Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

Kantar – FMCG Monitor 11/2020: Ngành Thực phẩm đóng gói tăng trưởng vượt bậc 

Kantar – FMCG Monitor 11/2020: Ngành Thực phẩm đóng gói tăng trưởng vượt bậc 

Báo cáo FMCG Monitor 11/2020 mới nhất của Kantar tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển hậu giãn cách xã hội của ngành hàng FMCG tại 4 Thành phố chính và Nông thôn Việt Nam.

Báo cáo tổng quan khả năng phục hồi cùng sự tăng trưởng vượt bậc của một số ngành hàng FMCG. Bên cạnh đó, Kantar còn dự đoán xu hướng tiêu dùng trong mùa Tết 2021.

1. Tình hình kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn năm ngoái do tác động từ đại dịch. Tuy nhiên, dấu hiệu phục hồi đã được ghi nhận trong những tháng gần đây, một phần được thúc đẩy bởi tăng trưởng tích cực từ doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và sự kiểm soát ổn định của CPI.

2. Các chỉ số chính

COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn duy trì những kết quả khả quan.

3. Toàn cảnh bức tranh FMCG

Tăng trưởng FMCG chậm lại trong ngắn hạn, trở lại mức tăng 1 chữ số ở cả thành thị 4 Thành phố chính và Nông thôn Việt Nam. Nhìn chung thị trường FMCG được dự báo sẽ duy trì mức tăng lành mạnh 8-10% trong năm 2020.

4. Tăng trưởng theo ngành hàng

Thực phẩm đóng gói đánh dấu một năm đáng chú ý với sự tăng trưởng đáng kể của các sản phẩm nấu ăn và đồ ăn nhẹ. Các ngành hàng khác cũng ghi nhận mức tăng mạnh ở thành thị 4 Thành phố chính và Nông thôn Việt Nam. Riêng ngành Thức uống được kỳ vọng sẽ trở lại bởi nhiều đổi mới sáng tạo kích cầu chi tiêu.

Kantar – FMCG Monitor 11/2020: Ngành Thực phẩm đóng gói tăng trưởng vượt bậc 

Ảnh: Internet

5. Ngành hàng tiêu biểu

Bánh mì đóng gói ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2020 nhờ sự tiện lợi cũng như cung cấp dinh dưỡng như một bữa ăn thay thế. Ngành hàng này thành công trong việc thu hút thêm người mua mới và gia tăng khối lượng tiêu thụ. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều cơ hội để tăng trưởng hậu đại dịch nhờ nắm bắt các dịp tiêu dùng mới.

6. Toàn cảnh thị trường bán lẻ

Các mô hình bán lẻ hiện đại và truyền thống đều tăng trưởng tích cực. Các kênh mới nổi như Online và Siêu thị mini tiếp tục mở rộng thị phần, đẩy nhanh sự phát triển của bản lẻ hiện đại.

7. Tiêu điểm

Tết 2021 là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất và bán lẻ FMCG. Doanh số mùa này thường gấp đôi trung bình một tháng bình thường nhờ xu hướng tặng quà nhiều hơn. Tuy nhiên với ảnh hưởng của đại dịch trong năm nay, liệu sẽ có những thay đổi nào xảy ra? Chi tiêu cho FMCG tăng tốc nhờ nhiều dịp ở nhà hơn hay là kênh online sẽ tăng nhanh hơn nữa?

Những nghiên cứu này được dựa trên Worldpanel FMCG. Kantar theo dõi thói quen mua hàng tiêu dùng tại nhà của các hộ gia đình đại diện cho nhân khẩu học trên khắp 4 Thành phố chính (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Nông thôn Việt Nam, trên hơn 130 danh mục hàng tiêu dùng nhanh, được chia làm 5 ngành hàng chính: Sữa và sản phẩm từ sữa, Thức uống, Thực phẩm đóng gói, Sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sản phẩm chăm sóc gia đình.

Kantar là chuyên gia toàn cầu về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp giữa khả năng thấu hiểu con người cộng với những công nghệ tân tiến, 30.000 nhân viên của Kantar giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới thành công và phát triển.

* Nguồn: Kantar