4 cập nhật về thương mại điện tử trên mạng xã hội mà thương hiệu cần biết
Thương mại điện tử đang lên ngôi, nhất là trong thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19, các cửa hàng đóng cửa và mọi người hạn chế ra đường. Bên cạnh đó, mạng xã hội không ngừng tích hợp chức năng mua sắm trên các nền tảng của mình, nên lượng người mua sắm trên mạng xã hội sẽ không ngừng tăng trưởng trong thời gian tới.
Theo Bazaar Voice, hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ có nhiều thay đổi với sự phát triển từ các nền tảng, đây là 4 cập nhật mới nhất trên các mạng xã hội mà thương hiệu cần biết để phát triển việc kinh doanh của mình.
1. Facebook đang mở rộng “social commerce”
Facebook đã cho ra mắt tính năng “Facebook Shops” cho phép các doanh nghiệp có thể tạo cửa hàng trên Facebook và Instagram, người mua không chỉ có thể mua sắm trực tiếp mà tại Facebook, doanh nghiệp cũng có thể tùy chọn cách trình bày sản phẩm, với font chữ và màu sắc tùy chỉnh theo ý của họ.
Người mua cũng có thể tương tác với các thương hiệu và mua sắm sản phẩm thông qua Facebook Messenger. Khi các thương hiệu liên kết ứng dụng Messenger với cửa hàng trực tuyến của họ, người mua có thể xem danh mục sản phẩm, đặt câu hỏi về sản phẩm và mua trực tiếp sản phẩm trong ứng dụng. Nếu thương hiệu của bạn định sử dụng ứng dụng Messenger để bán sản phẩm, điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên trả lời các câu hỏi của khách hàng càng sớm càng tốt. Theo khảo sát về trải nghiệm mua hàng của Bazaar Voice, gần một phần ba (29%) người tiêu dùng cho biết họ mong đợi một thương hiệu để trả lời trong vòng một giờ khi họ đặt ra câu hỏi thông qua mạng xã hội. Một lượng tương tự (27%) mong đợi phản hồi trong vòng vài giờ và 24% mong đợi nhận được phản hồi trong vòng 24 giờ.
2. TikTok đang thử nghiệm tính năng thương mại trong ứng dụng
Cuối năm 2019, TikTok đã bắt đầu thử nghiệm tính năng thương mại trong ứng dụng. App cho phép người dùng đặt link thương mại điện tử vào profile của họ và người dùng cũng có thể gửi trực tiếp địa chỉ mua sắm cho người follow của mình.
Ước tính TikTok có hơn 850 triệu người dùng trên toàn cầu hoạt động mỗi tháng. Đó là số lượng người mua mà một thương hiệu có thể tiếp cận nếu họ có thể tận dụng chiến lược hiệu quả thông qua tính năng thương mại trên ứng dụng.
Vào đầu năm 2020, ứng dụng bắt đầu thử nghiệm tính năng “Shop Now” – kêu gọi hành động trong những đoạn video. Thương hiệu Levi’s đã hợp tác cùng TikTok sử dụng tính năng này trong campaign của họ thông qua đoạn video trên ứng dụng này. Levi’s cùng các influencer quay video tại một cửa hàng pop-up. Sau đó, họ biến những video này thành đoạn quảng cáo và chèn nút “mua ngay” ở cuối mỗi video. Kể từ khi chiến dịch phát động, Levi’s tuyên bố rằng lượt xem sản phẩm đã tăng hơn gấp đôi đối với các mặt hàng có trong các video này.
3. Instagram là nền tảng hàng đầu để khám phá sản phẩm
Nền tảng phổ biến nhất cho việc mua sắm là Instagram (tiếp theo là Facebook). Theo Instagram, 70% người mua sử dụng nền tảng này để khám phá sản phẩm, khoảng 200 triệu + Instagrammers truy cập ít nhất một hồ sơ doanh nghiệp mỗi ngày. Vào năm 2019, ứng dụng đã ra mắt tính năng thanh toán, cho phép người dùng mua các mặt hàng họ thấy trong bài đăng trên Instagram của thương hiệu mà không cần rời khỏi ứng dụng, giúp các thương hiệu chuyển đổi người mua sắm dễ dàng hơn trong vài giây.
Với chức năng Instagram Shops, thương hiệu có thể tạo cửa hàng, các tags shopping và sản phẩm ấn tượng trong mục Stories, cũng như miêu tả về sản phẩm qua hình ảnh quảng bá và live streams sản phẩm nhằm tiếp cận người mua qua app.
4. Tăng khả năng mua hàng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ dịch vụ chăm sóc khách hàng
Mạng xã hội không chỉ để chúng ta tương tác với bạn bè, người có sức ảnh hưởng và những thương hiệu yêu thích bất cứ lúc nào. Vì sử dụng mạng xã hội thường xuyên, khách hàng cũng kỳ vọng được hỗ trợ 24/7 khi họ đặt câu hỏi về sản phẩm của nhãn hàng nào đó. Khá khó khăn để xây dựng đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7, tuy nhiên bạn có thể cài đặt chatbots để phản hồi cho khách hàng, với những thông tin cơ bản được cài đặt sẵn giúp khách hàng có thể nhận được câu trả lời mà họ mong muốn kịp thời.
Phương tiện truyền thông xã hội đã phát triển từ một nơi để đăng ảnh và thu hút các lượt thích và bình luận, thành một điểm dừng cho thương mại điện tử. Nó sẽ tiếp tục phát triển như một kênh mua sắm trực tuyến và các ứng dụng phổ biến sẽ tiếp tục thử nghiệm ngày càng nhiều các tính năng tích hợp tính thương mại. Vì thế, nếu thương hiệu của bạn có thể mang đến trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, gọn lẹ trên các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu của bạn sẽ có nhiều chuyển đổi đơn hàng thành công hơn.
Trên đây là 4 cập nhật về thương mại điện tử trên mạng xã hội mà thương hiệu cần biết. Bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị thời trang, tham khảo khóa học Fashion Marketing & Communications – Trở Thành Chiến Lược Gia Thời Trang tại SRFBS.
Khóa học với giáo trình chuyên sâu, tập trung vào tất cả những kiến thức và kỹ năng cần có, từ hiểu biết tổng quan về fashion marketing, nghiên cứu & dự đoán xu hướng thời trang, quản lý và tổ chức sự kiện thời trang, các phương thức quảng bá & truyền thông thời trang (mạng xã hội, thương mại điện tử, báo chí, influencers, dự án hợp tác với những ngành CN khác như phim ảnh, giải trí, làm đẹp…). Sau khóa học, học viên có khả năng thực hiện một chiến dịch quảng bá thời trang đồng bộ, nhất quán từ ý tưởng đến cách triển khai, giúp hình ảnh thương hiệu phủ sóng rộng rãi và để lại ấn tượng sâu sắc đến khách hàng thời trang tiềm năng.