Phân bổ ngân sách B2B Marketing cho năm 2021
Tất cả nhà quản lý tại các doanh nghiệp hàng đầu đều biết rằng ngân sách marketing tổng thể không phải là một khoản chi mà là một khoản đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách phân bổ ngân sách thông minh cho marketing plan.
Vậy phải làm sao để khoản đầu tư cho kế hoạch marketing sinh ra lợi nhuận? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để biết cách phân bổ ngân sách marketing cho doanh nghiệp B2B.
1. Phân bổ ngân sách B2B marketing tổng thể nhằm đạt ROI tối đa
Nhà quản lý có thể xem ngân sách đầu tư cho marketing tổng thể của mình là một miếng bánh mà tất cả mọi người đều muốn miếng lớn nhất. Tuy nhiên đầu tư không giống như một bữa tiệc gia đình – nơi mà khiến cho mọi người vui vẻ.
Công việc của nhà quản lý chính là đảm bảo các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đặt được hiệu quả tốt nhất, ít tốn kém hoặc sinh lời cao nhất. Chủ doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách cho chiến lược marketing một cách thông minh, sao cho tối đa ROI (chỉ số đánh giá giá trị của khoản đầu tư) nhất có thể.
2. Nên chi bao nhiêu tiền cho kế hoạch B2B marketing tổng thể
Đầu tư bao nhiêu thì đủ? Thông thường các doanh nghiệp thường chi 10% ngân sách cho marketing tổng thể bằng cách dự đoán doanh thu nếu chiến lược marketing thành công.
- Đối với các doanh nghiệp mới thành thập muốn nhanh chóng mở rộng quy mô thì mức chi thường từ 12–20% tổng doanh thu mà chiến lược tiếp thị mang lại.
- Đối với các công ty đang phát triển và tìm cách tăng lợi nhuận mức chi ngân sách cho marketing thường từ 8-12%.
Theo khảo sát của CMO Survey, ngân sách dành cho các chiến lược marketing tổng thể chiếm 11.1% tổng ngân sách của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp B2B ngân sách dành cho tiếp thị thường thấp hơn, chiếm khoảng 9.2% cho marketing sản phẩm và 8.9% cho marketing dịch vụ.
- Nếu tính theo tổng phần trăm doanh thu của doanh nghiệp, chi tiêu cho tiếp thị sản phẩm B2B là 6.3% và cho dịch vụ là 6.9%.
3. Đặt và ưu tiên ngân sách B2B marketing phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
Phương pháp và cách thức phân bổ cho marketing tổng thể cần phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Trước khi tiến hành chi tiêu ngân sách cho các kế hoạch marketing tổng thể nhà quản lý cần thiết lập rõ mục tiêu của chiến lược. Các doanh nghiệp B2B thường đặt mục tiêu vào việc tăng tốc bán hàng nhằm tăng trưởng doanh thu. Nhà quản lý cần phải hiểu tăng ROI chỉ đạt được hiệu quả nếu lợi tức đầu tư của bạn thực sự mang lại kết quả kinh doanh thực tế.
Việc phân bổ ngân sách cần được phác thảo nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một thời điểm hoặc thời gian cụ thể. Các doanh nghiệp B2B nên lập kế hoạch marketing, mục tiêu kinh doanh cho cả quý, cả năm hoặc theo lộ trình dài hạn từ 3-5 năm. Để xác định ngân sách tiếp thị B2B dựa trên mục tiêu nhà quản lý có thể xem xét các yếu tố sau đây:
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
- Cơ hội lớn nhất trong ngành của doanh nghiệp
- Mục tiêu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp
- Doanh thu hàng tháng cần đạt được để hoàn thành mục tiêu
- Doanh số trung bình trên mỗi khách hàng
- Số lần bán hàng cần thiết để đạt được doanh thu hàng tháng
- Số lượng khách hàng tiềm năng trung bình trước khi giao dịch kết thúc
- Chi phí cho mỗi lần tiếp thị khách hàng tiềm năng đủ điều kiện
4. Cách phân bổ ngân sách marketing tổng thể cho doanh nghiệp B2B
Sau khi xác định rõ ràng về mục tiêu cũng như cách thức thực hiện, nhà quản lý có thể áp dụng 7 nguyên tắc phân bổ ngân sách marketing tổng thể cho doanh nghiệp B2B sau đây:
Trước khi đầu tư ngân sách, hãy đầu tư vào kế hoạch tiếp thị B2B thông minh
Yếu tố cơ bản đầu tiên của tiếp thị B2B là chiến lược. Để thúc đẩy tăng trưởng, mọi doanh nghiệp B2B nên bắt đầu với kế hoạch digital marketing hoàn chỉnh. Chỉ khi có kế hoạch bài bản, nhà quản lý mới có thể phân bổ ngân sách thông minh. Kế hoạch marketing của doanh nghiệp quyết định đến cách phân bổ ngân sách nhằm đạt mục tiêu và đo lường kết quả.
Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu vững mạnh chính là vũ khí bí mật của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với đối thủ. Đây cũng là cách giúp các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Xây dựng hiệu cẩu thả, không nhất quán có thể khiến doanh số bán hàng giảm sút, cũng như lãng phí ngân sách đầu tư cho marketing tổng thể.
Đầu tư vào trang web bán hàng
Doanh nghiệp B2B cần xem trang web bán hàng của mình là kênh marketing quan trọng. Mọi khách hàng tiềm năng có thể truy cập vào trang web bán hàng của doanh nghiệp một cách vô tình hoặc cố tình. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng được website với hình ảnh ấn tượng, cung cấp các thông tin hữu ích đến khách hàng, chuyển sự quan tâm của khách hàng thành hành động mua hàng.
Quảng cáo là cách hiệu quả để tạo nhận thức
Trước khi bán sản phẩm, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý từ khách hàng. Thông qua các chiến lược quảng cáo và các kênh truyền thông doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng của mình. Nội dung quảng cáo ấn tượng với thông điệp và hình ảnh rõ ràng chính là các để doanh nghiệp B2B gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng của mình, biến họ trở thành khách hàng mới và khách hàng hiện tại.
Digital marketing là kênh tiếp thị tốt nhất cho doanh nghiệp B2B
Tiếp thị kỹ thuật số được xem là giải pháp tốt nhất để các doanh nghiệp B2B tiếp cận với khách hàng của mình. Theo các khảo sát CMO của Deloitte các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các kênh tiếp thị kỹ thuật số ngày càng nhiều với mức ngân sách tăng từ 44% lên 54% trong những năm tới. Tuy nhiên trên thực tế có rất ít doanh nghiệp B2B chú trọng đến Digital marketing. Trong kế hoạch marketing tổng thể của doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư hơn cho Digital marketing.
Các sự kiện tiếp thị mang đến hiệu quả tốt
Các cuộc triển lãm, sự kiện giới thiệu sản phẩm chiếm đến 40% ngân sách chi tiêu cho chiến lược marketing tổng thể tại các doanh nghiệp. Trên thực tế hiệu quả của các sự kiện và triển lãm khá tốt, chình vì vậy việc phân bổ nguồn ngân sách lớn cho hình thức tiếp thị này không có gì khó hiểu. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc xây dựng sự kiện bài bản, tránh lãng phí ngân sách.
Chiến lược marketing cần phù hợp với chu kỳ bán hàng tại doanh nghiệp
Mỗi khách hàng có thói quen tiêu dùng, sở thích và nhu cầu khác nhau, các hoạt động marketing cần hoàn thành vai trò như nắm bắt tâm lý khách hàng, cung cấp các sản phẩm phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng. Bộ phận marketing và sales cần có sự liên kết với nhau nhằm tối ưu chi phí và ngân sách phân bổ cho marketing tổng thể.
5. Cuối cùng – Tiếp thị là một khoản đầu tư không phải là chi phí
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp B2B xem marketing tổng thể là một khoản chi phí, chứ không phải là một khoản đầu tư. Nếu xem ngân sách phân bổ cho chiến lược marketing là một chiếc bánh, liệu doanh nghiệp có nên chia chúng thành 7 phần bằng nhau. Câu trả lời chắc chắn là không? Nhà quản lý cần hoạch định một chiến lược tiếp thị rõ ràng nhằm phân bổ ngân sách một cách đúng đắn. Trong đó phần qua trọng nhất vẫn là digital marketing.
Ngân sách marketing tổng thể là một khoản đầu tư dài hạn, chúng mang đến lợi nhuận được định lượng và đo lường theo thời gian. Các doanh nghiệp B2B nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cần ghi nhớ điều này để phân bố ngân sách phù hợp.
Nguồn: Fastwork Việt Nam