Content Creator: Bạn là ai?
Nếu coi nội dung giống như một nhóm máu, rõ ràng sẽ có một số người hợp với nội dung này hơn những người khác. Trong trường hợp này, bạn nên tự hỏi mình là ai trong nhóm những người sáng tạo nội dung dưới đây!
Việc nhận biết bạn thuộc nhóm nào sẽ giúp bạn lựa chọn những cách thức, nội dung để viết và biên tập tốt hơn.
1. Nhóm GIÁO VIÊN
Mục đích cuối cùng của giáo viên là giúp người khác vừa học vừa thực hành với một mục tiêu cụ thể.
Một giáo viên có khả năng phá vỡ những ý tưởng để xây dựng một thứ hoàn toàn khác. Họ cẩn thận chọn từ ngữ, bài tập, ví dụ, minh hoạ để không nhầm lẫn nhưng lại đòi hỏi những học sinh phải đạt chút gì đó thành công ở cuối khoá để có thể tự tin đi tiếp cho tới cùng.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể là một người sáng tạo nội dung kiểu Giáo viên:
- Thích viết một bài kiểu dạng step-by-step.
- Duy trì sự giúp đỡ hoặc xây dựng các tài liệu FAQ trong việc xây dựng các nội dung tiếp thị.
- Tiêu đề thường bắt đầu bằng “Làm thế nào…”.
- Thích chụp ảnh màn hình để minh hoạ cho bài viết.
Điểm mạnh:
- Họ thường viết những bài viết với những kết quả nghiên cứu hữu ích khi chúng ta đang tuyệt vọng trong việc tìm kiếm gì đó, thậm chí với những bài hướng “Làm thế nào” cực kỳ chi tiết.
Điểm yếu:
- Xuất sắc trong việc chỉ ra và nói với bạn nên làm thế nào, nhưng lại không cho bạn câu trả lời vì sao nên làm nó.
- Với những người cần phải tác động hay thuyết phục ngay lập tức, đặc biệt liên quan tới dữ liệu hay con số thực, một nội dung kiểu “giáo viên” sẽ là không đủ.
2. Nhóm NGƯỜI TRONG CUỘC
Người trong cuộc là những người hấp dẫn với những món quà được khơi ra rất hờ hững, gây tò mò, kích thích. Chỉ có họ mới có quyền biết, truy cập và chỉ có họ mới có được quyền để lộ ra hay thảo luận về một vấn đề nào đó. Họ giúp đưa những gì đang bị nhầm lẫn hoặc những thứ mới vào một bối cảnh cụ thể và giải thích ý nghĩa của nó.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể là một người sáng tạo nội dung kiểu Người trong cuộc:
- Đang làm việc trong một ngành công nghiệp mới, cần kêu gọi mọi người hiểu hoặc trở thành một phần của ngành công nghiệp đó.
- Thường xuyên phải tham khảo, chia sẻ dữ liệu của riêng mình để chứng minh cho một luận điểm nào đó.
- Thường chia sẻ những gì công ty đang làm, và tại sao để chứng minh cho một luận điểm nào đó.
Điểm mạnh của họ:
- Độc đáo và kích thích tò mò, họ có kiến thức bí mật mà chúng ta muốn khai phá và chúng ta vui mừng khi họ chia sẻ nó.
- Khi họ là một phần của công ty hay thương hiệu mà chúng ta ngưỡng mộ, các thông tin mà họ chia sẻ có liên quan đặc biệt.
- Độc giả muốn học bằng ví dụ thực tế hay những mô phỏng thành công, một số khác thích các bằng chứng kiểu “chúng tôi đã làm ra nó và nó đã hoạt động” cho những học thuyết trên thế giới. Họ sẽ giúp thoả mãn cả hai nhóm này.
Điểu yếu:
- Tập trung quá nhiều vào những gì họ biết và những gì đã có hiệu quả với họ nên nhóm này dễ quên rằng những kinh nghiệm và dữ liệu của họ có thể không áp dụng được với tất cả mọi người trong các tình huống khác nhau.
- Những Người trong cuộc cũng biết điều này, tuy nhiên, những người khác lại chia sẻ hoặc kinh doanh những kiến thức của họ như thể nó là một kiến thức phổ quát, rộng lớn hay là thực tế không còn gì để chối cãi.
3. Nhóm NGƯỜI NGOÀI CUỘC
Họ thường là những người đặt câu hỏi. Họ tự đặt những câu hòi cho chính mình để kiểm tra và quan sát xem những nội dung họ viết có thực sự khả thi không.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể là một người sáng tạo nội dung kiểu Người ngoài cuộc:
- Phản ứng đầu tiên khi bạn tiếp nhận một nội dung là “cái này là thật chứ?”
- Thường xuyên sao chép các dữ liệu khác và tìm hiểu xem có có thực sự hiệu quả
- Nội dung của bạn là nguồn “go-to” cho những ai muốn biết có nó phải là BS hay không
Điểm mạnh:
- Họ thường đặt những câu hỏi khó, dũng cảm chấp nhận những phản ứng khó chịu, mà thường chúng ta hay sợ mỗi khi hỏi.
