Zalo trở thành “siêu ứng dụng” cạnh tranh với Grab, Go Jek và Delivery Now

Chính thức ra mắt vào 12/2012, Zalo có 1 triệu người dùng đầu tiên vào 3/2013. Sản phẩm này tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dùng Việt và đạt mốc 100 triệu người dùng sau 5 năm 5 tháng. Mỗi ngày ứng dụng giúp người dùng gửi nhận khoảng 900 triệu tin nhắn, 50 triệu phút gọi, 45 triệu hình ảnh. Mới đây, đầu tháng 8/2018, Zalo sẽ cho phép các khách hàng nghiệm thử các dịch vụ mới bao gồm: Zalo Food (đặt món trực tuyến), Zalo Taxi (đặt xe trực tuyến), Zalo Travel (thông tin du lịch), Zalo Bank (tài chính), eGovernment (chính quyền thông minh), trong đó đáng chú ý là dịch vụ đặt xe trực tuyến và đặt món trực tuyến.

Zalo với tham vọng trở thành “siêu ứng dụng” thổi bùng lên cuộc chạy đua công nghệ tại Việt Nam

Từ đầu tháng 8-2018, một số người dùng mạng xã hội Zalo sẽ được trải nghiệm thử các dịch vụ mới bao gồm: Zalo Food (đặt món trực tuyến), Zalo Taxi (đặt xe trực tuyến), Zalo Travel (thông tin du lịch), Zalo Bank (tài chính), eGovernment (chính quyền thông minh).

Zalo trở thành “siêu ứng dụng” cạnh tranh với Grab, Go Jek và Delivery Now

Theo trả lời của đại diện truyền thông Zalo Group, Zalo Taxi hiện mới vận hành phiên bản thử nghiệm beta và đang trong quá trình thỏa thuận hợp tác, kết nối kỹ thuật với một số đối tác cung cấp dịch vụ taxi.

Theo ghi nhận của TBKTSG Online, hiện tại trên Zalo Taxi đang có một số hãng taxi tại TPHCM như Vinasun, Mai Linh, Vinataxi… Khách hàng nếu muốn gọi taxi phải liên lạc thông qua tổng đài taxi, chưa thể gọi qua kết nối trực tiếp trên Zalo.

Còn dịch vụ đặt món trực tuyến Zalo Food cũng đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm ở TPHCM. Dịch vụ Zalo Food chỉ hiển thị trên ứng dụng Zalo với một số người dùng nhận được lời mời trải nghiệm Zalo Food; tiến hành đặt món qua ứng dụng Zalo với các quán ăn/nhà hàng đang hoạt động tại TPHCM.

Zalo trở thành “siêu ứng dụng” cạnh tranh với Grab, Go Jek và Delivery Now

Do đang trong quá trình triển khai thử nghiệm nên các dịch vụ mới này sẽ xuất hiện trên ứng dụng Zalo của một số người dùng; không phải tất cả người dùng Zalo đều nhìn thấy. Cũng có người dùng nhìn thấy dịch vụ tin tức tài chính Zalo Bank nhưng lại không nhìn thấy dịch vụ thông tin du lịch Zalo Travel.

Hiện phương thức thanh toán mặc định là thu tiền tận nơi nhưng chắc chắn trong tương lai Zalo sẽ thêm tuỳ chọn trả tiền bằng ZaloPay, một dịch vụ tài chín đang được Zalo chú trọng đẩy mạnh.

Như vậy sau Delivery Now, GrabFood, một doanh nghiệp tiềm lực tài chính mạnh như Zalo nhảy vào lĩnh vực giao đồ ăn để lĩnh vực này thêm sinh động. Tương tự Grab, Zalo có vẻ đang tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau để kích thích tiêu dùng, từ đó tạo doanh thu cho lĩnh vực thanh toán, ngành hứa hẹn sẽ là động lực phát triển với doanh thu khổng lồ thời gian tới.

