9 việc cần làm cho mọi Brand Manager dịp cuối năm
Cuối năm là dịp quan trọng để Brand Manager/ Marketer nhìn lại và lên định hướng cho năm 2021. Trải qua 2020 đầy biến động, giờ là lúc vươn mình phát triển. Dưới đây là Checklist 09 đầu việc quan trọng giúp định vị và phát triển thương hiệu.
BỐI CẢNH THAY ĐỔI
Nhìn lại năm 2020, Theo khảo sát số liệu Báo Chính Phủ, có trên 80% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực do đại dịch. Doanh nghiệp gặp khó khăn chưa từng có, việc tiết giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu. Việc thu hút khách hàng khó khăn, hoạt động Marketing đắt đỏ và không hiệu quả đòi hỏi Nhà quản lý, CMO, Marketer phải thích nghi không ngừng.
Đứng trước thực trạng như vậy, Doanh nghiệp cần tập trung vào yếu tố cốt lõi. Trả lời câu hỏi “nên làm gì trước”, “đâu là hoạt động cốt lõi trong xây dựng thương hiệu” là ưu tiên hàng đầu. Bài viết này cung cấp tới Brand Manager / Marketer góc nhìn về ưu tiên xem xét trong kế hoạch định vị và phát triển thương hiệu chuẩn bị cho 2021 - Năm đột phá thương hiệu, vươn đà thành công.
1. BRAND AUDIT (KIỂM TOÁN THƯƠNG HIỆU)
Brand audit (Kiểm toán thương hiệu) là quá trình kiểm tra định vị, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, so với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ hiệu quả tổng quan của chiến lược kinh doanh. Do vậy, Brand audit có thể coi là bước đầu tiên để Nhà quản lý thương hiệu hay Marketer xem xét, đánh giá vị thế doanh nghiệp và hiện trạng mình đang đứng ở đâu. Dựa vào Bảng đánh giá này, giúp doanh nghiệp rà soát, hình dung và xác định nhất quán thông điệp đã phù hợp với khách hàng hiện tại chưa?
Bằng những dữ liệu nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, chân dung khách hàng mục tiêu, bối cảnh cạnh tranh, chủ doanh nghiệp quyết định xem định vị hiện tại còn phù hợp với thương hiệu mới chưa?. Từ đó, có những phương hướng và chiến lược thương hiệu chuẩn bị cho 2021.
Brand Audit là bước đầu tiên để Brand Manager rà soát vị thế doanh nghiệp trên thị trường.
Checklist nội dung kiểm toán thương hiệu
2. RÀ SOÁT ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Đối với định vị thương hiệu: Bạn cần xem xét giá trị thương hiệu mình hiện diện trong tâm trí khách hàng thế nào? Khách hàng nhớ nhất điều gì về thương hiệu bạn? Điều này được thể hiện bằng những cam kết đã thực hiện. Vậy tiến độ của những cam kết đó trong năm qua được thực hiện ra sao? Cần điều chỉnh gì phù hợp với thực tế? Ngoài ra, bạn cần đảm bảo định vị thương hiệu, doanh nghiệp theo đuổi sát với mục tiêu kinh doanh trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.
3. RÀ SOÁT BRAND PORTFOLIO
Đối với doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dịch vụ thì Brand Portfolio là thứ không thể thiếu. Portfolio được hiểu là Kiến trúc thương hiệu. Tức là mối quan hệ thương hiệu Mẹ con hay ngang bằng. Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn tận dụng nguồn lực từ thương hiệu mẹ, tiết kiệm chi phí Sales và Marketing, thì việc tạo thương hiệu con mở rộng danh mục sản phẩm mới nên được cân nhắc.
Cơ cấu thương hiệu Mẹ con từ FedEx Corporation
Ngược lại doanh nghiệp cần tạo dựng thương hiệu mới, có bản sắc, cá tính, khác với thương hiệu đã có từ trước, tạo sự ngang hàng giữa các sản phẩm thì kiến trúc thương hiệu ngang hàng được ưu tiên sử dụng. Ví dụ, trong danh mục của P&G: Thương hiệu Tide chuyên về giặt tẩy, Cascade chuyên về rửa chén đĩa, Olay chuyên về chăm sóc da,... Tất cả các thương hiệu tách biệt một cách tuyệt đối.