- Họ thăm dò, lấy mẫu, kiểm tra và đôi khi chứng minh, để giúp ta tự tin hơn và những gì chúng ta đang đọc mà không cần nghi ngờ gì thêm nữa.
- Họ thực hiện các bài kiểm tra để xem một ý tưởng có thành hiện thực không, giúp tiết kiệm thời gian.
- Họ làm điều đó mà không hề có đòi hỏi về mặt lợi ích.
Điểm yếu:
- Có thể họ sẽ trở nên “xấu xí”, khi mà chỉ cố gắng đưa ra nội dung để chứng minh rằng người khác sai hoặc để những người đó tự cảm thấy mình ngu ngốc.
4. Nhóm CHUYÊN GIA
Một chuyên gia đương nhiên biết rất nhiều thứ. Ít nhất là trong lĩnh vực của họ. Họ có thể là một người tư vấn, một người sàng lọc và chứng thực thông tin. Những bài học chuyên môn của họ xuất phát từ kinh nghiệm thực tế. Họ đã thực hành rất lâu trước khi bắt đầu nói hay viết về nó.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người sáng tạo nội dung kiểu Chuyên gia:
- Bạn có xu hướng đính chính hoặc làm rõ những thông tin sai khi đi ngang qua một nội dung nào đó.
- Bạn có thể viết một bài viết hơn 1000 chữ rất thú vị với rất ít khó khăn về chủ đề yêu thích của bạn.
- Bạn thường viết ra những gì trong suy nghĩ, minh hoạ bằng những câu chuyện kinh nghiệm đã có hoặc bổ sung các nội dung tham khảo trong các bài viết của mình.
- Những nhà tiếp thị nội dung thường tham khảo bài viết của bạn như một loại tài liệu nghiên cứu.
Điểm mạnh:
- Họ có thể là giáo sự đại học, chuyên gia cao cấp… những người về cơ bản là vượt xa phương pháp “làm thế nào…”.
- Chúng ta sẽ thích những câu chuyện hay chia sẻ kinh nghiệm của họ mà không cần vượt qua những chiến hào của lý thuyết hay kiến thức nặng nề.
Điểm yếu:
- Đôi khi họ cho rằng mọi người ai cũng biết nhiều như những gì họ đã làm. Sẽ ổn nếu độc giả có chung trình độ hay mức độ hiểu biết và kinh nghiệm. Tuy nhiên chúng ta không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.
- Họ cũng đôi khi quên đi cách chia sẻ kiến thức theo cách mà mọi người khi đọc không chỉ hiểu, mà còn áp dụng hay đưa vào thực tế một cách hiệu quả.
5. Nhóm NHỮNG THÀNH VIÊN MỚI
Nhóm này là “đối chọi” với các chuyên gia. Họ biết rất ít, vừa mới bắt đầu và hầu như rất hào hứng cũng như lo lắng với các kiến thức chuyên môn. Họ tạo ra những nội dung mà có thể, trong tương lai, khi họ nhìn lại họ thấy kinh hoàng “Tôi đã nghĩ gì vậy?”.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể là người sáng tạo nội dung kiểu Những thành viên mới:
- Bạn đang tìm kiếm các từ viết tắt hoặc thuật ngữ trong các nội dung bạn đọc được vì bạn không hiểu chúng là gì.
- Các nội dung bạn tạo ra có xu hướng liên quan tới việc làm thế nào khi bạn bắt đầu, những kỳ vọng, quá trình sáng tạo nội dung và những gì bạn đang khám phá về nó với những câu hỏi mở.
- Bạn thường viết những bài được giao, chia sẻ những nội dung hữu ích mà bạn tìm được với người khác.
Điểm mạnh:
- Họ rất nhiệt tình.
- Họ sẽ đặt câu hỏi, chúng ta trả lời và họ sẽ đọc đồng thời đánh giá cao những gì chúng ta viết.
- Khi viết, họ sẽ mang tới những cái nhìn mới mẻ trong cùng một chủ đề, không gây mệt mỏi hay cũ kỹ.
- Họ không sử dụng nhiều thuật ngữ hay biệt ngữ đặc biệt.
Điểm yếu:
- Họ không chủ động trong việc tạo nội dung, và có thể sẽ làm “chết” một trang blog hay page.
6. Nhóm NGƯỜI QUAN SÁT
Họ dường như có “con mắt thứ ba”. Họ viết với cái nhìn của một con chim, rất bao quát, với một bức tranh lớn hơn hoặc đặt chủ đề vào một bối cảnh nào đó giúp dễ hiểu hơn. Họ có cách tiếp cận với chủ đề, sự kiện và giải thích nó từ bên ngoài, không đi vào quá sâu chi tiết nhưng lại cung cấp được một nền tảng thông tin tốt. Mục tiêu của họ là làm chúng ta phải suy nghĩ, tò mò và tự tìm câu trả lời của chính mình.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể thuộc nhóm này:
- Thường xuyên là những người đầu tiên viết về một chủ đề/vấn đề nào đó.
