“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

Để các doanh nghiệp chuỗi bán lẻ nhanh chóng “vươn mình” ra thị trường quốc tế, điểm G chính là yếu tố hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho.

Bán lẻ hiện nay được coi là ngành “hái ra tiền” trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Với đặc thù sở hữu nhiều điểm bán hàng, doanh nghiệp bán lẻ có ưu thế về khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô. Tuy nhiên có “vốn” thôi chưa đủ.

Hiện nay không ít các doanh nghiệp bán lẻ gặp vấn đề về kiểm kê hàng hoá như: hàng mục nát, kém chất lượng lọt vào kho hàng, lượng hàng thực tế khác so với sổ sách, thất thoát hàng hoá, phân phối hàng hoá không hợp lý dẫn đến phân bổ không đồng đều. Do đó, quản lý hàng tồn kho được coi là một trong những yếu tố sống còn làm nên sự thành công của một doanh nghiệp chuỗi bán lẻ.

Bằng việc kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo dựng niềm tin bền vững với khách hàng, như cách mà Coca-Cola, Vinmart, Aha Coffee, Điện máy Xanh... đã làm.

Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ là gì?

“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

Công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp chuỗi bán lẻ

Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ là công tác kiểm kê số lượng, tình trạng nguồn hàng có trong kho để quá trình phân phối hàng hoá đến các điểm bán diễn ra suôn sẻ.

Công tác quản lý kho hàng cần xác định những nội dung sau:

  • Số lượng từng loại hàng hoá có trong kho?
  • Lượng hàng tồn kho như thế nào là hợp lý?
  • Làm sao để đảm bảo mức an toàn kho hàng để phục vụ các điểm bán?
  • Công tác kiểm tra chất lượng các lô hàng nhập kho?
  • Khi nào cần nhập thêm nguồn hàng?

Hậu quả doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt khi thiếu “bàn tay” quản lý

Thực tế, nhà kho của doanh nghiệp sẽ trở thành một “mớ hỗn độn” nếu thiếu vắng “bàn tay” quản lý. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh chuỗi bán lẻ là sở hữu nhiều điểm bán hàng trên thị trường. Do đó nguồn hàng của doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng và linh hoạt để luân chuyển, phân phối chéo giữa các điểm bán.

Thiếu công tác quản lý hàng tồn kho dẫn đến hậu quả như thế nào?

1. Phân phối hàng trong kho không khoa học

Giả sử, khách hàng của bạn đang cần tìm một chiếc áo. Tuy nhiên do công tác quản lý quá kém dẫn tới bạn đã hết hàng để bán. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang “đẩy” khách hàng của mình tới một đối thủ khác.

“Nơi thừa nơi thiếu” là hậu quả của việc thiếu công tác quản lý tồn kho hiệu quả. Nhiều mặt hàng khách đang cần gấp ở cửa hàng này nhưng không có, cửa hàng khác lại dư thừa mà không được luân chuyển kịp thời.

2. Thất thoát hàng hoá không rõ nguyên nhân

Công tác kiểm thử chất lượng sản phẩm không được chú trọng chính là kẽ hở cho các sản phẩm hàng hoá kém chất lượng du nhập vào kho hàng của doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát hàng hoá không rõ nguyên nhân. Thực tế tại nhiều cửa hàng bán lẻ, việc nhân viên gian lận hàng hoá trong kho xảy ra rất nhiều. Bên cạnh đó, nguồn hàng dồi dào của doanh nghiệp bán lẻ khó tránh khỏi tầm ngắm của các đối tượng trộm cắp ngoài thị trường. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3. Hàng hoá hết hạn không được phát hiện

Hàng hoá nhập kho sau đó sẽ được xuất hàng theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước. Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp lỏng lẻo, các mặt hàng nhập kho cuối cùng rất có thể được xuất kho trước. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng hàng hoá nhập kho trước chưa được xuất bán. Kéo theo đó là tình trạng sản phẩm, hàng hoá quá hạn sử dụng nhưng không được phát hiện.

