Trẻ em có phải đối tượng mua hàng?
Trong một bản khảo sát thị trường gần đây về hành vi tiêu dùng của các bạn nhỏ từ 6-14 tuổi tại Việt Nam, có 1 câu hỏi thú vị đặt ra là: "Nếu các bé thích một món nào đó từ mẫu quảng cáo mà bé thấy thì ai sẽ là người mua?"
Kết quả có thể làm bạn bất ngờ khi 87% sẽ được bố mẹ đáp ứng nguyện vọng, 9% các bé có khả năng tự mua món đồ mình thích trên mẫu quảng cáo, và chỉ 4% trong số đó không được như ý.
Bố mẹ Việt thường cho con tiền tiêu vặt theo ngày hoặc tuần, nhưng việc bé xin thêm tiền tiêu là không thể tránh khỏi. Tuần suất các bé xin thêm tiền tiêu vặt cũng không hề ít, có khi đến 2-3 lần/tuần. Tuy nhiên, theo khảo sát thu được thì tỷ lệ thành công tuyệt đối của các bé là 37%, và tỷ lệ bố mẹ từ chối các bé hoàn toàn là 0%.
Đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc: Các bé xin tiền từ bố mẹ nhiều như vậy để tiêu vào cái gì? Câu trả lời ở ngay sau đây:
Khác với trẻ em các nước khác trong vùng như Thái, Indo hay Sing, trẻ con Việt Nam thích mua sách nhất (có thể là truyện tranh) sau đó, bánh kẹo, đồ chơi, thức uống, là những mặt hàng chủ yếu thu hút các bé tiêu tiền. Thế nhưng, trong số những thương hiệu thuộc các ngành hàng này ai mới là người tiếp cận đúng khách hàng của mình? Và bằng cách nào?
Ngoài các kênh thiếu nhi trên TV hoặc Youtube, các nhãn hàng có đối tượng tiêu dùng là trẻ em như: sữa, bánh kẹo, thức uống, đồ chơi, giáo dục, giải trí,...đa số lựa chọn các kênh quảng cáo trực tuyến nhằm tác động vào bố mẹ: Facebook, Webtretho,... Đây là điều dễ hiểu, nhưng liệu có phải là giải pháp duy nhất?
Nếu cho rằng các kênh quảng cáo trực tuyến nhắm đến trẻ em <13 tuổi có lương user quá ít, độ phủ không cao, vậy có bao nhiêu publisher tiếp cận được hơn 10 triệu trẻ em/tháng tại VN như Talking Tom? 4 triệu/tháng như Angry Bird? Hay hơn 600K/tháng như Cut the Rope?
Nếu nói bố mẹ luôn là đối tượng trực tiếp mua hàng, thì trẻ con là đối tượng tác động lớn nhất đến hành vi, và trẻ cũng có thể tự mua được những mặt hàng thiết yếu. Huống hồ, với mật độ xuất hiện dày đặc của các cửa hàng tiện lợi xung quanh các trường học, mà đối tượng khách hàng thường xuyên nhất chính là học sinh, thì các bạn cũng phần nào kiểm chứng được tính chân thực của khảo sát nói trên.
Trẻ em có thích quảng cáo không? Có, thích lắm luôn. Các bạn thử để ý các bé xung quanh mình xem, có phải đa số đều ngây người xem quảng cáo không, đặc biệt quảng cáo càng nhộn, càng nhiều màu sắc hay có nhiều nhân vật đặc biệt thì bé càng thích. Hãy tưởng tượng thương hiệu của bạn xuất hiện cùng với một trò chơi quen thuộc mà bé chơi hằng ngày (như Angry Bird chẳng hạn) bằng một cách thật thú vị như một đoạn hoạt hình về nhãn hàng hay một vài cảnh game tương tác lồng vào hình ảnh sản phẩm ngay trên banner quảng cáo để bé liên tưởng? Tin tôi đi, bé không nhận ra đó là quảng cáo đâu, nhưng bé sẽ nhớ và yêu thích thương hiệu lắm đấy!