HBR: Micro-stress – mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống người hiện đại

HBR: Micro-stress – mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống người hiện đại

Theo HBR, với "khả năng" rút cạn năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, micro-stress trở thành mối bận tâm của con người thế kỷ 21. Hơn nữa, sự lơ là trước những tác nhân gây stress đã dẫn đến nhiều hệ luỵ khó lường.

Bài viết thể hiện quan điểm của 3 tác giả là ông Rob Cross, bà Jean Singer, và bà Karen Dillon

Những lúc mệt mỏi, sức lực cạn kiệt, phần lớn mọi người thường tìm đến giấc ngủ. Vì họ chỉ nghĩ trạng thái đó là do những căng thẳng trong công việc mà hình thành. Thế nhưng thực chất, nguyên nhân của sự cạn kiệt năng lượng này là micro-stress. Đây là trạng thái căng thẳng được tích tụ từ những áp lực nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, với 3 đặc tính vô hình, vô định, và diễn ra nhanh chóng, mọi người thường khó xác định căn nguyên của micro-stress. Chính vì vậy, tình trạng này kéo dài, dần ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và năng suất làm việc của con người.

Stress khiến con người dễ mắc các bệnh mãn tính và bệnh tâm lý như trầm cảm. Trong một báo cáo của JAMA Internal Medicine, 60-80% bệnh nhân tìm đến bác sĩ mắc các bệnh liên quan đến stress. Theo Cơ sở Quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (OSHA), stress là mối nguy hiểm tiềm ẩn nơi công sở khi nó rút cạn năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng quyết định, sự sáng tạo, động lực, và hiệu suất làm việc. Tệ hơn, stress kéo dài mà không được giải toả sẽ khiến cơ thể kiệt sức, hiệu quả công việc giảm sút.

HBR: Micro-stress – mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống người hiện đại

Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi hầu hết "chấp nhận" micro-stress là một phần thiết yếu của cuộc sống mà không nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn của chúng. Đáng chú ý hơn, nguồn gốc dẫn đến micro-stress là những mối quan hệ thân thiết xung quanh con người.

Minh chứng cho điều này, Harvard Business Review (HBR) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phỏng vấn chuyên sâu để khảo sát hàng trăm người đến từ các doanh nghiệp hàng đầu thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ, dược, kinh tế, và sản xuất. Song, họ đúc kết được 12 nguyên nhân và phân loại chúng thành 3 nhóm chính:

  • Micro-stress rút cạn năng lượng và thời gian cần cho nhu cầu cá nhân.
  • Micro-stress khơi nguồn cảm xúc tiêu cực
  • Con người dễ đánh mất bản sắc và giá trị bản thân khi tình trạng căng thẳng kéo dài

Hãy cố quên đi hay gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực không còn là những lời khuyên hữu hiệu trước tính "vô hình” của micro-stress.

Micro-stress hiện diện trong mọi hoạt động mà con người không thể kiểm soát hoàn toàn và ngăn chặn kịp thời. Từ đó, chúng chồng chất lên nhau cùng những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài hàng giờ, hàng ngày liền. Trong một nghiên cứu khác của HBR, phần đông những người đạt thành tích cao trong cuộc sống thường gặp tình trạng kiệt sức mà không rõ nguyên nhân. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng căng thẳng được tích tụ dần qua thời gian.

Vậy, con người cần làm gì để giảm bớt micro-stress?

Hãy cố quên đi hay gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực không còn là những lời khuyên hữu hiệu trước tính “vô hình” của micro-stress.

Tâm sự với những người thân thiết cũng là giải pháp. Tuy nhiên, cả quá trình đó sẽ hao tốn thời gian của đôi bên, và thậm chí có thể không hiệu quả.

Vì thế, HBR đưa ra 3 phương pháp giúp con người có thể trực tiếp đối diện đồng thời chấm dứt tình trạng căng thẳng, kiệt sức do micro-stress gây ra.

1. Phân bổ và giải quyết 2-3 micro-stress

Dựa vào bảng phân loại và xác định 2-3 tác nhân mà bản thân vô tình bỏ qua. Từ đó, mỗi người có thể tập trung thời gian và sức lực giải quyết từng vấn đề một hiệu quả hơn.

HBR: Micro-stress – mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống người hiện đại

Bên cạnh đó, mọi người có thể tạm gác việc đang làm, dừng lại và hít thở. Tạm quẳng đi những lo toan và tập trung vào bản thân còn giúp giải phóng các năng lượng, suy nghĩ tiêu cực.

Ngoài ra, trò chuyện với người đáng tin sẽ giúp bản thân bóc tách căn nguyên của micro-stress ở nhiều góc độ khác nhau. Nhờ đó, mỗi người không chỉ xác định rõ nguồn gốc dẫn đến căng thẳng, lo âu mà còn giải quyết vấn đề một cách trực tiếp và hiệu quả hơn.

2. Đầu tư thời gian vào các mối quan hệ và hoạt động giúp giải toả căng thẳng

Thiền, viết nhật ký, luyện tập thể lực, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc là các hoạt động bổ ích và cần thiết cho quá trình chiến đấu lâu dài với micro-stress.

Ngoài ra, những người có chức vụ cao hoặc mối quan hệ rộng sẽ bị ảnh hưởng bởi micro-stress theo nhiều hướng khác vì họ “giỏi” che giấu tình trạng của mình.

Mặt khác, những ai có xu hướng truyền tải câu chuyện, tinh thần tích cực đến người xung quanh thường có mạng lưới quan hệ chặt chẽ, sâu rộng mọi người ở nhiều tầng lớp xã hội. Nhờ đó, họ không chỉ mở rộng mối quan hệ mà còn dễ dàng thay đổi góc độ nhìn nhận về cuộc sống.

Chính vì vậy, những mối quan hệ giúp bản thân tìm thấy được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống là bí quyết giải toả micro-stress hữu hiệu.

HBR: Micro-stress – mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống người hiện đại

3. Nói không với những mối quan hệ hay hoạt động tạo áp lực

Đánh giá lại các mối quan hệ trong cuộc sống và chủ động tạo khoảng cách với hoạt động hay những người gây cảm giác căng thẳng, mệt mỏi nhiều hơn là niềm vui. Vì đó được xem là những mối quan hệ độc hại. Họ còn có thể là những người mà chúng ta cảm thấy vui vẻ khi ở cùng nhưng lại vô tình dẫn đến sự lơ là, mất tập trung trong công việc. Hoặc, họ là những người thích đùn đẩy trách nhiệm, bỏ mặc ta bơ vơ mà không màng giúp đỡ.

Tiếp tục duy trì những mối quan hệ nếu ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi ở bên. Tuy nhiên, chúng ta phải tỉnh táo và cẩn trọng trước những tác động xấu lên sức khoẻ tinh thần và thể chất. Hãy đặt ra giới hạn nhằm bảo vệ bản thân trước những mối quan hệ độc hại này.

Micro-stress không phải là một phần tất yếu của cuộc sống vì chúng ta có thể kiểm soát nó. Bằng việc nhận biết những biểu hiện ban đầu của micro-stress sẽ giúp chúng ta đưa ra cách giải quyết kịp thời và hợp lý.

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Lược dịch từ bài Don't let micro-stress burn you out