4. Chất lượng sản phẩm không đảm bảo

Công tác kiểm thử chất lượng sản phẩm không được chú trọng chính là kẽ hở cho các sản phẩm hàng hoá kém chất lượng du nhập vào kho hàng của doanh nghiệp. Tình trạng này dẫn tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các mặt hàng kém chất lượng này đến tay người tiêu dùng.

5. Khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm

Như đã nói ở trên, kho hàng của doanh nghiệp sẽ biến thành một mớ hỗn độn nếu không được quản lý, sắp xếp một cách khoa học. Khi cần nguồn hàng để phân phối đến các điểm bán. Giữa mớ hỗn độn đó, nhân viên sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm để phân phối tới các điểm bán. Điều đó trước hết làm gián đoạn quy trình bán hàng của doanh nghiệp, sau là làm mất khách hàng vào tay đối thủ khác.

“Hoa mắt, chóng mặt” quản lý tồn kho bằng phương pháp thủ công

“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

“Hoa mắt, chóng mặt” quản lý tồn kho bằng phương pháp thủ công

Phần thắng trong cuộc “giằng co” khách hàng giữa các thương hiệu bán lẻ được quyết định chỉ trong tích tắc. Do đó, trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp bán lẻ, “tốc độ” là yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên mô hình quản lý thủ công hiện nay có đảm bảo yêu cầu về “tốc độ” không?

Những bất cập trong quản lý hàng hóa bằng phương pháp thủ công:

Thứ nhất, hệ thống quản lý cồng kềnh, chồng chéo. Quản lý thủ công khiến doanh nghiệp khó kiểm soát số lượng hàng hoá trong kho. Số hàng trong sổ sách không trùng với số hàng thực tế ngoài kho. Bên cạnh đó, mỗi chi nhánh lại quản lý hàng tồn kho theo cách thức, hệ thống, phương pháp khác dẫn đến tình trạng mất sổ sách, mất dữ liệu không được phát hiện. Kéo theo đó, các mặt hàng trong kho không được sắp xếp khoa học dẫn đến xuất kho hàng hoá bị nhầm lẫn, tồn kho hàng đã quá hạn sử dụng.

Thứ hai, tốn kém chi phí. Quản lý thủ công đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ lớn nhân viên kiểm hàng, quản lý kho, nhập – xuất hàng hoá. Thực tế những công việc đó nếu quản lý bằng công nghệ sẽ tiết kiệm hơn nhiều lần.

Thứ ba, nguy cơ gặp rủi ro trong kinh doanh. Quản lý kém dẫn đến xuất hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng... đến người tiêu dùng. Điều đó nguy cơ làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Mặt khác, quản lý thủ công dễ dẫn đến thiệt hại tại các kho hàng như: mất trộm, hư hỏng hàng hoá, cháy nổ...

Để khắc phục tình trạng quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả đó, công nghệ một lần nữa là giải pháp tuyệt vời như “chắp thêm cánh” cho chú hổ ngành bán lẻ.

Công nghệ – xoá tan nỗi lo quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ

“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

Công nghệ – xóa tan nỗi lo quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ

Không ít doanh nghiệp bán lẻ được “hoá rồng” sau khi “bén duyên” với mô hình quản lý bằng công nghệ. Đơn cử như Điện máy Xanh – một thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhanh chóng vượt qua “anh lớn” Nguyễn Kim để vươn lên vị trí dẫn đầu ngành Điện gia dụng.

Sự thành công của Điện máy Xanh được biết đến bởi thương hiệu này sở hữu một kho hàng khổng lồ, cung cấp hàng hoá nhanh chóng, linh hoạt luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điện máy Xanh nhanh chóng được “xướng tên” trên vị trí số 1 trên thị trường điện gia dụng, bởi đã sớm nắm bắt thị trường và áp dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý.

