Sứ mệnh thương hiệu là gì? Vai trò của sứ mệnh trong chiến lược thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu (Brand mission) rất dễ nhầm lẫn với tầm nhìn thương hiệu. Cùng nhấn mạnh mục tiêu thương hiệu hướng đến, nhưng sứ mệnh thương hiệu và tầm nhìn thương hiệu có điểm gì khác nhau? Vậy, có cần đảm bảo cả hai yếu tố sứ mệnh và tầm nhìn trong chiến lược hay không? Và lợi ích mà chúng đem lại cho chiến lược thương hiệu là gì?

Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ Digital.

Sứ mệnh thương hiệu là gì?

Sứ mệnh thương hiệu

Nếu tầm nhìn thể hiện mục đích thương hiệu đặt ra để chinh phục trong tương lai, thì với sứ mệnh, đó là những mong muốn ở thời điểm hiện tại và đang được thực hiện, giải thích được lý do cho sự hiện diện của thương hiệu và khả năng đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng.

>> Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu?

Thông thường, khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh thường gây nhầm lẫn và khiến khách hàng khó khăn trong việc xác định được chúng. Chỉ cần nhớ rằng, tầm nhìn hướng về mục tiêu trong tương lai, sứ mệnh cho thấy hành động ở hiện tại. Tầm nhìn cho thấy mong muốn thương hiệu đem đến trên thị trường, sứ mệnh lại nhấn mạnh về cách thương hiệu hành động để đạt được mục tiêu đó. Nhưng quan trọng, tất cả đều phải hỗ trợ cho chiến lược thương hiệu.

Sứ mệnh có thể thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp và xác định lại mục đích hoạt động trong thương hiệu.

Vai trò của sứ mệnh thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

1. Tạo định hướng cho hoạt động của thương hiệu

Mỗi lời nói, hành động của thương hiệu khi truyền thông đòi hỏi phải bám sát và thể hiện được sứ mệnh mà thương hiệu đang phục vụ. Chính vì thế, sứ mệnh dẫn dắt mọi hoạt động trở nên nhất quán, thống nhất và liền mạch.

Sứ mệnh thương hiệu

Nếu không có sứ mệnh, thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung về lâu dài, dễ dẫn đến tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo”, gây xao nhãng và không đạt được sự tin tưởng từ khách hàng.

2. Truyền cảm hứng, tạo động lực cho nội bộ

Muốn doanh nghiệp phát triển vững chắc, bắt buộc từng cá thể trong công ty phải nắm rõ vai trò, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế của mình. Và để làm được điều đó, tốt nhất bạn cần cho họ một động lực có thể nhìn thấy rõ ràng nhất. Do đó, sứ mệnh được đặt ra không chỉ dành cho khách hàng mà phần lớn sử dụng cho nội bộ.

3. Kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng

Một điều rõ ràng chúng ta nhận thấy được ở thế hệ gen Z chính là họ không còn quan tâm nhiều về lợi nhuận, vật chất, tiền bạc nữa. Thay vào đó, người tiêu dùng đặt nặng về mặt cảm xúc, sự gắn kết và chất lượng thương hiệu hơn hết.

Chính vì thế, hãy rõ ràng trong việc truyền thông sứ mệnh của thương hiệu đến với khách hàng, làm sao cho họ cảm nhận được sự chân thành của bạn, xoá bỏ khoảng cách dè chừng giữa khách hàng và doanh nghiệp.

4. Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến lược thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu

Là một yếu tố có vai trò quan trọng không kém trong chiến lược thương hiệu, chiến lược có thành công hay không phụ thuộc vào 50% hiệu quả của sứ mệnh.

Một sứ mệnh hiệu quả là sứ mệnh có khả năng trở thành phong cách sống, động lực cho đối tượng khách hàng họ hướng tới. Cho nên, hãy thật cẩn trọng trong quá trình truyền thông sứ mệnh và đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp phải thể hiện được sứ mệnh mà bạn đang hướng tới.

Nguyên tắc xây dựng sứ mệnh thương hiệu

Ai cũng mong muốn đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, nhưng để người tiêu dùng hiểu và cảm nhận được là điều không hề dễ dàng. Vậy, làm cách nào để khiến sứ mệnh của thương hiệu vừa có sức lan toả, vừa hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương hiệu?

