và được nghệ sĩ nổi tiếng Billie Eilish thử nghiệm để tạo ra những hit. Âm thanh sống động có khả năng tạo ra hành trình âm thanh cá nhân hoặc tập thể, tận dụng những công nghệ giải trí mới nhất. Tuy nhiên, công nghệ âm thanh nhập vai vẫn chưa tạo ra bước nhảy vọt mang tính thương mại đối với Brand Marketing, mặc dù các thương hiệu ngày càng sử dụng nhiều kênh âm thanh hơn để thu hút khán giả của mình.
Theo dự đoán của các chuyên gia, bước nhảy vọt này sẽ được thực hiện vào năm 2021, sẽ có rất nhiều thương hiệu bắt đầu thay đổi cách lắng nghe audio bằng việc trải nghiệm âm thanh 360 độ, cho phép họ tạo ra âm thanh quảng cáo có khả năng “di chuyển” xung quanh khu vực người nghe, cũng như tăng cường tương tác kỹ thuật số.
Nền tảng để các thương hiệu sử dụng công nghệ âm thanh này đã được tích hợp vào phần lớn các thiết bị và kênh từ tai nghe, dàn âm thanh Hi-Fi, loa thông minh đến máy tính xách tay, rạp chiếu phim…Việc thương mại hóa Audio cũng sẽ tạo ra xu hướng sử dụng công nghệ hiện đại để tạo cho người dùng cảm giác được kết nối trực tiếp với thương hiệu.
4. Âm nhạc do AI tạo ra hướng đến thế giới Audio Brand được cá nhân hóa
Trong năm 2021, chúng ta có thể chứng kiến một sự biến đổi vô cùng mới mẻ trong việc tạo ra âm thanh của công nghệ AI. Các dự án AI tiềm năng như Jukebox do OpenAI khởi xướng, vẫn đang nghiên cứu cách sản xuất ra những bản nhạc gốc theo phong cách của các nghệ sĩ nổi tiếng. Trong những lần thử nghiệm đầu tiên, công cụ này vẫn chưa thể tìm ra cấu trúc của điệp khúc và khiến cho âm thanh bị biến đổi rất nhiều. Chính vì vậy, tại thời điểm hiện nay, chúng ta không thể so sánh âm nhạc do con người tạo ra với những bản nhạc do AI tạo nên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi mối quan hệ giữa con người và AI tiếp tục trở nên gắn kết hơn, chuyên gia sẽ có đầy đủ minh chứng để dự đoán rằng, các thương hiệu sẽ tận dụng công nghệ AI để tạo ra âm thanh hoặc những bản nhạc đặc thù của họ. Âm nhạc trong tương lai sẽ có khả năng đáp ứng các yêu cầu quảng cáo và thương hiệu, đồng thời, có thể được tự động điều chỉnh theo sở thích, tâm trạng của con người. Vì vậy, 2021 có thể là năm mà các thương hiệu bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai sáng tạo, trong đó, Audio AI đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc thương hiệu, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những công nghệ Audio Brand mới nhất, bắt kịp những xu thế phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog Chin Media và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326