5 lợi ích giải pháp quản lý bằng khoa học, công nghệ mang lại:

1. Kiểm kê hàng tồn kho mọi lúc, mọi nơi

Bằng phần mềm quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể quản lý kho hàng của mình ngay trên trình duyệt Web và áp dụng cho toàn bộ hệ thống bán hàng. Có nghĩa là với một hệ thống quản lý công nghệ, tất cả các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ đều có thể truy cập để theo dõi nhiệm vụ, KPI trong tháng/ quý/ năm.

Tính năng quản lý mọi lúc, mọi nơi thể hiện bởi ngay cả khi doanh nghiệp không ngồi trước máy tính, họ vẫn có thể kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho hàng.

2. Lên kế hoạch nhập – xuất hàng khoa học

Việc quản lý thông tin sản phẩm, ngày nhập – xuất hàng hoá có thể giúp doanh nghiệp tránh được những sự cố trong quá trình kinh doanh.

Công nghệ là câu trả lời cho câu hỏi ở đầu bài viết rằng: khi nào doanh nghiệp cần nhập thêm nguồn hàng?

Nhập hàng bừa bãi dẫn đến tình trạng hàng hoá hết hạn sử dụng. Do đó, nhập hàng đúng thời điểm là yêu cầu cần được các nhà quản lý chú trọng. Bằng phần mềm quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp nắm rõ số hàng xuất kho theo ngày/ tháng/ quý, từ đó nhà quản lý phân tích được thị hiếu của người tiêu dùng và lên kế hoạch nhập những mặt hàng bán chạy và có xu hướng xuất hàng sớm để thu hồi nguồn vốn.

Bên cạnh đó, phần mềm giúp doanh nghiệp lên danh sách các hàng hoá cần xuất kho tránh tình trạng hàng hoá, sản phẩm hết hạn “rò rỉ” ra ngoài thị trường.

3. Theo dõi hàng phân phối tại các điểm bán

Phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng hàng hoá được phân phối đến từng điểm bán trên hệ thống cửa hàng. Nhờ có phần mềm quản lý kho hàng, giờ đây doanh nghiệp không cần đến các điểm bán một cách thường xuyên để kiểm kê hàng hoá trong các kệ hàng.

4. Quản lý dữ liệu hàng hóa khoa học

Những hàng hoá nhập – xuất kho đã kiểm duyệt chất lượng được nhập liệu trên phần mềm sẽ được quản lý, lưu trữ trên phần mềm một cách khoa học, lâu dài. Việc quản lý thông tin sản phẩm, ngày nhập – xuất hàng hoá có thể giúp doanh nghiệp tránh được những sự cố trong quá trình kinh doanh.

“Công nghệ” đã xoá tan nỗi sợ Quản lý hàng tồn kho chuỗi bán lẻ thế nào?

Giả sử như các trường hợp: Khách hàng phản hồi hàng hoá kém chất lượng, nhà cung cấp nguyên liệu phàn nàn về số lượng sản phẩm đã nhập, nhân viên đùn đẩy trách nhiệm... Tất cả những sự cố đó sẽ được giải quyết nhanh chóng khi doanh nghiệp kiểm tra thông tin trên phần mềm tại ngày/ tháng xảy ra vấn đề phát sinh.

5. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Thứ nhất, nhờ việc lên kế hoạch nhập – xuất kho, phân phối nguồn hàng hợp lý, doanh nghiệp tránh được khoản chi phí do nhập kho tràn lan sản phẩm, chi phí hàng hoá lỗi, kém chất lượng, hết hạn...

Thứ hai, qua việc sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho. Mọi công việc quản lý đều được thực hiện trên văn phòng online của doanh nghiệp. Điều đó giúp doanh nghiệp cắt giảm số lượng nhân sự kiểm kê, quản lý kho.

Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi thông tin giữa nhà quản lý với nhân viên, nhân viên với nhân viên, các nhà quản lý với nhau tại các điểm bán hàng trở nên dễ dàng hơn.

Có thể thấy công nghệ là “chất xúc tác” tạo nên sự bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp hiện vẫn đang vận hành theo mô hình quản lý thủ công cần nhanh chóng áp dụng phần mềm công nghệ vào công tác quản lý kho hàng của mình để sớm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

* Nguồn: Fastwork.vn