Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Facebook có dự tính gì khi mua lại công ty startup Kustomer? Spotify cũng không bỏ lỡ tính năng stories đang cực kỳ phổ biến trên các mạng xã hội; Amazon lên kế hoạch muốn đặt dấu chân của mình vào miếng bánh podcast; YouTube với chính sách hãy cân nhắc kỹ trước khi bình luận là những tiêu điểm nổi bật trong tuần.

#1: Facebook chi 1 tỷ USD mua công ty khởi nghiệp Kustomer

Facebook đã đạt được thoả thuận khi chi gần 1 tỷ USD mua lại Kustomer* – công ty startup CRM chuyên về dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng. Facebook cũng tuyên bố rằng họ sẽ không có quyền sở hữu dữ liệu khách hàng của Kustomer, trừ khi có được sự đồng ý của bên khách hàng. Việc mua lại Kustomer nhằm hỗ trợ Facebook trong việc phát triển mảng thương mại điện tử; phần mềm của Kustomer có thể hỗ trợ hàng triệu cuộc đối thoại kinh doanh, giúp việc tương tác, phục vụ khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook hiện có hơn 1 tỷ người dùng, đã mở rộng sang dịch vụ WhatsApp Business cho các doanh nghiệp khách hàng ở Châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á và các nơi khác để thực hiện các giao dịch thương mại thông qua ứng dụng này. Vì thế có khả năng Kustomer sẽ được hợp nhất với WhatsApp – công ty con của Facebook ở một mức độ nào đó trong tương lai.

Công ty Kustomer được thành lập tại New York vào năm 2015, sử dụng AI để tự động hoá quản lý quan hệ khách hàng. Nền tảng này thông qua AI có thể tích hợp tất cả kênh giao tiếp, liên lạc của công ty, hiển thị toàn bộ thông tin “đối thoại” ấy trên cùng một màn hình, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian.

#2: Spotify thử nghiệm tính năng Storyline

Tính năng chia sẻ Stories tạm thời bắt nguồn từ Snapchat, nhưng được lan toả bởi Instagram, và giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trên mạng xã hội. Không chỉ Facebook, Line, ngay cả Twitter cũng thêm tính năng này với tên gọi là Fleets; còn Spotify thì gần đây mới cho ra mắt dưới tên gọi là Storyline.

Storyline ra đời với mục đích chủ yếu để nghệ sĩ có thể chia sẻ các thông tin, cũng như cảm xúc liên quan đến sản phẩm của mình. ‘Christmas Hits’ hiện đang là playlist phổ biến nhất trên Spotify, được chọn làm thử nghiệm tính năng Storyline.

Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Ngoài ra, Spotify còn thử nghiệm tính năng mới này với các nghệ sĩ nổi tiếng như Jennifer Lopez, Kelly Clarkson. Liệu tính năng Storyline mới này có được tiếp tục phát triển lâu dài, mở rộng sang các album/ playlist khác không thì vẫn chưa có thông tin cụ thể.

#3: Amazon muốn mua lại công ty sản xuất podcast Wondery

Độ nóng của thị trường podcast vẫn đang ngày một gia tăng, ngoài các hãng lớn như Apple, Spotify tiên phong trong việc phát triển dịch vụ podcast, đa dạng hoá chương trình, thì những năm gần đây bắt đầu có nhiều doanh nghiệp cũng muốn “cắm cờ” vào thị trường podcast, điển hình như gã khổng lồ ngành công nghiệp thu âm Sony Music, lão đại thương mại điện tử Amazon.

Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Vào đầu tháng 9/2020, Amazon đã tuyên bố rằng dịch vụ Amazon Music sẽ gia nhập vào cuộc chiến podcast, lên kế hoạch ra mắt nhiều chương trình podcast, bao gồm ‘Serial’ (bộ phim tội phạm nổi tiếng của Mỹ), ‘Pod Save America’ (chương trình thuộc thể loại chính trị được sản xuất bởi Crooked Media)... Gần đây nhiều thông tin được lan truyền rằng Amazon dự định mua lại Wondery* với con số 300 triệu USD; cũng có thông tin khác cho rằng Apple và Sony Music cũng quan tâm đến việc đấu thầu với Amazon, kết quả ra sao thì vẫn còn phải theo dõi.

Wondery hiện là công ty podcast độc lập lớn nhất trên thị trường, với hơn 8 triệu người nghe hàng tháng, được xem là “chìa khoá” cuối cùng để các ông lớn công nghệ hay truyền thông gia nhập vào thị trường podcast thông qua các thương vụ M&A.

#4: YouTube – Hãy nghĩ kỹ trước khi bình luận

Những năm trở lại đây vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội thường hay xuất hiện trên các bản tin, điều này khiến cho các mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng phải đưa ra các chính sách ngăn chặn sự gia tăng của các comment/ bình luận có nội dung xúc phạm/ công kích người khác.

Facebook thâu tóm startup về CRM, Amazon muốn bước vào cuộc chiến podcast, YouTube ra mắt tính năng mới

Vào đầu tháng 12 này YouTube thông báo sẽ ra mắt tính năng mới – cảnh báo người dùng khi đưa ra những nhận xét có thể xúc phạm người khác. Theo đại diện của YouTube cho biết, tính năng này tạo cơ hội cho người dùng suy nghĩ kỹ trước khi comment, cùng nhau duy trì môi trường cộng đồng trong sạch. Cách thức phát hiện nội dung tin nhắn không phù hợp sẽ thông qua hình thức bị report nhiều lần trên nền tảng để nhận biết. Đối với creators, YouTube cũng cập nhật hệ thống chắt lọc nội dung, sẽ tự động ẩn đi các nội dung ác ý trong phần bình luận.

Cách đó vào 2 tháng trước tức tháng 10 National Bullying Prevention Month (tháng chống bắt nạt của Mỹ), Instagram cũng đã ra mắt cơ chế tương tự. Hệ thống sẽ đưa cảnh báo cho người dùng thường xuyên bị nhận report, nhắc nhở người dùng suy nghĩ lại trước khi comment; đồng thời hệ thống sẽ tự động ẩn và đánh dấu các tin nhắn ác ý, nếu người dùng vẫn muốn xem các tin nhắn ẩn thì cần phải chọn “duyệt tin nhắn ẩn” (unhide comment) để hiển thị nội dung.

* Nguồn: Thư viện TenMax