Chỉ Số CPM - Các Marketer Có Thể Tận Dụng Như Thế Nào?
Hiện nay có rất nhiều loại quảng cáo, đặc biệt là 3 loại hình chủ yếu CPC, CPI và CPM. Mỗi loại đều có thể tạo điều kiện cho ứng dụng của bạn có thể được cài đặt từ người dùng. Tuy nhiên, bạn cần một sự hiểu biết rõ ràng về cách để “đo lường” được mức độ thành công cũng như chi phí cho mỗi “chiến dịch” quảng bá của mình.
CPM là gì?
CPM (Cost-per-mille), giá mỗi 1000 lần hiển thị, số lần hiển thị như số lượt xem. Khi chạy quảng cáo CPM, các doanh nghiệp hoặc cá nhân phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và tùy chọn vị trí đặt quảng cáo để hiển thị banner quảng cáo ở đâu trên website hay blog và các chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.
Tùy vào mục tiêu marketing, người xây dựng chiến lược và thực thi sẽ lựa chọn một trong hai hình thức quảng cáo này hoặc cả hai đồng thời. Ví dụ, mục tiêu marketing là tăng độ nhận biết thương hiệu, hình thức quảng cáo CPM sẽ là phương án hiệu quả; nếu mục tiêu là chuyển đổi thành cơ hội bán hàng, marketers nên lựa chọn đồng thời cả hai hình thức quảng cáo này.
Ứng dụng của CPM trong mobile marketing
Tùy vào mục tiêu marketing nói chung, mục tiêu truyền thông nói riêng để lựa chọn hình thức quảng cáo cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn.
Mỗi một nền tảng quảng cáo Google Adwords, GDN hay Adnetwork có những khác biệt nhất định, phù hợp hay mang lại hiệu quả tối ưu trong từng giai đoạn của sản phẩm và thương hiệu. Người làm marketing cần có nhiều kinh nghiệm trên các nền tảng cũng như làm việc với thương hiệu để lựa chọn ra hình thức quảng cáo mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một chiến dịch truyền thông thành công, cần kết hợp với nhiều công cụ, kênh khác nhau mới có thể mang lại sức ảnh hưởng, có hiệu quả. Không ít nhiều người mới chưa nắm vững kiến thức marketing nền tảng, thần thánh hóa hình thức chạy quảng cáo và gọi đó là marketing. Ngay cả chạy quảng cáo CPM cũng cần nằm trong một chiến lược marketing tổng thể. Nếu còn mới mẻ hãy liên hệ với người đi trước hoặc tư vấn viên trên các hệ thống nền tảng đó và đừng sợ sai, hãy cứ thử để rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.
Ưu điểm CPM trong mobile marketing
Thường là lựa chọn hàng đầu bởi các nhà quảng cáo để quảng bá thương hiệu. CPM, đa phương tiện, video thường đi cùng với nhau - Nếu một mạng lưới quảng cáo di động cung cấp CPM, bạn sẽ thấy rằng họ cũng cung cấp đa phương tiện và video. AppFlood là một ví dụ về cung cấp đa phương tiện và video kết hợp với CPM. Tại sao? Vì animation, video, và các quảng cáo kết hợp với nhau sẽ tạo sự chú ý nhiều hơn từ người xem. CPM cũng có thể cung cấp các thông tin có giá trị tương tự như CPC là các loại trình duyệt, ngôn ngữ, địa chỉ IP, thời gian, vị trí địa lý và các số liệu khác. Ngoài ra CPM có chi phí rẻ hơn CPC và CPI.
Nhược điểm CPM trong mobile marketing
CPM không phải là một loại quảng cáo đem lại hiệu quả cao cho các developer và các marketer. Ngoài ra bạn rất khó để có thể nắm bắt được số lần quảng cáo đã được hiển thị cũng như nó được hiển thị trong thời gian bao lâu. Bạn cũng cần hiểu rằng những quảng cáo như thế này sẽ gây phiền nhiễu (ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn) nếu nó hiển thị cho những người không liên quan.
Ngoài quảng cáo di động, bạn cũng có thể tạo sự chú ý và cài đặt thông qua các phương pháp in ấn truyền thống, phát thanh – truyền hình, quảng cáo ngoài trời… để “hướng dẫn” người dùng tìm kiếm, tìm thấy và cài đặt ứng dụng của bạn.
Mỗi loại quảng cáo đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, sử dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả không ngờ. Và cuối cùng tôi muốn nói là: đừng ngần ngại, hãy thử tất cả và bạn sẽ thấy rằng chúng rất quan trọng trong con đường phát triển của bạn.