4 xu hướng tìm kiếm năm 2021 giúp tăng nhận diện thương hiệu
Vì sao cần biết xu hướng tìm kiếm năm 2021? Ai cũng biết việc có mặt trên kết quả tìm kiếm của Google là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Và ba cách để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm Google là tối ưu web, chạy quảng cáo và đăng danh bạ doanh nghiệp với Google My Business. Vậy làm thế nào để bạn có thể cải thiện kết quả tìm kiếm của mình? Đó chính là 4 xu hướng tìm kiếm quan trọng của Google trong năm 2021.
“Zero-Click” search là xu hướng tìm kiếm năm 2021
Có thể bạn không nhận ra nhưng các trang kết quả tìm kiếm của Google đã thay đổi đáng kể trong hơn một thập kỷ qua. Nó không chỉ là danh sách của 10 trang website hàng đầu, mà nó là một trang tương tác đa phương tiện với các hộp thư trả lời, bản đồ địa phương, thẻ thông tin, thực đơn… Google đang cố gắng cung cấp cho người dùng các thông tin mà họ cần mà không cần phải nhấp vào nhiều trang kết quả tìm kiếm khác nhau. Đặc biệt là Google My Business giúp người dùng rất nhiều trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương.
Google My Business xuất hiện trên Google Maps và các kết quả tìm kiếm theo địa điểm nhất định. Một trang Google My Business hoàn chỉnh sẽ hiển thị thông tin mà người tiêu dùng cần nhằm đưa ra quyết định về có nên làm việc với bạn mà không cần truy cập vào trang web. Đó chính là ý nghĩa của “zero-click” search.
Bạn cần làm gì để bắt kịp xu hướng tìm kiếm này
Để đảm bảo Google kết nối doanh nghiệp của bạn với những người tiêu dùng lân cận đang tìm kiếm những gì bạn cung cấp, trước tiên bạn phải có hồ sơ doanh nghiệp.
Tạo hồ sơ Google My Business
Để tạo hồ sơ Google My Business của mình, bạn hãy truy cập Google.com/business và tạo một tài khoản.
Yêu cầu xác nhận doanh nghiệp
Để có quyền kiểm soát hồ sơ của mình, bạn cần yêu cầu xác nhận doanh nghiệp của mình. Để thực hiện việc này, hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trên Google Maps. Nếu doanh nghiệp của bạn xuất hiện, hãy chọn “xác nhận doanh nghiệp này” và làm theo hướng dẫn. Nếu doanh nghiệp của bạn không xuất hiện, trước tiên bạn cần thêm doanh nghiệp của mình làm địa điểm, sau đó thực hiện theo các bước mà Google hướng dẫn.
Cung cấp tất cả thông tin của bạn
Cuối cùng hãy điền vào tất cả các thông tin trong hồ sơ của mình. Trước mắt, bạn phải điền những mục cơ bản như thông tin liên hệ và danh mục sản phẩm. Danh mục sản phẩm của bạn đặc biệt quan trọng vì nó cho phép người tiêu dùng tìm thấy doanh nghiệp của bạn mà không cần biết tên doanh nghiệp. Cách tốt nhất là lựa chọn tất cả các danh mục mà bạn thấy có sự liên quan.
Kết quả tìm kiếm dựa trên chất lượng
Trở lại 15 năm trước, Google xếp hạng các trang web phần lớn dựa trên văn bản của trang. Điều này làm cho các trang dù chất lượng thấp nhưng có từ khóa trong đó cũng được nằm trên top. Giờ đây, thuật toán của Google mạnh mẽ hơn, bao gồm tính bảo mật, hiệu suất, mức độ tương tác của người dùng và các yếu tố khác. Điều này giúp cho việc xác định và chấm điểm các trang cung cấp nội dung chất lượng cao chính xác hơn thông qua trải nghiệm người dùng tốt nhất.
Google My Business cũng như vậy. Google sẽ không xếp hạng vị trí doanh nghiệp của bạn trong kết quả tìm kiếm chỉ vì có zip code giống nhau. Google sẽ tìm những doanh nghiệp nào có độ chính xác, tần suất hoạt động cao và tương thích với nhu cầu của người dùng.