Việc Zalo Group tung ra nhiều loại dịch vụ khác nhau, được tích hợp trên ứng dụng Zalo chứng tỏ Zalo Group đang hướng tới mô hình All-In-One, phát triển một nền tảng ứng dụng tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau. Đây cũng là mô hình kinh doanh mới được các công ty công nghệ như Grab hoặc Go-Jek phát triển với tên gọi “siêu ứng dụng”.

Thách thức đi cùng cơ hội dành cho Zalo

Grab và Go-Jek là 2 thương hiệu tài chính mạnh, hơn hết đây là 2 nền tảng ứng dụng công nghệ chuyên với dịch vụ gọi xe, đồng thời cũng có cả dịch vụ giao đồ ăn. Hơn nữa, ngay cả Uber cũng bị Grab “đánh bay” khỏi thị trường Việt. Delivery Now đang là ứng dụng gọi đồ ăn được ưa chuộng bởi các bạn trẻ nước ta với nhiều mã giảm giá gọi đồ. Việc đến sau như Zalo để cạnh tranh với các hãng ứng dụng đi trước là vô cùng khó khăn.

Zalo trở thành “siêu ứng dụng” cạnh tranh với Grab, Go Jek và Delivery Now

Bên cạnh những thách thức thì không thể phủ nhận rằng lợi thế của Zalo hiện đang sở hữu lượng người dùng lớn – khoảng 100 triệu người tính đến tháng 5/2018. Với các nhóm dịch vụ mới được tích hợp vào một ứng dụng duy nhất, đem tới tiện lợi, tiết kiệm thời gian, cập nhật mọi thông tin nhanh chóng cho khách hàng. Thay vì phải sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau cho các mục đích riêng biệt, người dùng Zalo có thể gọi món, đặt xe, lên kế hoạch du lịch ngay trong khi đang trò truyện với người thân bạn bè… như một “siêu ứng dụng”

Cụ thể, Zalo Food có chức năng đặt món trực tuyến. Đây được xem là thị trường có nhiều dư địa, bởi theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 33 triệu USD và đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm. Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành đối với loại hình dịch vụ này khá cao.

Zalo Taxi nhắm tới thị trường đặt xe trực tuyến. Zalo Taxi ra đời trong bối cảnh taxi truyền thống ngày một xuống dốc, các ứng dụng gọi xe nội vừa ra mắt đã liên tục bị phàn nàn, khiến thị trường gọi xe Việt Nam nằm gọn trong tay Grab, tiếp đến là là Go-Jek đã và đang trong cuộc chiến cạnh tranh cùng Grab.

Zalo trở thành “siêu ứng dụng” cạnh tranh với Grab, Go Jek và Delivery Now

Hiện tại cả hai dịch vụ Zalo Food và Zalo Taxi đều ở giai đoạn thử nghiệm. Việc triển khai thử nghiệm sẽ giúp Zalo lắng nghe ý kiến đánh giá của người dùng, để từ đó tối ưu trải nghiệm một cách tốt nhất. Chắc chắn các phiên bản cập nhật sẽ sớm được ra mắt theo lộ trình.

Kết luận

Với hơn 100 triệu người dùng sau gần 6 năm hoạt động, Zalo sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm dành cho Grab, GO-JEK, Delivery Now khi bắt đầu thử nghiệm 2 dịch vụ mới là Zalo Taxi và Zalo Food tại Việt Nam. Ở một thị trường mới xuất hiện các mảng dịch vụ công nghệ như đặt món trực tuyến, du lịch trực tuyến, taxi công nghệ, hành chính công trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán điện tử… nhưng lại có mực độ cạnh tranh cao đòi hỏi Zalo cần có những chiến lược marketing và quảng cáo Zalo khôn ngoan để giành được phần thắng. Cuộc đua “siêu ứng dụng” tại Việt Nam với các chiến lược sản phẩm và Marketing chắc chắn sẽ rất hấp dẫn trong thời gian sắp tới.