Kiến trúc thương hiệu của Tập đoàn P&G
4. RÀ SOÁT BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) đến từ: đặt tên thương hiệu, Logo và symbol, màu sắc, font chữ, định dạng, ứng dụng văn phòng, biểu mẫu kinh doanh, trang phục nhân viên, nhận diện tại điểm bán, phương tiện vận tải, quảng cáo ngoài trời,... Một nhận diện tốt giúp thương hiệu tạo ấn tượng sâu sắc với nhận thức khách hàng, giúp họ phân biệt là ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối đối thủ cạnh tranh.
Là Quản lý thương hiệu (Brand Manager) hay Marketer, bạn nên rà soát và đánh giá nhận diện kết nối được với định vị chưa, còn phù hợp với hiện trạng hay không? Còn được ứng dụng rộng rãi, hay có đầy đủ ở các điểm tiếp xúc hay không?
Bộ nhận diện ấn tượng dễ dàng chạm đến “trái tim” người dùng hơn
5. TỐI ƯU SỬ DỤNG LOGO DOANH NGHIỆP
Logo là tài sản bền vững theo doanh nghiệp theo thời gian, xuất hiện trên mọi ấn phẩm truyền thông. Từ brochure, tờ rơi, mạng xã hội cho đến bảng hiệu, standee, bao bì sản phẩm,… với tần suất liên tục, nhờ đó, Logo khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
Việc rà soát lại Logo ở các nền tảng khác nhau là bước quan trọng, để chủ doanh nghiệp làm chủ thực sự doanh nghiệp của mình.
Khách hàng nhìn vào logo là có thể nhận ra doanh nghiệp
6. MARKETING MATERIALS
Marketing materials được hiểu là các tài liệu tiếp thị, sử dụng để giới thiệu tiếp thị sản phẩm tới khách hàng. Marketing materials rất phổ biến như tờ rơi, poster, catalog, hồ sơ năng lực, name card, phong bì thư. Các ấn phẩm này đạt mục tiêu gia tăng hiệu quả doanh số bán hàng, thu hút khách hàng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cũng cần tính toán tối ưu chi phí xây dựng tài liệu tiếp thị quảng cáo.
Marketing materials tạo ấn tượng chuyên nghiệp với khách hàng
7. TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ
Mỗi nhân viên là một “Đại sứ thương hiệu”. Truyền thông nội bộ là cách để doanh nghiệp gắn kết sức mạnh nội tại từ bên trong bao gồm: Sổ tay nhân viên, Sổ tay văn hóa,Tạp chí nội bộ, Website tuyển dụng, Video tuyển dụng,... Chính những chi tiết này, giúp doanh nghiệp “ghi điểm” với chính đội ngũ doanh nghiệp mình
8. WEBSITE & DIGITAL IDENTITY
Một trong những xu hướng lớn nhất của hệ thống nhận diện thương hiệu, là hệ thống nhận diện thương hiệu số (digital Identity).
Một website tốt gồm có 5 đặc điểm áp dụng như sau: tối ưu về mặt nhận diện (Brand Identity), chuẩn UX UI (đưa nội dung phù hợp với thói quen người tiêu dùng), chuẩn Sales (thuyết phục và nâng cao trải nghiệm của khách hàng), chuẩn Marketing (tạo Landing Page mới, checking đo lường người vào website), chuẩn SEO ( website chạy tốc cao, thông tin tốt phía Google đánh giá cao).
Trải nghiệm trên nền tảng số đang ngày được khách hàng quan tâm
9. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
Hoạt động truyền thông là “vũ khí” của doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng được xác định gồm: đối tượng truyền thông, thông điệp truyền thông, ý tưởng lớn, câu chuyện thương hiệu, kế hoạch truyền thông, kế hoạch Content Marketing.
Hoạt động truyền thông là “vũ khí” giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng
Việc lập kế hoạch hoạch thực thi truyền thông phù hợp với định hướng chiến lược truyền thông thương hiệu đòi hỏi mang tính hiệu quả và dự đoán mọi tình huống có thể xảy ra.
TẠM KẾT
Trên đây là góc nhìn tổng quan để Nhà quản lý Thương hiệu/ Marketer có checklist ưu tiên trong kế hoạch định vị và phát triển thương hiệu chuẩn bị cho năm 2021. Việc nâng cao chất lượng thương hiệu chính là chìa khóa để doanh nghiệp đến gần nhất với khách hàng.
Là công ty hàng đầu về tư vấn chiến lược, thiết kế nhận diện thương hiệu, Sao Kim Branding đã và đang tạo ra sức mạnh và sinh khi khí cho hơn 5.000+ khách hàng, nỗ lực góp sức mình vào sứ mệnh vì sự phát triển thương hiệu Việt.
Nguồn: Sao Kim Branding