Bạn cần làm những gì
Điểm mấu chốt ở đây là Google My Business là tài khoản cần được chăm sóc thường xuyên. Dưới đây là các phần bạn cần duy trì và cách thực hiện:
Giữ thông tin của bạn chính xác
Độ tin cậy là tiêu chí đầu tiên khi làm việc trên Google. Cập nhật thông tin liên hệ của bạn nếu cần và cả thời gian nghỉ lễ của bạn nếu có. Ngoài ra, hãy đảm bảo thông tin của bạn nhất quán với những gì trên website của bạn. Sự không nhất quán sẽ khiến Google nghi ngờ tính xác thực và có thể làm giảm thứ hạng của bạn.
Đăng bài thường xuyên
Sự hiện diện tích cực báo hiệu cho Google rằng doanh nghiệp của bạn đang tồn tại và phát triển, đồng thời giúp Google trả kết quả chính xác hơn khi người dùng tìm kiếm. Sử dụng tính năng đăng bài trên mạng xã hội của Google My Business và cập nhật cho người tìm kiếm về các sự kiện, chương trình khuyến mại, thông báo và các dịch vụ mới. Các bài đăng sẽ hết hạn trong bảy ngày, vì vậy bạn cần thường xuyên làm mới chúng.
Cập nhật thư viện ảnh của bạn
Giữ cho thư viện ảnh của bạn luôn tươi mới với những bức ảnh khác mỗi tuần. Bao gồm hình ảnh của nhân viên, các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau mà bạn cung cấp và những khách hàng vui vẻ (với sự cho phép của họ).
Tìm kiếm lượt review
Một đánh giá 5 sao dù là từ năm 2013 cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Người tiêu dùng tin tưởng và dựa vào những gì người khác nói về doanh nghiệp của bạn. Google biết điều này và chấm điểm cho các doanh nghiệp có sự xuất hiện của các đánh giá tốt. Để nhận được nhiều bài đánh giá hơn, hãy đề nghị mọi người review cho bạn.
Nghe có vẻ hơi khó, nhưng sự thật là khách hàng rất vui khi viết nhận xét của mình, họ chỉ cần một lời nhắc nhở để làm việc đó. Hãy gửi email để thuyết phục khách hàng những nhận xét này sẽ giúp ích cho các khách hàng khác. Hoặc nếu có khách hàng cám ơn bạn sau khi sử dụng dịch vụ hãy bày tỏ sự cảm kích và hỏi xem họ có muốn viết lại những đánh giá mà họ vừa mới nói trên Google không.
Trả lời các bài đánh giá
Trả lời các bài đánh giá là một cách khác để cho Google thấy rằng bạn quan tâm đến doanh nghiệp của mình. Câu trả lời của bạn cũng cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng tiềm năng. Chúng cho thấy rằng bạn quan tâm đến phản hồi và cũng tạo cơ hội để thể hiện những gì bạn muốn truyền tải.
Trả lời câu hỏi
Hồ sơ Google My Business nên có phần Q&A. Bạn không những nên trả lời các câu hỏi ở đây mà còn nên làm rõ thêm thông tin trong mục này để cung cấp nhiều kiến thức nhất đến cho khách hàng.
Tìm kiếm “Near me”
Hãy xem biểu đồ cho các tìm kiếm “near me” trên Google trong 5 năm qua.
Trong khi các tìm kiếm “for me” có tỷ lệ tăng trưởng là 60%, thì các tìm kiếm “near me” đã đạt mức tăng trưởng tới 900%. Mọi người ngày nay đang thực hiện nhiều tìm kiếm “near me” hơn thay vì nhập zip code hoặc vị trí của họ vì họ mong đợi Google phát hiện ra vị trí của họ.
Bạn cần làm những gì
Google thực sự sẽ thực hiện công việc phát hiện vị trí của người dùng và tìm ra các doanh nghiệp có ưu thế về vị trí. Nhưng bạn cần phải cố gắng để trở thành một trong những doanh nghiệp mà Google nhận thấy là nổi bật ở vị trí đó. Điều này có thể đặc biệt khó khăn nếu bạn là doanh nghiệp dựa trên dịch vụ mà không có một địa điểm cụ thể. Chẳng hạn như bạn là nhân viên kiểm tra nhà, thiết kế nội thất, doanh nghiệp sửa chữa và các dịch vụ gia đình khác. Nếu bạn là một trong số đó, đây là những gì bạn cần làm:
Tạo khu vực phục vụ dịch vụ cho doanh nghiệp của mình
Hãy cài đặt “Service Area Business” (khu vực có thể phục vụ dịch vụ mà mình kinh doanh) cho tài khoản Google My Business của bạn. Điều này dành cho các doanh nghiệp không có một địa điểm cố định, nhưng có thể đến tận nơi khách hàng để phục vụ. Khi bạn chọn trạng thái này, bạn có thể chỉ định khu vực bạn phục vụ. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn phục vụ một số địa điểm, nhưng không phải tất cả các vị trí nằm ngoài bán kính của bạn.
