"Xây" phòng marketing cho SMEs, thử thách không dễ dàng
Các nhà quản trị hiện nay đều cho rằng, sử dụng dịch vụ marketing của agency không phải là ý tồi nhưng lý tưởng nhất vẫn là tự xây dựng một bộ phận marketing của riêng mình.
Bộ phận này sẽ hiểu sản phẩm, linh hoạt xử lý tình huống khôn ngoan hơn bất kỳ agency nào. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng, quyết định có xây dựng một bộ phần marketing thật sự khó khăn với doanh nghiệp SMEs. Do hạn chế về nguồn vốn, người quản trị cần đảm bảo mọi công việc hoạt động trơn tru và sử dụng con người một cách thông minh. Dưới đây là 4 nguyên tắc xây dựng phòng marketing mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng để đánh giá tính khả thi:
1. Hãy dành thời gian tính toán khối lượng công việc hiện tại
Tips đầu tiên chính là xác định khối lượng và mục tiêu công việc cụ thể. Nhà quản lý cần hoạch định kế hoạch phát triển của doanh nghiệp theo lộ trình dài hạn từ 3-5 năm nhằm có phương án xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Ngoài ra nhà quản lý cũng cần xem xét các dự án ngắn hạn với thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm mà doanh nghiệp cần thực hiện.
Từ khối lượng công việc, nhà điều hành doanh nghiệp có thể hoạch định được số lượng nhân sự cần tuyển dụng cho kế hoạch marketing của đơn vị. Khối lượng công việc nhiều hay ít, tính chất công việc và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chính là yếu tố chính quyết định đến cấu trúc phòng marketing trong tương lai. Khối lượng công việc càng nhiều, tính chất chiến lược marketing càng khó, thì số lượng nhân sự cần tuyển dụng tại phòng marketing càng lớn và ngược lại. Việc xác định được khối lượng công việc sẽ giúp các doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng hợp lý, tránh lãng phí nhân sự cũng như thiếu nhân lực khi cần.
Tùy thuộc vào cách quản lý công việc của từng doanh nghiệp mà đội ngũ nhân sự tại phòng marketing sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản một phòng marketing hoàn chỉnh không thể thiếu các vị trí then chốt như: Giám đốc Marketing; Community Manager – Đại sứ thương hiệu; Contributors – Người cộng tác; Curator – Người giám tuyển; Designer – Nhà thiết kế; Analytics – Phân tích; SEO/SEM Specialist – Chuyên gia SEO / SEM; Outside Expert (Architect) – Chuyên gia bên ngoài,…
2. Chiêu mộ đúng người
Nhân tài chính là sức mạnh của doanh nghiệp, muốn xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hùng mạnh, nhà quản lý cần thu hút được các nhân tài. Doanh nghiệp lên kế hoạch tuyển dụng nhân tài bài bản và dài hạn nhằm củng cố bộ máy nhân sự tại phòng marketing. Các chiến lược “săn đầu người” sẽ mang đến hiệu quả tối ưu, thu hút được nhân tài chất lượng, có năng lực, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ tốt. Nguồn nhân sự tài năng này sẽ mang đến các chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp.
Nhà tuyển dụng nên lên kế hoạch tìm kiếm và săn đón ứng viên dài hạn nhằm lựa chọn được nhân tài sáng giá. Một marketer tài năng cần có trình độ và kỹ năng bài bản về marketing, có đầu óc tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình làm việc. Không những thế các ứng viên còn cần có kinh nghiệm nhất định trong việc tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu. Phòng marketing cần đến nhiều vị trí với các công việc khác nhau, tuy nhiên đội ngũ nhân viên cần có sự hợp tác và khả năng làm việc nhóm cao để cùng nhau tạo ra bản chiến lược hoàn chỉnh.
Các doanh nghiệp nên tìm đến các ứng viên có năng lực, phù hợp với tiêu chí ứng tuyển và văn hóa của doanh nghiệp. Các ứng viên tài năng, có kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế qua các dự án cần được ưu tiên tuyển dụng. Doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chính sách về quyền lợi và mức lương tương đương để thu hút và giữ chân các ứng viên. Nhân sự giỏi và đồng đều sẽ mang đến sức mạnh cho phòng marketing của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tối ưu thời gian làm việc cũng như tăng năng suất nhân viên, mang đến hiệu quả marketing cho doanh nghiệp.