1. Tham khảo từ các thương hiệu chung ngành nghề

Trước tiên, để tránh tình trạng trùng lặp với sứ mệnh của các thương hiệu, bạn hãy khảo sát để cho ra cái nhìn tổng quát nhất về sứ mệnh của họ.

Điều gì các thương hiệu khác đã làm được? Họ mong muốn thể hiện điều gì? Họ đang truyền đạt gì với khách hàng? Các sứ mệnh có thật sự thiết thực và hiệu quả không?

Từ đó, lập danh sách các từ ngữ mà đối thủ của bạn đã sử dụng, né tránh cách diễn đạt giống nhau và liệt kê mục tiêu trong chiến lược thương hiệu trong thời điểm hiện tại.

2. Đơn giản hoá sứ mệnh của thương hiệu

Sau khi đã lập dàn ý cơ bản cho sứ mệnh, đây là lúc cho bạn dành thời gian để tinh chỉnh và tóm gọn mọi thứ hiệu quả nhất có thể.

Sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh của TED – Nguồn: https://www.ted.com/about/our-organization

Ví dụ như sứ mệnh của TED chỉ gói gọn trong hai từ: “Spread Ideas” (Lan toả các ý tưởng) nhưng lại vô cùng hiệu quả. Khách hàng dễ dàng ghi nhớ, nhận diện và làm nên điểm khác biệt độc đáo khiến người ta nhớ ngay đến TED.

Một điều cần lưu ý nữa trong quá trình xây dựng sứ mệnh chính là tính trung thực. Khách hàng đang dần đề phòng cao với các lời cam kết của thương hiệu. Nếu thực hiện tốt, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu cực kỳ lâu dài. Nhưng ngược lại, họ sẽ khiến doanh nghiệp của bạn bay màu nhanh chóng trên thị trường.

Đảm bảo tính khác biệt và thực hiện đúng những gì đã cam kết – đó là nhiệm vụ bạn cần làm cho sứ mệnh của mình.

3. Thử nghiệm cho nội bộ

Như đã đề cập, sứ mệnh không chỉ dành cho khách hàng mà còn tạo động lực cho nội bộ.

Cách nhanh nhất để biết được sứ mệnh của bạn có thành công hay không là để chính những cá thể trong công ty bạn xác nhận điều đó. Sứ mệnh đã tạo được ảnh hưởng gì hay chưa? Sứ mệnh đã đủ mạnh mẽ, uy tín và tác động được đến khách hàng chưa? Mục đích trong sứ mệnh có phù hợp với chiến lược thương hiệu hay không?

Hãy đảm bảo từng bộ phận trong công ty hài lòng và sẵn lòng tiếp sức cho sứ mệnh của thương hiệu trước khi truyền thông ra ngoài.

Case study về sứ mệnh thương hiệu của các thương hiệu lớn trên thế giới

Starbucks – To inspire and nurture the human spirit – one person, one cup, and one neighborhood at a time. (Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần của con người – một cá thể, một tách cà phê và một người bạn)

Sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh của Google – Nguồn: https://about.google/

Google – Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

Airbnb – To help create a world where you can belong anywhere and where people can live in a place, instead of just traveling to it. (Tạo ra một thế giới nơi đâu cũng là nhà đối với tất cả mọi người, thay vì du lịch đến vùng đất đó).

Uniqlo – To continuously provide fashionable, high quality, basic casual wear at the lowest prices in the market – casual wear that anybody can wear whenever and wherever. (Tiếp tục cung cấp những sản phẩm mang tính thời trang, chất lượng cao, đơn giản ở mức giá tốt nhất so với thị trường – phù hợp với tất cả mọi người)

Shiseido – Beauty Innovations For A Better World (Cải tiến sắc đẹp cho một thế giới tốt đẹp hơn)

IKEA – To create a better everyday life for the many people. (Tạo ra cuộc sống tốt hơn mỗi ngày cho nhiều người)

Kết

Đồng hành cùng tầm nhìn, sứ mệnh giúp thương hiệu định hướng rõ ràng cho hoạt động của mình, đem đến kết quả rõ ràng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Do đó, hãy thật kỹ lưỡng và cẩn trọng để tạo ra một sứ mệnh tạo sức ảnh hưởng nhất định đến khách hàng và cả nội bộ trong công ty.

Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.

Nguồn: https://vudigital.co/su-menh-thuong-hieu-la-gi-vai-tro-cua-su-menh-trong-chien-luoc-thuong-hieu.html