Tạo các trang dịch vụ theo vị trí cụ thể
Thay vì có một trang dịch vụ chung trên trang web, hãy tạo các trang riêng biệt cho từng vùng mà bạn có thể phục vụ. Bao gồm ảnh, giấy chứng nhận, mã kiểm tra và các chính sách cụ thể cho khu vực đó. Điều này sẽ giúp cho trang của bạn chứa tất cả các từ khóa liên quan đến những địa điểm đó và khiến Google nghĩ là bạn phù hợp.
Lồng ghép từ khoá
Trong khi viết mô tả doanh nghiệp và chú thích ảnh hãy lồng ghép vào đó các từ khóa dành riêng cho vị trí. Ví dụ như “Chúng tôi là một nhóm chuyên về các dịch vụ kiểm nghiệm có thể phục vụ khách hàng trên toàn Vùng Vịnh San Francisco từ năm 2006.”
Kết quả tìm kiếm trực quan
Hình ảnh từ hồ sơ Google My Business bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương. Nếu bạn tìm kiếm “váy cưới wilmington”, bạn sẽ thấy các kết quả hình ảnh của trang Google My Business liên quan. Hơn nữa, hình ảnh hiển thị sẽ thay đổi tuỳ theo từ khoá mà người dùng tìm kiếm.
Tính năng này hiện đang tập trung vào các ngành bán lẻ, nhưng những tiến bộ của Google trong việc tìm hình ảnh cho thấy việc ứng dụng ngày càng phổ biến hơn. Ví dụ Google hiện đã có thể hiểu được những gì có trong một bức tranh như một người trong một ngôi nhà, mặc dù những điều đó không được thể hiện trong mô tả hình ảnh.
Bạn cần làm những gì
Sử dụng hình ảnh cụ thể
Thêm hình ảnh vào trang web của bạn và Google My Business một cách cụ thể cho mọi dịch vụ bạn cung cấp. Nếu có thể, hãy mô tả dịch vụ đang được cung cấp và ở đâu. Việc tối ưu hình ảnh cho Google My Business sẽ giúp bạn dẫn đầu xu hướng và thành công trong việc kết hợp giữa hình ảnh trên Google và tìm kiếm địa phương.
Hạn chế sử dụng ảnh mua hoặc download
Đảm bảo ảnh của bạn là ảnh gốc. Điều này cho phép việc nhận diện bạn cụ thể và tốt hơn. Thêm vào đó, những hình ảnh thực tế sẽ giúp cho người dùng tin tưởng hơn.
Kết
Google còn nhiều yếu tố khác nữa, nhưng đây là bốn xu hướng chính mà bạn có thể chắc chắn là nó hữu ích cho chiến dịch marketing địa phương của mình. Để đảm khả năng hiển thị tối đa trong tìm kiếm của Google, bạn cần:
- Tạo tài khoản Google My Business với Service Area Business.
- Duy trì sự hiện diện thông qua các bài đăng, ảnh, bài đánh giá và phản hồi.
- Nhấn mạnh sự hiện diện tại địa phương của bạn thông qua các bài viết cụ thể.
- Sử dụng ảnh thực cho từng dịch vụ.
Google có thể luôn thay đổi, nhưng mục tiêu vẫn không đổi. Đó là cung cấp cho người tìm kiếm những thông tin đáng tin cậy một cách nhanh chóng. Các bước trên sẽ hướng dẫn bạn xây dựng hồ sơ trên Google My Business sao cho phù hợp. Bằng cách này, các thay đổi và cập nhật thuật toán sẽ có lợi hơn cho bạn và bạn sẽ không cần hoặc sửa đổi rất ít. Bạn cũng có thể hợp tác với các agency như Chin Media để cho trang Google My Business của mình được cải thiện tốt hơn và mang đến nhiều kết quả kinh doanh trong năm tới.
Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326