3. Hãy dành thời gian để đào tạo đội ngũ
Xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi một đội ngũ nhân viên hùng hậu và có chuyên môn cao. Nhà quản lý cần đảm bảo doanh nghiệp có đủ thời gian và nhân lực chất lượng để đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên marketer. Thông thường các doanh nghiệp SME mất từ 6 tháng đến 1 năm cho việc đào tạo một hoặc một nhóm nhân viên tại phòng marketing. Có thể nói nhiệm vụ đào tạo và xây dựng thành công một phòng Marketing nội bộ vững chắc là không hề dễ dàng.
Vào lúc này doanh nghiệp cần phát huy năng lực quản lý của mình bằng cách đầu tư thời gian và ngân sách. Nhà quản lý cần lên kế hoạch đào tạo nhân viên marketing theo lộ trình và quy trình cụ thể. Ban đầu doanh nghiệp của bạn nên bỏ tiền thuê các chuyên gia trong lĩnh vực marketing nhằm đào tạo các kiến thức cơ bản cho đội ngũ nhân viên của mình. Hoặc tuyển dụng các vị trí trưởng phòng, giám đốc marketing tài năng – người này sẽ có vai trò đánh giá các ứng viên, tuyển dụng và đào tạo dần dần cho đến khi trở thành đội ngũ marketer chuyên nghiệp.
Hoặc các đơn vị có thể cho nhân viên của mình tham gia các khóa học kỹ năng marketing trực tuyến. Các khóa học này bao gồm hình thức miễn phí phí hoặc trả phí, với các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ các khóa học này đội ngũ nhân sự phòng marketing có thể học hỏi, trau dồi các kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ từ đó nâng cao hiệu quả trong công việc. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các khóa học đã có chứng nhận, các khóa học có uy tín hoặc khóa học đến từ các tổ chức, chuyên gia trong lĩnh vực marketing.
4. Xây dựng các nhóm chuyên môn chuyên biệt
Một tips xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả nữa chính là chia nhỏ thành các nhóm làm việc chuyên môn. Tùy thuộc vào quy mô, khối lượng công việc của bộ phận marketing tại các doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể phân chia thành các nhóm làm việc nhỏ. Mỗi nhóm làm việc sẽ chịu trách nhiệm về một quy trình, công đoạn chuyên biệt trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing. Điều này giúp tăng tính trách nhiệm cho từng nhóm cũng như giúp tăng hiệu quả xử lý và hoàn thành công việc.
Nhà quản lý có thể chia phòng marketing thành 2-3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ chứa từ 2-4 thành viên, bao gồm những nhân sự tài năng nhất trong một lĩnh vực. Vào mỗi tuần, tháng, quý, các nhóm nhỏ sẽ họp mặt cùng nhau, đưa ra các sáng kiến và trao đổi tổng quan công việc với nhau. Các nhóm nhỏ được phân chia công việc và làm việc độc lập, tuy nhiên vẫn phải hoạt động dựa trên mục tiêu và định hướng làm việc được đề ra từ đầu.
Cụ thể nhà quản lý có thể thiết lập các nhóm nhỏ đảm nhận các vị trí như: Lên ý tưởng, hoàn thiện và phát triển nội dung; Thiết kế hình ảnh truyền thông; Xử lý các khía cạnh liên quan đến truyền thông; Nhóm tiếp thị khách hàng; Nhóm nhân viên SEO web; Nhóm xử lý quảng cáo và sự kiện Offline. Công việc của mỗi nhóm sẽ được phân chia rõ ràng và có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Các trưởng nhóm nhỏ sẽ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát nhóm hoạt động. Đồng thời là người liên kết với các nhóm khác cũng như giám đốc phòng marketing.
Xây dựng phòng marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thời gian, ngân sách và lộ trình dài hạn, bài bản. Phòng marketing hùng hậu chính là sức mạnh mà doanh nghiệp nào cũng muốn và cần sở hữu. Đây chính là bộ máy giúp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng nhanh hơn, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng sức cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành. Trong tương lai khi mà xu hướng chuyển đổi số ngày càng phổ biến chức năng và vai trò của bộ phận marketing sẽ càng thể hiện rõ hơn.
Nguồn: Fastwork Việt Nam