Cách Thiết Kế Biểu Ngữ Quảng Cáo Di Động Giúp Thu Hút Người Dùng Hiệu Quả
Hầu hết các digital marketer đều biết rằng, việc đưa ra những quảng cáo phù hợp với người dùng là bước cơ bản nhất để làm tăng hiệu quả cho các chiến dịch App marketing. Vậy tại sao bạn lại lãng phí thời gian và công sức của mình để đối chiếu dữ liệu và tinh chỉnh đối tượng mục tiêu, chỉ để đặt trước mặt họ một loạt các quảng cáo không phù hợp và đánh mất cơ hội tương tác? Vì vậy, nhiệm vụ trọng yếu của các marketer và nhóm design chính là xây dựng và thử nghiệm các chiến lược quảng cáo tốt nhất để thu hút người dùng.
Tất cả chúng ta đều đã quen nhìn thấy những video quảng cáo chứa đầy những thông tin hấp dẫn và hình ảnh bắt mắt, end-cards được thiết kế hoàn hảo với call to action đã được trải qua công đoạn A/B Testing kỹ lưỡng hoặc các vị trí lý tưởng với hình ảnh có độ phân giải cao…
Tuy nhiên, có một loại định dạng quảng cáo khác mà bạn cần phải chú ý đến. Đó chính là những banner quảng cáo thường được đặt ở bên lề của thiết bị di động, có kích thước 320x50 (xem hình ảnh). Định dạng quảng cáo này thường được đánh giá thấp vì chúng khiến cho màn hình của bạn trông rất lộn xộn, hoặc do đặc tính xuất hiện bất ngờ để thu hút các lượt click không mong muốn từ người dùng. Thế nhưng, liệu chúng ta có thể tận dụng định dạng này để phát triển các chiến dịch quảng cáo của mình hay không?
Dữ liệu do Liftoff tổng hợp từ Quý 4 năm 2018 - Quý 4 năm 2019 cho thấy rằng: các banner quảng cáo lại chính là những định dạng mang lại tỷ lệ Install-to-Action cao nhất (24%). Vì vậy, thay vì đầu tư vào video ads hoặc interstitial ads, bạn nên tạo cơ hội cho những banner như thế này để tăng tương tác với người dùng.
Với kích thước 320x50, banner là một định dạng rất linh hoạt và không có đặc tính xâm phạm, có thể được thay đổi và kiểm soát nhanh hơn so với quảng cáo VAST. Ngoài ra, chi phí cho những vị trí banner này cũng thấp và có số lượng hiển thị cao, có nghĩa là bạn có thể chạy các lần lặp thử nghiệm nhỏ hơn với tốc độ nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể tận dụng kinh nghiệm từ các lần thử nghiệm này để áp dụng cho các định dạng khác, cải thiện hiệu suất chiến dịch tổng thể.
Như vậy, làm cách nào để có thể tận dụng tốt nhất định dạng banner đơn giản này và thúc đẩy thử nghiệm liên tục? Sau đây là 3 yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi xây dựng banner quảng cáo cho App của mình:
ĐƠN GIẢN HÓA
Đối với việc thiết kế banner quảng cáo, bạn nên hạn chế thói quen sử dụng các kiểu đồ họa nhiều màu sắc để tránh tình trạng quảng cáo của App có vẻ ngoài phức tạp và lộn xộn, khiến người dùng không muốn nhấp chuột và làm giảm số lần cài đặt. Trên thực tế, các loại banner này hầu như luôn hoạt động tốt hơn khi được tích hợp với các option đơn giản. Bạn chỉ nên sử dụng logo, tiêu đề và một số bản copy của ứng dụng để có thể tạo ra một banner quảng cáo đơn giản với hiệu ứng call-to-action mạnh mẽ.
KẾT HỢP VỚI CÁC BIỂU TƯỢNG HOẶC LỚP KÝ TỰ
Điều này không có nghĩa banner của bạn phải là những biểu ngữ quảng cáo nhàm chán chứa đầy những ký tự khô khan. Hãy thử tìm kiếm một vài cách sáng tạo hơn để làm nổi bật các ưu điểm của App. Các yếu tố Animating như game icons, nhân vật hoặc hiệu ứng băng chuyền cuộn (scrolling carousel) đều có khả năng nâng cao hiệu suất banner quảng cáo.
TẬN DỤNG DỮ LIỆU HẤP DẪN
Cách tiếp cận này có thể không hiệu quả với tất cả các loại ứng dụng, nhưng bạn vẫn nên ghi nhớ nếu có ý định phát triển banner quảng cáo. Nếu ứng dụng của bạn tập trung nhiều vào việc cung cấp dịch vụ, thì banner chính là một trợ thủ rất đắc lực trong việc quảng cáo về những thành công của bạn. Ví dụ rõ ràng nhất chính là banner bộ đếm cuộc gọi spam của Teltech, nó đã đánh bại các phiên bản khác với mức tăng CTI lên đến 101%
Nói tóm lại, thay vì sử dụng các yếu tố quảng cáo quá rực rỡ, màu sắc, chứa nhiều yếu tố đồ họa, thì việc tạo nên những mẫu banner đơn giản và tập trung vào việc thử nghiệm những biến thể nhỏ vẫn có thể tạo nên sự khác biệt. Banner 320x50 có thể trở thành vũ khí bí mật nếu như bạn biết cách tận dụng chúng một cách hiệu quả!