- Sắp xế nội dung, mở đầu, kết thúc để người đọc hiểu bằng các cách khác nhau.
- Thường giới thiệu những chủ đề mới, hoặc các khái niệm mới.
- Bài viết ít hơn 1000 từ
Điểm mạnh:
- Họ giúp chúng ta đưa ra quan điểm riêng.
- Khi tạo nội dung, chúng ta thường tập trung quá nhiều vào các đối tượng mục tiêu mà quên đi sự phù hợp của nội dung với một phạm vi đối tượng lớn hơn.
- Họ có thể lưu ý hoặc chỉ ra những gì đang đi lệch hướng, lạ đề, khi có gì đó sai hoặc là sự kết nối rời rạc trong nội dung để tạo ra một nội dung hoàn toàn mới.
Điểm yếu:
- Họ dành quá nhiều thời gian ở bên ngoài, nên không thực sự nắm bắt sâu sắc về chủ đề.
- Nếu không có sự hiểu biết thấu đáo, sự quan sát của họ có thể trở nên chủ quan, thiển cận.
- Nếu không cẩn thận, việc quan sát và phản hồi có thể nhanh chóng biến thành sự phê phán.
7. Nhóm MẬT MÃ VIÊN
Nhóm này có nhiều kiến thức về một lĩnh vực, nhưng có khả năng pha chế nó với một sự kiểm soát tuyệt vời. Họ có thể nói vòng vo và mơ hồ, không muốn để lộ tất cả thông tin để kích thích tò mò. Họ sở hữu kiến thức rộng lớn. Họ đang vận hành doanh nghiệp/business nào đó và không cung cấp nội dung với sự miễn phí.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể thuộc nhóm này:
- Call to actions là cần thiết nếu người đọc muốn tổng hợp nội dung của bạn.
- Bạn sử dụng nhiều từ ngữ hứa hẹn trong các văn bản tiếp thị.
- Ý nghĩ đầu tiên khi bạn tạo nội dung là “Làm thế nào để có thể thay đổi độc giả?”
Điểm mạnh:
- Trừ phi họ là những người kể chuyện tuyệt vời và call to actions dẫn tới cung cấp một cái gì đó thực sự có giá trị.
Điểm yếu:
- Họ có nhiều vấn đề, vì những phần quan trọng của nội dung hay kiến thức được chia sẻ lại được ẩn đi, và đòi hỏi người đọc phải trả tiền hay những yêu cầu bắt buộc mới được download.
- Nếu bạn muốn thứ gì đó từ họ, bạn phải chơi cùng họ.
- Một số xuất sắc trong việc thực hiện lời hứa, nhưng rút cục bạn vẫn phải cung cấp ít nhất là email để có được một ebook, không có gì mới hơn!
8. Nhóm THUYẾT PHỤC
Nhóm này thường là những “nhân viên” bán hàng bản năng. Họ ở đây để thuyết phụ bạn, cho dù là họ thể hiện quan điểm cá nhân hay chia sẻ những nội dung dạng “Làm thế nào. Nội dung của họ khá hữu ích và sau khi đọc, độc giả ít khi nghi ngờ tính trung thực hay chính xác.
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể thuộc nhóm này:
- Dành phần lớn thời gian đào sâu nghiên cứu các nguồn tin cậy và độc đáo.
- Sử dụng các câu chuyện và các ví dụ trong nội dung bạn viết một cách có đạo đức.
- Kết thúc bài viết với call to actions các độc giả hãy hành động với niềm tin mới của họ.
- Các tiêu đề thường bắt đầu bằng “Tại sao bạn nên…”.
Điểm mạnh:
- Có nhiều ý tưởng mới.
- Họ không chỉ quan sát mà còn thuyết phục người khác đó là đúng sự thật và cung cấp các nghiên cứu để chứng minh.
- Họ cung cấp các bằng chứng đã sử dụng trong nội dung hoặc các cuộc thảo luận.
- Họ truyền cảm hứng và chúng ta sẽ thấy thú vị vì những ý tưởng mới.
Điểm yếu:
- Khi họ sai, họ có thể cố chấp.
Sự kết hợp giữa các nhóm
Hầu hết chúng ta là sự kết hợp của nhiều nhóm sáng tạo nội dung. Nhận ra điểm yếu và điểm mạnh giúp chúng ta có một sự kết hợp tốt hơn.
Giáo viên + Chuyên gia = Nội dung tạo ra nhiều chuyên gia hơn
Quan sát + Người trong cuộc = Mang đến ngữ cảnh cụ thể với những dữ liệu phức tạp hơn
Thuyết phục + Mật mã viên = Xây dựng danh sách email hoặc các dịch vụ bán hàng rất nhanh chóng
Thành viên mới + Thuyết phục = Thu hút nhiều người quan tâm hơn khi bắt đầu
Người ngoài cuộc + Quan sát = Mang tới sự kiểm chứng và cân bằng trong nội dung của một ngành công nghiệp
Người trong cuộc + Giáo viên = Giúp người học có thể nhân rộng thành công của một business.
Biết mình trong nhóm nào giúp bạn nhận ra điểm mạnh của mình.