Phim doanh nghiệp - “cầu nối” đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng
Là hình ảnh phản chiếu của mỗi thương hiệu, phim doanh nghiệp được coi là phương tiện lý tưởng để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp một cách sâu rộng nhất.
Phim doanh nghiệp là gì?
Ngày nay, sự ra đời của khoa học công nghệ hiện đại đã thổi “làn gió mới” vào ngành công nghiệp điện ảnh. Cũng từ đó, những thước phim sống động, rõ nét, đa sắc, đa thanh trở thành công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến gần hơn với khách hàng. Và một công cụ không thể không nhắc đến là phim doanh nghiệp.
Phim doanh nghiệp là phim thực hiện để giới thiệu về doanh nghiệp, thường có thời lượng khoảng từ 5 - 10 phút. Với sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh sống động, phim doanh nghiệp đem đến cảm giác chân thật, gần gũi cho người xem. Hình ảnh trong phim có thể được quay lại hoặc sử dụng công nghệ 2D, 3D. Ở Việt Nam, hầu hết các công ty và doanh nghiệp sẽ chọn cách quay phim lại để đảm bảo chi phí không quá tốn kém.
Phim doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
-
Phim doanh nghiệp truyền thống (độ dài 15 - 30 phút), mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp và thường được trình chiếu trong nội bộ công ty.
-
Phim tự giới thiệu (thời lượng từ 3 - 10 phút), giới thiệu doanh nghiệp với khách hàng, đối tác với hình ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động, tiết tấu nhanh.
Tại sao nên sản xuất phim doanh nghiệp?
Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông trở thành một “mắt xích” không thể thiếu trong hành trình quảng bá hình ảnh thương hiệu. Xây dựng kế hoạch truyền thông không khó nhưng để kế hoạch đó thu về hiệu quả rõ rệt lại không phải câu chuyện dễ dàng. Và phim doanh nghiệp ra đời trở thành một trong những phương tiện để thương hiệu tham gia vào “đường đua” truyền thông của mình. Thực tế cho thấy rằng, phim doanh nghiệp mang đến hiệu quả rõ rệt, có những doanh nghiệp đã tăng doanh thu nhanh hơn 49% theo từng năm.
Sự cần thiết của phim doanh nghiệp
Có thể nói, phim doanh nghiệp chính là bộ mặt của công ty với khách hàng, là cách tiếp cận nhanh nhất, gần nhất đến khách hàng mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, phim doanh nghiệp còn thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Để thu hút đối tác và tạo niềm tin ở họ, các doanh nghiệp luôn phải có bản giới thiệu chi tiết, đầy đủ về công việc của mình. Thay vì sử dụng bản profile dày cộp, tốn nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu thì phim doanh nghiệp ra đời như một bộ hồ sơ giới thiệu doanh nghiệp sáng tạo và thuận tiện gửi đến quý đối tác.
Mỗi thước phim doanh nghiệp sẽ mang một màu sắc và đặc trưng riêng biệt của thương hiệu đó. Vì thế, khi sở hữu bộ phim của riêng mình, doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ ghi điểm với đối tác và có được niềm tin cũng như mối quan hệ hợp tác lâu dài từ phía họ.
Tại Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu đã lựa chọn loại hình phim doanh nghiệp để chinh phục khách hàng của mình và đạt hiệu quả truyền thông mạnh mẽ. Có thể kể đến như Phim giới thiệu Tập đoàn Sunhouse, Phim doanh nghiệp của Ngân hàng Vietcombank được thực hiện bởi agency VietstarMax…
Các bước để sản xuất phim doanh nghiệp
Là đơn vị đã và đang hợp tác với trên 200 thương hiệu trong nước và quốc tế để cho ra đời những bộ phim chất lượng, agency VietstarMax nhận định: “Làm phim doanh nghiệp là một nghề chứ không đơn giản chỉ là công việc, đã coi làm phim doanh nghiệp là một nghề thì mọi thứ từ khâu tư vấn kịch bản đến khâu hoàn thiện sản phẩm đều đồng bộ và chuyên nghiệp”.
Để có một bộ phim doanh nghiệp thành công và ấn tượng, đòi hỏi phải có sự đầu tư từ nội dung đến hình ảnh. Từ khâu lên kịch bản, lựa chọn bối cảnh, diễn viên hoặc quay phim, hậu kỳ… đều phải chỉn chu và cẩn trọng. Bởi, công đoạn nào cũng quan trọng, là một “mắt xích” không thể thiếu trong toàn bộ quá trình thực hiện bộ phim. Nếu kịch bản của bộ phim là những con chữ nằm trên mặt giấy thì bước quay phim và hậu kỳ chính là lúc biến những con chữ đó trở nên sống động hơn qua ngôn ngữ nghe - nhìn.
Thông thường, quy trình sản xuất phim doanh nghiệp bao gồm các bước:
-
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng và tư vấn các dịch vụ đúng insight khách hàng.
-
Lên ý tưởng, nội dung kịch bản, thảo luận với khách hàng, chỉnh sửa, bổ sung.
-
Ký kết hợp đồng.
-
Tiến hành quay phim tại bối cảnh theo đúng kịch bản đã thống nhất.
-
Tổ chức sản xuất video (hậu kỳ).
-
Gửi khách hàng duyệt video, chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần).
-
Bàn giao sản phẩm - phim doanh nghiệp cho khách hàng và thanh lý hợp đồng.
Lưu ý rằng, các bước trên có thể thay đổi thứ tự, tùy thuộc sự trao đổi, thống nhất của nhà quảng cáo và doanh nghiệp.
Như vậy, phim giới thiệu doanh nghiệp đem lại hiệu quả rất cao trong việc quảng bá chiến lược và hình ảnh của thương hiệu. Không chỉ là “cầu nối” của doanh nghiệp với khách hàng, mà phim doanh nghiệp còn khẳng định tính chuyên nghiệp và màu sắc riêng biệt của thương hiệu.
Nguồn: Vietstarmax